KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG GẶP KHÓ KHĂN
Trong cuộc hội thảo đánh gia thị trường Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016
vừa diễn ra hôm 07/07 tại Hà Nội, nhiều thông tin cho thấy tình trạng
kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết là mức độ lạm
phát liên tục gia tăng trong 5 tháng liền, mặc dầu chỉ tiêu đặt ra là
dưới 5% nhưng sẽ không thể duy trì được ở múc này. Những nguyên do dẫn
đến lạm phát cao đã có từ những năm trước khi nguồn thu không đủ để chi,
cộng teh6m nợ công mỗi ngày lại tăng thâm. Giá sinh hoạt đều tăng, dịch
vụ y tế tăng tăng 25% trong năm nay. Ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc
Trung tâm thông tin Công nghiệp, Bộ Công thương dự báo mức tăng trưởng
xuất khẩu cả năm chỉ đạt 7% so với chỉ tiêu 10%. Ông cũng dự đoán tổng
sản lượng (GDP) sẽ tăng 6,2- 6,3% trong năm nay, dưới chỉ tiêu chính phủ
đề ra cho năm 2016 là 6,7% sẽ thấp hơn mức 6,68% của năm 2015.
Các yếu tố khác cũng tác động không ít đến kinh tế của Việt Nam như
nạn hạn hán và ngập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long ước tính thiệt hại đến
681 triệu đô la Mỹ . Rồi vụ cá chết ở 4 tình miền Trung tạo thêm khó
khăn kinh tế cho VN, chưa kể đến sự giảm sút đầu tư của nước ngoài(FDI)
và sự lũng đoạn do Trung Cộng tạo ra cho Việt Nam.
MỘT SỐ TỜ BÁO LỀ ĐẢNG BỊ CẢNH CÁO VÌ DÁM VƯỢT QUA RÀO CẢN
7 Tờ báo lề đảng gốm tờ Tuổi Trẻ, Giao Thông và Giáo Dục Việt Nam đưa
thông tin bình luận về việc Formosa bồi thường $500 triệu là quá ít. Tờ
Lao Động nêu lên lời kêu gọi nhà nước nên khởi tố Formosa của một số
luật sư hôm 30 tháng 6, 2016. Tờ Dân Trí và VnExpress đăng lời phát biểu
trái chiều của Tiến Sĩ Lưu Bích Hồ và Giáo Sư Chu Hảo về cách giải
quyết vụ Formosa của nhà nước. Còn tờ Thế Giới thì đăng lời của chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan đòi nêu đích danh ai là kẻ đã cấp phép cho
Formosa hoạt động. Tất cả các thông tin trên thì người dân nào cũng đã
biết, nhưng vì các tờ báo này không nói dung theo cách của đảng, nên
trong cuộc họp ngày 5 tháng 7, 2016 ở Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương
và Bộ Thông Tin-Truyền Thông đã ra chỉ thị cho báo chí, truyền thanh,
truyền hình, trong ấy nêu tên những tờ báo nói trên là đã vượt lằn ranh,
đăng các tin, ý kiến "trái chiều" trong vụ Formosa xả hóa chất độc ra
biển, cung cấp thông tin sai định hướng, nên những tờ báo này có thể bị
trừng phạt hoặc đóng cửa.
