Thursday, July 7, 2016

TRÍ THỨC PHẢI LÀM GÌ?

Thứ Tư, 06.07.2016
Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam không thể thiếu sự đóng góp tích cực của người trí thức và sứ dấn thân của họ sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của tiến trình này. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "Trí thức phải làm gì?" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trí thức ở Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm người:
Nhóm thứ nhất đó là trí thức cộng sản. Nhóm này là nhóm học hành chưa hẳn đã giỏi, nhưng nhờ "hồng còn hơn chuyên" và "4C" (con cháu các cụ) mà có trong tay đủ thứ bằng cấp thành các vị trí thức ngồi xổm trên xã hội. Đội ngũ này không có thực tài mà chỉ biết nịnh bợ đảng CSVN nhằm kiếm lợi cho bản thân. Họ không yêu dân, yêu nước mà chỉ nhăm nhăm bảo vệ quyền lợi của đảng cộng sản để phục vụ cho bản thân họ và gia đình họ. Số này có thể kể chiếm đa số trí thức ở Việt Nam. Ví dụ như các đại biểu quốc hội cộng sản hay các ông quan chức trong bộ máy cầm quyền CSVN. Nhóm này không thể gọi là Trí thức đúng nghĩa mà chỉ gọi là những cái "máy học và máy nói dối" mà thôi!
Ở nhóm thứ hai, đó là một nhóm người biết chuyện cộng sản ác độc, dối trá... Tuy nhiên, họ chỉ dừng lại ở mức than thở, rồi bất mãn một mình mà thôi. Nhóm này cũng là một nhóm có khá đông người. Họ có nhận thức và tư cách hơn hẳn nhóm chỉ biết nịnh hót đảng CSVN. Nhưng điều khiếm khuyết của họ là không chịu đấu tranh hoặc truyền lửa đấu tranh. Những người này thường lùi về ẩn dật và than vãn về cảnh tình đất nước. Tuy vậy, họ lại không có đóng góp nhiều cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản bởi họ vẫn còn nỗi sợ trong người, họ vẫn còn nhận lương của đảng CS, ở nhà của đảng, con cái còn được đảng nuôi dưỡng. Nhóm này thường có những phát ngôn nửa vời, lúc thì chì trích đảng, lúc thì ca ngợi đảng. Nhóm người này thường chỉ có bất mãn khi đảng CSVN làm việc gì đó động đến trực tiếp quyền lợi của họ, gia đình họ, quê hương họ thì họ mới lên tiếng. Còn không thì "Mặc kệ, sống yên thân qua ngày..."
Nhóm trí thức cuối cùng là nhóm ít nhất trong xã hội Việt Nam. Nhóm người này đã hiểu biết, nhận thức rất rõ về chế độ CSVN là một chế độ bán nước hại dân. Họ đã chấp nhận đứng lên vì quê hương dân tộc. Họ sẵn sảng chấp nhận vứt bỏ mọi quyền lợi do đảng ban phát để đứng lên đấu tranh xóa bỏ cộng sản, để có dân chủ và tự do cho Việt Nam. Mặc dù không nhiều, nhưng những con người dám nghĩ, dám làm này lại là những nguồn sáng của Việt Nam. Họ không sợ cộng sản, không sợ tù đày, không sợ thiệt bản thân mà chỉ biết đến lợi ích của dân tộc, đất nước. Đó là những con người đáng quý! Số người này có thể kể đến như: Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Tô Hải, Hữu Loan, Vi Đức Hồi, Đặng Xương Hùng, v.v...
Vậy thực chất trí thức là gì và phải làm gì?
Theo những nghiên cứu của nhiều chuyên gia cũng như nhận định xuyên suốt lịch sử nhân loại thì trí thức thật sự không chỉ là họ tích cóp tri thức thông qua rèn luyện, học tập vào bản thân họ. Trí thức thực sự đó là người biết đem tri thức của mình dấn thân vì quê hương, dân tộc, đất nước, con người. Kiến thức tích lũy được cũng tựa như tài sản, tiền tài của người giàu có. Khi đem kiến thức giúp đời, giúp người cũng như việc san sẻ khó khăn cho đời của người giàu có, lương thiện. Bởi vậy người trí thức đúng nghĩa không phải là người nịnh hót chế độ để kiếm chác, cũng không phải là những người chỉ biết than thở, chỉ biết nói khi mà chính bản thân người đó bị ảnh hưởng quyền lợi nào đó... Trí thức phải dấn thân! Đó chính là công việc phải làm của giới trí thức Việt Nam.
Cũng có thể nói, có hai cách dấn thân của trí thức Việt Nam:
Cách thứ nhất là của những ai đã công khai vứt bỏ đảng, bỏ chế độ CSVN độc tài như nhóm người thứ 3 đã làm. Họ là tấm gương sáng cho những người muốn vứt bỏ sợ hãi và đấu tranh dứt khoát để xóa bỏ chế độ cộng sản tại Việt Nam.
Cách thứ hai là giành cho những nhóm thứ hai còn đang lấn cấn với lương bổng, quyền lợi và sự sợ hãi. Có thể họ có nhiều vướng mắc mà không thể công khai bỏ đảng, chống đảng được. Nhưng họ hoàn toàn có thể làm việc âm thầm để giúp đỡ những người đấu tranh công khai về mặt kiến thức thay vì ngồi một chỗ than thở một mình hoặc một nhóm nhỏ lúc trà dư, tửu hậu. Cách âm thầm làm việc, hành động cụ thể bằng chính kiến thức của mình đó là cách tối ưu để người trí thức thuộc nhóm này trả ơn sông núi đã giúp họ nên người.
Một quốc gia chỉ phát triển và bền vững nếu giới trí thức luôn đặt vận mệnh của dân tộc, đất nước, con người lên hàng đầu. Nước Việt thời nay thiếu rất nhiều trí thức như vậy. Tất cả bài viết này chỉ mong muốn dân tộc Việt Nam thay đổi nhận thức về trách nhiệm đối với đất nước, đặc biệt là giới trí thức. Bởi vì, nếu chúng ta "trùm mền" để kẻ ác lên ngôi, đàn áp, bán nước thì chúng ta không phải là trí thức. Hãy can đảm và dấn thân như những gì Nguyễn Công Trứ đã viết:
"Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Đặng Chí Hùng

No comments:

Post a Comment