Monday, January 21, 2019

Việt Nam Tuần Qua

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .

Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước một giáo viên bị tuyên án 13 năm tù?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!

Tòa phúc thẩm Hà Nội vào hôm qua, thứ Năm 17/1, đã kết án thầy giáo Đào Quang Thực 13 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”.
Được biết ông Đào Quang Thực trước là một giáo viên tiểu học, giảng dạy 30 năm rồi về hưu. Theo cáo buộc của công an thì ông Thực đã gia nhập tổ chức đấu tranh của ông Đào Minh Quân và được giao nhiệm vụ cầm đầu “Chí nguyện đoàn Hòa Bình”. Vào ngày 5/10/2017, ông Thực bị công an tỉnh Hòa Bình bắt giam với cáo buộc phổ biến các bài viết “chống đảng và nhà nước” trên internet.
So với bản án sơ thẩm được đưa ra trước đây, thì số năm tù được giảm 1 năm. Luật sư Lê Luân, người bào chữa cho ông Thực, nói rằng việc giảm án một năm tù là vì ông xuất thân từ một gia đình có công đóng góp cho đảng cộng sản.
Hoàng Ân: Trong phúc trình toàn cầu năm 2019 vừa được công bố, tổ chức Giám sát Nhân quyền lên án mạnh mẽ chiến dịch gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2018. Anh có thể nói rõ hơn về việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền thường công bố bản phúc trình hằng năm về tình hình nhân quyền trên thế giới. Phúc trình năm nay khẳng định là bạo quyền Hà Nội trong năm qua đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng với hàng loạt các vụ xâm phạm quyền dân sự và chính trị, siết chặt kiểm soát quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo.
Trong phần cuối của phúc trình, tổ chức Giám sát Nhân quyền đặc biệt chỉ trích một số quốc gia vì quyền lợi kinh tế đã làm ngơ trước tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam như Hoa Kỳ, Úc, Nhật và khối Liên hiệp Âu châu.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, Công an và báo chí lề đảng của CS Việt Nam đang gia tăng cường độ công kích tập đoàn Facebook với cáo buộc mới nhất là “quảng cáo chính trị”, “trả lời mập mờ” và “cố tình trì hoãn” trong việc tháo gỡ các thông tin mà nhà cầm quyền Hà Nội yêu cầu. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Được biết bài cáo buộc, các “quảng cáo chính trị” trên Facebook là mối nguy hại rất lớn vì cứ mỗi khi có đại hội hay hội nghị trung ương đảng CS Việt Nam thì trên mạng viễn thông này xuất hiện nhiều “quảng cáo chính trị” mang nội dung xuyên tạc và định hương dư luận một cách sai trái.
Xin được nhắc lại chỉ vài ngày sau khi đạo luật an ninh mạng có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã mở cuộc công kích tập đoàn facebook với hàng loạt tội danh, điển hình nhất là “tiếp tay chó các thế lực thù địch để chống phá đảng và nhà nước Việt Nam”.
Hoàng Ân: Theo như tôi đươc biết 18 tổ chức phi chính phủ (NGO) và xã hội dân sự trong nước và quốc tế đã ký vào một kiến nghị thư gửi Hội đồng và Nghị viện Châu Âu để kêu gọi khối này tạm hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài.
Trong kiến nghị thư soạn thảo bởi tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), 18 tổ chức nói trên đề nghị Liên minh Châu Âu tạm hoãn việc phê chuẩn EVFTA cho chính quyền Việt Nam thể hiện những tiến bộ rõ ràng trong hồ sơ nhân quyền.
Nội dung kiến nghị thư cho biết Việt Nam vẫn đang duy trì một trong những bộ luật hình sự khắc nghiệt nhất trong khu vực với nhiều điều khoản mơ hồ, lỏng lẻo, thường xuyên được chế độ sử dụng để giam cầm những người phê bình chính quyền, bloggers, lãnh đạo tôn giáo, những người hoạt động về quyền lao động, môi trường và nhân quyền. Chính quyền sở hữu hoặc kiểm soát tất cả phương tiện thông tin đại chúng, kiểm duyệt Internet và trừng phạt những tiếng nói bất đồng trên mạng; công đoàn độc lập và xã hội dân sự không được phép vận hành, tư pháp thiếu độc lập, và dưới sự cầm quyền của đảng CSVN đất nước chưa từng biết đến bầu cử tự do và công bằng là như thế nào.
Cũng theo 18 tổ chức này, việc tạm hoãn tiến trình phê chuẩn đến khi chính quyền Việt Nam ngưng đàn áp nhân quyền sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Liên minh Châu Âu nghiêm túc thực thi cam kết dùng thương mại để thúc đẩy nhân quyền, và rằng khối 28 quốc gia này kỳ vọng những dấu hiệu cụ thể, rõ ràng rằng Việt Nam sẽ dừng đàn áp để Hiệp định có thể tiến triển.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.

No comments:

Post a Comment