Friday, December 8, 2023

Từ Chứng Minh Nhân Dân đến Thẻ Căn Cước

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện: Người Dân Việt sống dưới chế độ CS, họ bị nhà nước kiểm soát, theo dõi và cấm đoán mọi quyền căn bản của công dân. Họ luôn bị khủng bố bằng nhiều hình thức. Thẻ căn cước là công cụ để nhà nước theo dõi người dân.... 

Kịch Bản:

HS- (hát): Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn Cù
voi giấy (ới a) ngựa giấy (ơ) tít mù nó (ới) lại vòng quanh,
(ơ) bao giờ em bén (ới) duyên ạ anh,
voi giấy (ới à) ngựa giấy (ơ) vòng quanh (ới a) cái tít mù tít mù, là
Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn Cù
đèn Cù, đèn Cù là đèn đèn ới, ới đèn, đèn ơi


MN- Hello anh HS, anh làm sao vậy? Anh có sao không? Anh BC có biết anh HS bị chuyện gì không vậy? 

BC- Không MN, chắc anh ấy có chuyện vui trong lòng, nên hát nghêu ngao đấy thôi. 

MN- Hình như anh ấy thất tình ai đấy, sao anh ấy lại hát “bao giờ em bén (ới) duyên anh” kìa? Nghe lạ ghê! 

HS- HS chẳng thất tình thất cảm ai cả. Chỉ vì HS nghe bài của GS Mạc Văn Trang mà đài ĐLSN mới cho phát cách này vài ngày, trong ấy GS Trang đã nói đến cài Đèn Cù, khiến HS ngẫu hứng hát cho zui cửa zui nhà thôi mà! 

BC- Có phải chuyện Đèn Cù của Trần Đĩnh không anh HS? 

HS- Không, GS Mạc Văn Trang dùng hình ảnh cái đèn cù để chỉ trích đám lãnh đạo CS ở Ba Đình, quanh năm suốt tháng cứ chạy vòng quanh như những con ngựa giấy xe giấy trong cái đèn cù ấy mà! 

MN- Đèn cù cũng gọi là Đèn Kéo Quân phải không hai anh? Đây là trò chơi rất phổ thông vào Lễ Trung Thu ở ngoài Bắc thì phải? 

BC- Đúng vậy, người ta làm hình ngựa, xe, voi, và quan quân bẳng giấy, gắn vào những  cái vòng tròn bên trong lồng đèn, khi cây nến bốc hơi nóng, những hình ấy chạy vòng quanh, có khi chạy ngược chiều nhau, xem rất vui mắt. Từ đó mà có bài dân ca Cái Đèn Cù như anh HS vừa hát đấy. 

MN- Còn chuyện GS Mạc Văn Trang dùng hình ảnh Đèn Cù để chỉ trích đám lãnh đạo Ba Đình về chuyện gì vậy? 

HS- Chuyện cái thẻ căn cước đó. Là vì đám lãnh đạo CS này, luôn vỗ ngực ta đây là đỉnh cao trí tệ loài người, thế mà từ mấy chục năm qua, chẳng làm nên chuyện gì ra hồn, ngoài việc hành hạ người dân và tham nhũng thối nát thôi. Từ việc giáo dục, đến chuyện cỏn con như làm cái thẻ căn cước cũng không xong nữa. 

BC- À, anh HS nhắc đến chuyện thẻ căn cước ở VN, thì lôi thôi lắm. Năm 1946  thì gọi là THẺ CÔNG DÂN, đến năm 1957 thì đổi ra GIẤY CHỨNG MINH, rồi GIẤY CHỨNG MINH/ GIẤY CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC, lại đổi thành GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN, rồi CHỨNG MINH NHÂN DÂN (9 số) (12 số), gần đây gọi là THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN. Đến hôm nay thì gọi là THẺ CĂN CƯỚC. Đấy, nó cứ chạy vòng vòng như cái đèn cù là như thế. 

MN- Bây giờ thì MN hiểu rồi, nếu MN nhớ không lầm thì Thẻ Căn Cước đã có từ thời Việt Nam Cộng Hòa cơ. Tại sao họ không dùng như vậy mà phải đổi tới đổi lui cho vất vả làm gì? 

