Friday, April 10, 2020

Liệu Việt Nam có dám kiện Trung Cộng không?

Quan Điểm

Sau vụ tàu Trung Cộng đâm chìm tàu cá của Việt Nam hôm 2/4/2020, người dân đã lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tỏ thái độ quyết liệt đối với hành vi thô bạo của TC, thì nhà nước CSVN cho công bố một công hàm mà VN đã gửi cho LHQ ngày 30/3/2020. Qua công hàm này, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu VN có dám kiện TC không?
Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ về đề tài này qua giọng đọc của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thưa quí thính giả,
Vụ việc tàu hải cảnh của Trung Cộng đã dâm chìm tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ ở Quảng Ngãi và khống chế 3 tàu cá khác của VN ngày 2/4/2020 tại quần đảo Hoàng Sa, rồi sau đó hô hoán rằng chính tàu gỗ của VN đã dâm vào tàu sắt to lớn của TC; làm cho người dân VN hết sức phẫn nộ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng về hành vi thô bạo này của TC.
Để trấn an sự phẫn nộ của người dân, ngày 7/4/2020 nhà nước CSVN đã cho công bố một văn bản bằng Tiếng Việt, mang số 22/HC-2020 do Phái đoàn thường trực của Việt Nam, gửi cho TTK Antonio Guterres của Liên Hợp Quốc. Vì có đóng dấu nhưng không có chữ ký của người gửi, cũng không thấy bản chính bằng Anh Ngữ, nên chúng tôi hoài nghi về tính chính xác của văn bản này!
Cứ xem đây là văn bản thật đi, thì nội dung chính là nhắc đến hai công hàm của TC gửi LHQ, số CML/14/2019 ngày 12/12/2019 và số CML/11/2020 ngày 23/3/2020, để phản đối tài liệu của Philippines và phản đối bản đệ trình của Malaysia gửi cho Ủy Ban về Ranh Giới Thềm Lục Địa ngày 12/12/2019; trong ấy VN đã nhắc lại lập trường về chủ quyền ở Biển Đông với những lời lẽ cứng rắn hơn những lần lên tiếng trước. Chúng tôi xin đọc lại nguyên văn như sau: “Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Những yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam khẳng định Công ước LHQ về Luật Biển (Công ước) 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.
Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại LHQ và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đề nghị Tổng thư ký LHQ lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của LHQ”
Với nội dung công hàm như trên, nhà nước CSVN biết rất rõ người dân cả nước mong đợi gì ở những bước tiếp theo. Một số người lạc quan tin rằng đây là dấu chỉ tích cực cho thấy VN đang chuẩn bị từng bước để sử dụng đến công cụ pháp lý là kiện Trung Cộng như Philippines đã làm trước đây. Nhất là vào thời điểm mà VN đang giữ vai trò Chủ Tịch Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN.
Nhưng chúng tôi nghĩ rằng hy vọng này khá mong manh, bởi lẽ hiện nay dịch bệnh Coronavirus Vũ Hán đang hoành hành, làm cản trở hầu hết các cuộc hội họp đã được dự trù. Trong khi tất cả các quốc gia đang phải dồn nỗ lực vào việc chống dịch bệnh và cứu vãn nền kình tế suy sụp do dịch bệnh gây ra. Măt khác, TC đang lợi dụng dịch bệnh để gia tăng sức mạnh quân sự ở Biền Đông như đã thấy trong mấy tháng qua. Chưa hết, các nước trong khối ASEAN đang bị TC, vừa gây chia rẽ nội bộ, vừa bị lừa vào bẫy nợ, nên sẽ phải tuân thủ ý muốn của TC. Vì vậy việc hình thành một bộ Qui Tắc Ứng Sử sẽ bế tắc, và nếu có thì chỉ mang lợi cho TC mà thôi.
Đối với VN, chúng tôi tin rằng việc nhà nước công bố văn bản trên chỉ là một xảo thuật, nhằm tạo ra một ảo tưởng lạc quan, để người dân sao lãng thực tế rất xấu đang diễn ra. Thứ nhất vì nguy cơ dịch bệnh Vũ Hán đang bùng phát với những thông tin mù mờ rất khó hiểu. Thứ hai là nền kinh tế đang bên bờ vực thẳm, với những khối nợ không thể trả được, và nhiều yếu tố xấu khác hợp lại. Đặc biệt là sự bủa vây mọi mặt do Trung Cộng đã dàn dựng từ nhiều năm qua, với sự tự ý hay bị ép buộc phải hợp tác của đảng CSVN, để được TC bảo đảm ngôi vị độc tôn lãnh đạo đất nước. Nên VN sẽ khó có đường thoát khỏi sợi dây thòng lọng  do CS Tàu khoác cho.
Trong lúc này nội bộ đảng CSVN đang ráo riết chuẩn bị Đại Hội XIII, với những cuộc mặc cả rất quyết liệt giữa các phe nhóm, để chia chác quyền lợi. Nên vấn để chủ quyền Biển Đông của VN sẽ không có gì đáng lac quan, chừng nào chưa có sự thay đổi thể chế chính trị ở nước này.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.

No comments:

Post a Comment