Saturday, December 31, 2016

Thế giới trong 2016


Thưa quí thính giả, thế giới đang bước qua năm 2017. Mời quí thính giả cùng chúng tôi điểm lại một số sự kiện đáng chú ý trong năm qua, 2016 là một năm có nhiều biến động lớn, nên chúng ta chỉ chọn một ít sự kiện có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu mà thôi.
Trước hết là sự kiện Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 58, diễn ra vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, cả thế giới bất ngờ khi kết quả được công bố: Donald Trump thắng cử. Ông giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi bà Hillary Clinton chỉ có 232 phiếu. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có tổng thống là một tỷ phú và chưa hề có kinh nghiệm chính trị. Mặc dù có nhiều cuộc biểu tình phản đối Trump sau bầu cử, nhưng cũng có những ý kiến cho rằng ông sẽ đem lại sự thay đổi cần thiết cho nước Mỹ. Sự kiện Donald Trump trở thành TT thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ có tác động lớn đến bàn cờ chính trị thế giới. Trong ấy các lãnh vực mậu dịch, an ninh quốc phòng, chạy đua vũ trang, di dân, thay đổi khí hậu, địa chính trị sẽ đảo lộn. Cả thế giới đang chú ý vào từng lời nói, từng cử chỉ rất khó lường của vị vị TT đ8ác cử này.
2. Nước Anh chia tay với EU (Brexit)
Ngày 23 tháng 6, 2016, đa số người dân Anh đã bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU), với tỷ lệ 52% muốn chia tay và 48% ở lại. Khi kết quả được công bố, thủ tướng Anh, David Cameron tuyên bố từ chức. Thủ tướng mới, bà Theresa May lên cầm quyền. Sự kiện chính trị này đang làm cho Liên Âu thay đổi rất nhiều về hai lãnh vực chính, là an ninh và kinh tế. Về kinh tế đồng Euro trở nên yếu dần, nếu không có những giải pháp thích đáng để duy trì sự đoàn kết, một số quốc gia trong 27 nước còn lại cũng muốn rời khỏi Liên Âu, e rằng khối này sẽ vỡ, nhất là một số nước đang gặp khủng hoảng kinh tế như Hy Lạp, Bồ Đào Nha. Về an ninh, Putin gây hấn với Liên Âu để phá vỡ áp lực cấm vận kinh tế, khi nuớc này chiếm bán đảo Cremea của Ukraina, trong lúc TT đắc cử Donald Trump dọa sẽ không hỗ trợ NATO càng làm cho Liên Âu bối rối hơn. Chúng ta chờ xem Liên Âu sẽ làm gì để tồn tại và phát triển.
3. Các vụ khủng bố kinh hoảng
Tối ngày 14 tháng 7, ngày Quốc Khánh của nước Pháp, Mohamed Lahouaiej Bouhle đã lái xe tải 18 bánh lao vào đám đông đang xem pháo hoa ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp, làm 84 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố này.
Trước đó, ngày 22 tháng 3, IS cũng đã đánh bom liên tiếp vào sân bay và nhà ga của thủ đô Brussels, Bỉ, khiến 32 người thiệt mạng và 340 người bị thương.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nổi bật nhất là vụ đánh bom ở sân bay Ataturk, thành phố Istanbul ngày 28 tháng 6 khiến 45 người thiệt mạng; và vụ đánh bom đám cưới ở Gaziantep khiến 57 người thiệt mạng ngày 20 Tháng 8.
Tại Mỹ, ngày 12 tháng 6, một vụ xả súng cũng đã giết chết 49 người trong một hộp đêm của người đồng tính ở Orlando, Florida.
Nhìn chung, năm 2016 xảy ra nhiều vụ khủng bố do xu hướng “con sói đơn độc”, thực hiện bởi cá nhân chứ không phải do tổ chức khủng bố lớn, nhưng IS luôn nhận là do họ chủ xướng.
Nạn khủng bố sẽ còn lan rộng trên khắp thế giới cho dù IS sẽ bị đánh bại ở Trung Đông.
4. Phán quyết của toà Trong Tài La Haye về Biển Đông
