Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1/ BẠO QUYỀN ĐẮC LẮC TIẾP TỤC ĐÀN ÁP TÍN ĐỒ TIN LÀNH
Bạo quyền tỉnh Đắc Lắc liên tục ngăn cản
và lập biên bản các tín hữu đạo Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, đồng thời ép
họ phải từ bỏ đạo, theo tiết lộ của hai nhân chứng.
Từ ngày 15/11 đến nay, công an xã Ea Bar và các quan chức
liên tục ngăn cản và lập biên bản việc họ tụ tập sinh hoạt thờ phượng tư gia. Hai
tín đồ, không nêu tên vì lý do an toàn,
cho biết thêm là những ngày sau đó họ liên tục bị ngăn cản và sách nhiễu vào
các ngày 17/11, 19/11, và gần nhất là ngày 26/11.
Một tín đồ chứng kiện sự việc xảy ra ngày 26/11 tại huyện
Buôn Đôn, kể lại là vào sáng ngày 26/11, một nhóm quan chức đã xông vào nơi tụ
tập, đe dọa là nếu tiếp tục sẽ bị xử phạt, thậm chí là bị bắt. Nhóm này ép buộc
họ phải từ bỏ theo đạo Tin lành Đấng Christ Tây nguyên.
Một tín đồ khác cho biết là vào sáng Chủ nhật 26/11, đám
quan chức đã xông vào nơi tụ họp của Hội thánh Tin lành Đấng Christ. Sau khi
đập phá, nhóm này cũng yêu cầu phải bỏ đạo, nếu không sẽ bị bắt.
Cần biết là bạo quyền Đắc Lắc từ nhiều năm qua đã đưa các
hội thánh Đấng Christ Tây Nguyên vào tầm ngắm, và công khai triệt phá các điểm
nhóm thuộc hội thánh này, đồng thời bắt bớ hàng loạt các tín hữu với cáo buộc “phá
hoại chính sách đoàn kết”.
Theo cáo buộc của bạo quyền Việt Nam, các hội thánh này là do
các tổ chức “phản động ở nước ngoài” lôi kéo, thông qua “chiêu bài lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo”.
Trong khi đó, liên quan đến vụ tấn công hai đồn công an ở
tỉnh này, bạo quyền Đắc Lắc vừa công bố lệnh truy nã thêm với 6 người khác,
trong số đó có nhà hoạt động tôn giáo Y Quynh Bdap.
2/ VN TRUY NÃ ÔNG LÊ QUỐC ANH VỚI
CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHẾ ĐỘ”
Ông Lê Quốc Anh có lệnh truy nã đặc biệt từ tháng 8, tuy
nhiên báo chí lề đảng đến cuối tháng 11 mới rầm rộ đưa tin về vụ truy nã người thanh
niên này.
Báo chí lề đảng trong ngày 28/11 đồng loạt đăng tin truy nã
đặc biệt đối với Lê Quốc Anh 32 tuổi ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, với
cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ CSVN”.
Ông Nguyễn Văn Miếng, vị luật sư bào chữa cho vụ án Tịnh
thất Bồng Lai đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ tiết lộ là ông nhận được lời cầu
cứu từ người cha của Lê Quốc Anh, với nội dung công an tỉnh Tiền Giang đã bắt
giữ con ông vào ngày 8/3 và giam giữ nhiều ngày sau đó mà không thông báo cho
gia đình.
Ngày 23/3, luật sư Miếng từ Sài Gòn đến trụ sở công an tỉnh
Tiền Giang để hỏi thăm thì họ phủ nhận và nói không có bắt ai tên là Lê Quốc
Anh.
Theo luật sư Miếng, việc công an ra quyết định truy nã Lê
Quốc Anh từ tháng 8 mà không phổ biến ngay là một việc bất thường. Một người am hiểu vấn đề muốn ẩn danh vì lý do
an ninh, cho biết Lê Quốc Anh làm việc trong một công ty in ấn gần nhà, bên
cạnh đó người thanh niên này còn vẽ và mua bán truyện tranh trực tuyến.
Theo người này, Lê Quốc Anh sau khi trở về nhà vào ngày 23/3
có thái độ buồn bã cho dù không có dấu hiệu bị đánh đập trong thời gian giam
giữ, chỉ bị thu giữ một số thiết bị như điện thoại và máy vi tính. Vài ngày sau
đó, ông rời khỏi nhà và mất tích kể từ đó.
Vụ việc xảy ra với Lê Quốc Anh cũng làm bất ngờ giới bất
đồng chính kiến ở Việt Nam vì tên tuổi của ông hoàn toàn xa lạ với nhiều người
thuộc giới này.
3/ NỔ SÚNG Ở JERUSALEM KHIẾN 3 NGƯỜI THIỆT MẠNG
Ba người chết và 6 người bị thương trong một cuộc tấn công
bằng súng vào sáng hôm qua 30/11 tại một bến xe bus ở phía tây Jerusalem.
Theo cảnh sát Do Thái, hung thủ là 2 tay khủng bố sống tại
đông Jerusalem, được trang bị một khẩu M-16 và một khẩu súng ngắn. Hai kẻ này
sau đó đã bị bắn hạ nhanh chóng. Nội vụ xảy ra sau khi quân đội Do Thái tấn
công vào một trại tị nạn ở thành phố Jenine, khiến hai thiếu niên Palestine
thiệt mạng.
Cần
biết là quân đội Do Thái đã không còn oanh kích dải Gaza nhưng vẫn mở các cuộc
tấn công vào lãnh thổ Palestine mà họ chiếm đóng. Quân đội Do Thái đã tiến vào
các thành phố của người Palestine thuộc vùng Tây Ngạn để tiêu diệt các chiến
binh cũng như thường dân.