DU KHÁCH TÀU CÓ THỂ PHÁ HỎNG NGÀNH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM
Trong mấy tháng qua lượng du khách từ Trung Hoa Lục Địa sang Việt Nam
gia tăng mạnh. Tại Hội An tỉnh Quảng Nam năm ngoái có 180,000 lượt, năm
nay tăng đến 400,000. Riêng tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa trong 6 tháng
qua, lượng du khách người Hoa đã tăng 500%. Hiện nay Đà Nẵng cũng đang
lên cơn sốt vì lượng du khách đông đảo của người Hoa. Nhưng sự gia tăng
số lượng người đến từ Trung Cộng đang tạo ra những tiêu cực cho ngành du
lịch của Việt Nam. Trước hết là cách hành xử thiếu văn minh, thô lỗ,
đến bất lịch sự lại rất bủn xỉn keo kiệt của du khách người Hoa, làm cho
các cơ sở cung cấp dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó họ còn
có các hướng dẫn viên nói tiếng Hoa-Việt nặng đầu óc Hán tộc, xúc phạm
đến văn hóa và lịch sử Việt Nam. Tác động tức thời là du khách Trung Hoa
tăng thì du khách Tây Phương giảm, cụ thể là ở Nha Trang khi du khách
người Hoa tăng thì du khách từ Châu Âu đến Khánh Hòa giảm đi 30%, du
khách từ Châu Úc và Châu Mỹ giảm đi 20%.
NHÀ THẦU CHÍNH XÂY DỰNG FORMOSA VŨNG ÁNG LÀ TẬP ĐOÀN LUYỆN KIM TRUNG CỘNG (MCC)
Những thông tin và hình ảnh đăng trên trang mạng của tập đoàn Luyện
kim Trung Quốc (MCC) Trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh, cho thấy MCC là nhà
thầu chính xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Formosa Hà Tĩnh. Tập
đoàn luyện kim MCC là công ty đa ngành từ khai thác tài nguyên, sản xuất
bột giấy và nhiều sản phẩm khác, đồng thời cũng còn đấu thầu cả xây
dựng nữa. MCC gồm nhiều công ty con, trong ấy CISDI (Engineering Group –
kiến thiết kỹ thuật), CIE (Changtian International Co., Ltd – Cong ty
Trách nhiệm Hữu Hạn Trường Thiên quốc tế), và ARCE (Coking&
Refactory Engineering Consulting Corp - Công ty Tư vấn kỹ thuật luyện
than coke và nhiệt đô cao).
Trên website có đầy đủ hình ảnh và thông tin cho thấy sự gặp gỡ giữa
lãnh đạo MCC và tập đoàn lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh ngày 10/10/2012 để ký
hợp đồng. Trong hai ngày 23 và 24/4/2015, ông Quốc Văn Thanh, Chủ tịch
MCC, đã gặp ông Vương Văn Uyên (William Wang), Chủ tịch Tập đoàn
Formosa; bà Vương Thụy Hoa (Susan Wang), Phó chủ tịch và ông Trần Nguyên
Thành (Chen Yuancheng), Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh. Trong cuộc gặp này,
ông Quốc Văn Thanh đã khẳng định dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh
là một trong những dự án chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của MCC cũng
như sự tin tưởng của Tập đoàn Formosa dành cho MCC.
DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CHO NGƯ DÂN 4 TỈNH MIỀN TRUNG KHÔNG DỄ DÀNG VÀ ĐƠN GIẢN
Sau biến cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung do công ty
Formosa Hà Tĩnh xả thải, đời sống của ngư dân các tỉnh này, đặc biệt là
ngư dân ở các vùng ven biển lâm vào cảnh khó khăn vì không thể ra khơi
đánh bắt hải sản. Trước tình hình này, hiện nay nhà cầm quyền CSVN đưa
ra một số phương án giải quyết công ăn việc làm cho ngư dân, như chuyển
sang ngành chăn nuôi, trồng trọt nông nghiệp, hoặc xuất khẩu lao động.
Nhưng đối với đa số ngư dân đã quen sống trên sóng nước qua nhiếu thế
hệ, lại không có kiến thức văn hóa cao, nhất là những người trên 40
tuổi, việc học một nghề mới đã khó, việc bỏ lại gia đình vợ con để đi
làm xa là một điều khó hơn. Nên hầu hết ngư dân đều mong muốn được trở
lại nghề cũ nơi biển mặn tình nồng bên cạnh gia đình vợ con. Đây là một
bài toán chưa có đáp số đối với hàng triệu đồng bào trong các tỉnh này.
No comments:
Post a Comment