Ngày 12 tháng 7 năm 2016 Tòa Trọng tài Thường trực LHQ (PCA) ở La Haye, Hòa Lan, đã ra phán quyết về vụ kiện kéo dài trong 3 năm do Philippines khởi kiện Trung Cộng, khi nước này vẽ đường lưỡi bò đòi chiếm đến gần 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trong phán quyết dài gần 500 trang, tòa kết luận “quyền lịch sử” rằng đường lưỡi bò do TC tự vẽ ra là không có giá trị gì, và các thực thể ở Trường Sa, không phải là Hải Đảo nên không hề có đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Đồng thời, hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây thiệt hại nặng nề cho môi trường biển. Đây là một thắng lợi về mặt pháp lý cho cả Philippines và những nước có tranh chấp với Trung Cộng, trong ấy Việt Nam có vị trí quan trọng nhất, nhưng Hà Nội lại tỏ ra khiếp nhược trước sự lấn lướt của Trung Cộng
5. Tân Tổng thống Philippines và cuộc chiến chống ma túy
Năm 2016, thế giới cũng dồn sự chú ý vào một quốc gia châu Á là Philippines và Tổng thống đắc cử hồi tháng 5, ông Rodrigo Duterte, xuất hiện trên báo chí quốc tế với chiến dịch càn quét tội phạm ma túy đang gây tranh cãi. Cho đến nay, khoảng 6000 người đã bị bắn chết, gần một nửa những người này bị chết mờ ám. Bà phó TT của Filipin từ chức và trở thánh đối lập. Còn ông Duterte thì lên tiếng thóa mạ bất cứ ai phê phán cách hành xử xủa ông như TT Hoa Kỳ, Liên Âu và cả Liên Hiệp Quốc. Điều đáng chú ý là ông Duterte lại muốn rời bỏ Hoa Kỳ, một đồng minh lâu năm đã bảo vệ Philippines để chạy theo Trung Cộng, chính sách này đang làm thay đổi cục diện tại Biển Đông và cả vùng Á Châu Thái Bình Dương
6. Khủng hoảng di dân và những gì diễn ra ở Châu Âu
Chiến sự ở Syria, Irap, Afganistan… khiến hàng triệu người bỏ Trung Đông, Bắc Phi tràn qua Âu Châu tạo ra một cuộc khủng hoàng người tỵ nạn toàn cầu. Việc này cũng là nguyên do gây ra bất bình giữa các nước trong Liên Âu. Riêng Đức Quốc đã mở cửa đón tiếp gần một triệu di dân, nhưng qua vụ khủng bố bằng xe tải lớn vào hội chợ Giáng Sinh ở Berlin tối 19 tháng 12 khiến 12 người thiệt mạng. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, và kẻ khủng bố đã bị cảnh sát Ý hạ sát tại Milan hai ngày sau đó, khiến cho chính phủ Đức cũng phải xét lại chính sách mở cửa của mình.
7. Hội nghị G20
Hội nghị G20 được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Cộng từ ngày 4-5 tháng 9, có sự tham gia của lãnh đạo 20 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Nga và một số nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản. “Nhóm Hai mươi” (G20) là diễn đàn hàng đầu để thảo luận các vấn đề về hợp tác kinh tế và tài chính toàn cầu.
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã “ghi điểm” trên sân nhà và quốc tế bởi việc tổ chức hội nghị chính trị quan trọng này. Đây cũng là dịp để Trung Cộng thể hiện quyền lực mềm và gia tăng tầm ảnh hưởng quốc tế, đồng thời dằn mặt và trả thù TT Barack Obama khi phái đoàn của Hao Kỳ đến.
8. Đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 15 tháng 7, 2016 một nhóm nhỏ trong Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ông Erdogan may mắn thoát chết và kêu gọi người dân xuống đường ủng hộ chính quyền. Kết quả là, cuộc đảo chính thất bại. Khoảng 300 người thiệt mạng và hơn 2100 người bị thương. Khoảng 40,000 khác bị bắt giữ. Tổng thống Erdogan tiếp tục nắm quyền và tung ra một cuộc thanh trừng qui mô. Đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ trở lại thân mật với Nga sau một năm căng thẳng, tạo ra một liên minh mới gồm Nga, Thổ và Iran, đối trọng với NATO và Liên Âu trong vùng Trung
Thưa quí thinh giả, vì thời gian không cho phép, nên chủng tôi chỉ nêu ta 8 sự kiện trên đây

No comments:

Post a Comment