HS- Thật ra thì Thẻ Căn Cước đã có từ thời Pháp Thuộc. Khi Việt Nam Cộng Hòa ra đời, chính quyền vẫn giữ như thế. Vì bọn CS nó kiêu ngạo, cho là mình tài giởi, nên không sử dụng tên mà VNCH đã dùng trước, nên cố gắng tìm các chữ khác cho ra vẻ ta đây có óc sáng tạo, vì vậy mới làm khốn người dân cả nước suốt mấy chục năm qua đó, nghĩ có chán không chứ? 

BC- Mỗi lần thay đổi như thế vừa tồn công tốn sức, tốn tiền tốn thời gian, mà đó chình là cơ hội để bọn cán bộ nó tham nhũng nữa đấy. Mỗi lần đến các cơ quan nhà nước thì người dân phải chờ chực, phải chạy chọt đút lót, nhất là những người vì chiến tranh loạn lạc bị mất giấy tờ tùy thân, hay có những chi tiết sai sót, đó là dịp để chúng sách nhiễu đủ điều. 

MN- Đúng rồi, MN nhớ đến việc đi xin cái sổ hộ khẩu hay làm tờ chứng minh nhân dân, luôn là nỗi kinh hoàng cho người dân. MN cũng biết nhiều gia đình ở vùng sâu vùng xa, nhất là đồng bào thiểu số, khi sinh con ra, họ không biết cách làm giấy khai sinh. Bây giờ nhiều đứa trẻ vẫn không thể đi học, vì không có giấy tờ chứng minh. Không biết  việc xin những giấy tở ấy lúc này có đơn giản hơn không? 

HS- Chẳng những không dễ hơn mà còn nhiêu khê hơn trước nữa, vì hiện nay họ đang đi theo Tàu Cộng, dùng cái Thẻ Căn Cước như một phương tiện để theo dõi người dân, nên thẻ có gắn con chip điên tử nữa, trong ấy chứa tất cả thông tin cá nhân. Ngoài tên tuổi, nơi sinh, tên cha mẹ, chiều cao, sức nặng, màu da, mống mắt, kể cả bệnh tật, thuốc men, học lực, trương mục ngân hàng......v.v nữa mới ghê chứ! 

BC- Đó là cách Tàu Cộng đã áp dụng để chấm điểm từng công dân đấy. Người nào ngoan ngoãn thì được yên, còn ai có hành vi hay lập trường chống đảng thì bị theo dõi chặt chẽ, bị cho điểm xấu, lơ mơ là bị ngăn chận mọi giao dịch, như không thể mở trương mục, không thể vay tiền ngân hàng, hay mua vé máy bay đi du lịch, con cái không được nhận vào đại học.....v.v đấy. 

MN- Hèn chi MN có người bạn ở VN cũng gặp rắc rối với ngân hàng. Số là khi mở trương mục tiết kiệm thì sử dụng chứng minh nhân dân cũ, bây giờ muốn rút tiền, đưa thẻ mới, nhà bank không chịu, thế là phải chạy tới chạy lui rất là phiền. 

HS- Đấy, cái ngu là ở chỗ họ cứ đẻ thêm ra những cái mới, nhưng rất dở để hành hạ người dân. GS Mạc Văn Trang còn nhắc đến cái ngu lớn hơn nữa, đó là triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 là: “DÂN TỘC, NHÂN BẢN, KHAI PHÓNG” là đúng quá, hay quá, nhưng vì tự ái, họ còn đang chạy vòng vòng như những con ngựa giấy, mà chưa dám dùng triết lý ấy đấy. 

BC- Chính vì thế mà nền giáo dục của CSVN hôm nay mới lủng củng và sa sút nghiêm trọng. Đề tài này rất quan trọng và rộng lớn, hôm nay chúng ta không có đủ giờ để bàn thêm. Thôi để lần tới sẽ thào luận đi anh chị. 

MN- Đồng ý. Anh HS hát lại bài đèn cù đi chứ?

No comments:

Post a Comment