Wednesday, March 12, 2014

Tự do ngôn luận, tư do báo chí là tất yếu

Thứ Tư, ngày 12.03.2014    
Nhờ vào sự bùng nổ thông tin toàn cầu mà người dân có được sự hiểu biết rộng rãi do đó có thể thoát khỏi ách cai trị tàn bạo của các thể chế độc tài phát xít. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả theo dõi bài viết:" Tự do ngôn luận, tư do báo chí là tất yếu " của Hạo Kỳ qua sự trình bày của Nguyên Khải
Sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước đã làm tham nhũng trở thành quốc nạn gây mất niền tin của dân chúng đối với chính quyền, điều đó dẫn đến nhưng mâu thuẫn nội tại không thể giải quyết, đó là: mâu thuẫn dân chúng với chính quyền, mâu thuẫn nội bộ trong đảng cầm quyền, mâu thuẫn giữa người nghèo và người giàu....
Ở một thời đại bùng nổ thông tin thì chính quyền không thể kiểm soát cũng như bưng bít những tin tức như trước đây, những sự thật dần được phơi bầy làm cho dân chúng nhất là lớp trí thức trẻ mất niềm tin, đầy thất vọng đến độ chán nản vào sự tuyên truyền nghèo nàn của kẻ cầm quyền. Sự gò bó về mặt tư tưởng, sự hạn chế của quyền tự do dân chủ đã làm cho người dân, nhất là giới trẻ cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống. Đã đến lúc họ cần được bầy tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình.
Tự do ngôn luận là điều cần thiết, người dân có quyền nói những gì họ suy nghĩ chứ không phải suy nghĩ những gì được phép nói. Họ có quyền đòi hỏi chính quyền điều này vì nhà nước được sinh ra là để phục vụ chứ không phải là cai trị dân; dân chúng nộp thuế cho bộ máy nhà nước hoạt động là để phục vụ lợi ích của dân, của đất nước chứ không phải phục vụ lợi ích của một nhóm người nào. Nếu chúng ta cứ nói dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát nhưng họ không được quyền nói ra ý kiến của mình, không được nói gì về các vi phạm sai trái của chính quyền thì họ bàn, kiểm tra, giám sát cái gì nếu chẳng phải chỉ là các khẩu hiệu hão huyền ! Người dân có quyền bày tỏ thái độ đối với các chính sách mà chính quyền đưa ra, họ có quyền lựa chọn thì cũng có quyền chấm điểm và phế bỏ người lãnh đạo. Người dân đóng thuế để trả lương cho công an, bộ đội để họ thực thi nhiệm vụ của mình là giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ an ninh cho dân, bảo vệ tổ quốc chứ không phải để làm ngược lại là tự do đàn áp, giết chóc người dân. Công chức nhà nước được trả lương từ nguồn quốc khố là phục vụ dân chứ không phải để hạch sách, đày đọa, hành hạ dân.
Tự do báo chí là tất yếu, báo chí phải độc lập với chính quyền, những tin tức mà họ truyền tải đến với người dân phải khách quan trung thực, họ có quyền nói lên sự thật; thông qua báo chí người dân nói lên nguyện vọng đòi hỏi của mình. Báo chí cũng phục vụ dân chứ không phải phục vụ Đảng phái chính trị nào. Thông qua báo chí nhiều sai phạm, lỗi lầm, tham nhũng của chính quyền được phơi bầy.
Hơn lúc nào hết xã hội Việt Nam đang chuyển mình, đi đầu là tầng lớp trí thức, họ cảm thấy bị gò bó trong một cái khung, họ cần không gian bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình. Không ít người sẳn sàng ngồi tù để đấu tranh cho tự do cho dân chủ, cho các quyền căn bản của con người, cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trong lòng xã hội Việt Nam đang âm ỉ những mâu thuẫn và phản kháng nội bộ ; sẽ đến một lúc nào đó khi những mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm thì một sự thay đổi tất sẽ xảy ra, có thể đổ máu hoặc không.
Hạo Kỳ

No comments:

Post a Comment