Kể
từ đầu năm, mọi người đã chứng kiến vòng xoáy bạo lực này, bắt đầu từ cuộc
tấn công của Do Thái vào Jenine. Ngay sau đó, cuộc trả đũa của người Palestine
ở Jerusalem khiến 7 người Do Thái thiệt mạng. Vào tháng 6 vừa qua, 4 người Do
Thái thiệt mạng trong một cuộc tấn công đẫm máu ở vùng Tây Ngạn bị chiếm đóng.
Đến tháng 7, một người Palestine dùng xe tông vào người đi bộ ở Tel Aviv.
Ngay
từ đầu cuộc chiến ở dải Gaza, vùng Cisjordanie luôn trong tình trạng hỗn loạn,
với quân đội Do Thái và người định cư Do Thái giết người Palestine mỗi ngày,
nhưng không bị trừng phạt. Đã có 239 người chết kể từ ngày 7/10, nhưng các hoạt
động quân sự không giúp bảo vệ an toàn cho người Do Thái mà chỉ khiến gia tăng
căng thẳng và bạo lực.
4/ NÔNG DÂN NAM HÀN GIẬN DỮ PHẢN ĐỐI LỆNH CẤM THỊT CHÓ
Khoảng 200 nông dân Nam Hàn, chuyên nuôi chó để bán cho thị
trường tiêu thụ, đã tổ chức một cuộc biểu tình vào hôm qua 30/11, gần dinh tổng
thống ở thủ đô Seoul, nhằm yêu cầu chính phủ hủy bỏ lệnh cấm thịt chó, gây
tranh cãi suốt cả thế kỷ qua.
Hàng chục nông dân đã cố lái xe ra con đường trước dinh
tổng thống bằng xe tải chở chó nhốt trong lồng mà họ định thả ra tại hiện
trường, nhưng đã bị cảnh sát chặn lại.
Cần biết là đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã
đưa ra dự luật cấm chăn nuôi và bán chó để tiêu thụ, đồng thời bồi thường tài
chánh cho những người trong ngành buộc phải đóng cửa hoạt động kinh doanh trong
thời gian đến 3 năm. Giới lập pháp cho biết đã đến lúc cần phải chấm dứt cuộc
tranh cãi xung quang việc ăn thịt chó.
Hơn 6 triệu gia đình Nam Hàn hiện nuôi chó làm thú cưng ở
đất nước có khoảng 51 triệu dân. Một cuộc thăm dò vào năm ngoái cho thấy có hơn
66% số người được hỏi phản đối việc ăn thịt chó, chỉ có 8% cho biết đã ăn thịt
chó trong năm qua, giảm từ mức 27% vào năm 2015.
Ju Yeong-bong, đại diện cho một nhóm trong ngành công
nghiệp này, cho biết giới chính khách không có quyền đóng cửa một ngành, hoặc
quyết định mọi người chọn ăn gì. Theo ông Ju, việc giết chó và ăn thịt không có
gì là man rợ vì các nước có truyền thống đều từng ăn thịt chó.
Những người biểu tình phán đối đã xô xát với lực lượng cảnh
sát, vốn đông hơn họ và dựng rào chắn để ngăn họ băng qua đường để tiến gần hơn
đến dinh tổng thống. Ban tổ chức cho biết ba người biểu tình, trong đó có ông
Ju, đã bị cảnh sát giam giữ trong khung cảnh hỗn loạn.
https://www.voatiengviet.com/a/7378987.html
5/ NHẬT YÊU CẦU HOA KỲ ĐÌNH CHỈ MÁY BAY OSPREY SAU TAI NẠN
Nhật Bản cho biết họ đã yêu cầu Hoa Kỳ đình chỉ tất cả các
chuyến bay Osprey không khẩn cấp trên lãnh thổ của mình, sau khi một chiếc rơi
xuống biển vào hôm thứ Tư 29/11 ở miền tây Nhật Bản, đánh dấu vụ tai nạn máy
bay quân sự Mỹ gây tử vong đầu tiên ở nước này trong 5 năm qua.
Không quân Hoa Kỳ cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ
tai nạn của chiếc máy bay đang thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện thường lệ,
khiến ít nhất một người thiệt mạng. Hoạt động cứu nạn để tìm kiếm 7 thành viên
còn lại của phi đoàn vẫn đang được tiến hành.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Minoru Kihara cho biết là một vụ
tai nạn như vậy đang gây lo lắng rất lớn cho người dân trong khu vực, và chính
phủ yêu cầu phía Mỹ đình chỉ các chuyến bay Osprey tại Nhật cho đến khi những
chuyến bay này được xác nhận là an toàn.
Phát biểu với các phóng viên vào buổi tối hôm qua, ông
Kihara xác nhận các báo cáo nói rằng quân đội Hoa Kỳ vẫn đang vận hành Osprey
của họ, đồng thời cho biết đã đếm được 20 lần hạ cánh và cất cánh của Osprey
xung quanh các căn cứ của Hoa Kỳ tính đến chiều tối hôm qua.
Các nhân chứng cho biết, động cơ bên trái của máy bay dường
như bốc cháy khi nó chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp trong điều kiện thời tiết quang
đãng và gió nhẹ. Được chế tạo bởi Boeing và Bell Helicopter, loại máy bay Osprey
có thể hạ cánh và cất cánh như trực thăng. Chúng được vận hành bởi các lực
lượng không quân, thủy quân lục chiến và hải quân Hoa Kỳ.
Vào tháng 8, một chiếc Osprey của Hoa Kỳ đã bị rơi ngoài
khơi bờ biển phía bắc nước Úc khi đang vận chuyển binh sĩ trong một cuộc tập
trận quân sự, khiến 3 binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thiệt mạng.
No comments:
Post a Comment