Wednesday, December 6, 2023

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa

Bình Luận

Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng và tay sai Nguyễn Hòa Bình, hệ thống tòa án Việt Nam chỉ là cánh tay nối dài của đảng.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Luật sư Đào Tăng Dực với tựa đề: “Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa. sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Luật sư Đào Tăng Dực

Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm minh. Các chánh án (thuộc nghành tư pháp) hoàn toàn độc lập đối với lập pháp (tức quốc hội), với hành pháp (tức chính phủ) và thêm vào đó, để bảo đảm tư cách độc lập, nhiệm kỳ của các thẩm phán sẽ trọn đới đến khi muốn về hưu hoặc mất trí năng hoặc khả năng thi hành trách nhiệm.

Hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược và hầu như chỉ là cánh tay nối dài của đảng và công an CSVN.

Các tòa án CSVN xử án rất nặng cho các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, dân oan mất đất và kết án tử hình các bị can hình luật rất qua loa, gây đau thương cho nhân dân và cướp đi mạng sống của nhiều nghi can vô tội.

Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao sự viên tịch của một bậc chân tu Phật Giáo là Hòa Thương Thích Tuệ sỹ vào ngày 24 tháng 11, 2023 lại là dịp để chúng ta đánh giá tư cách của HT Tuệ Sỹ khi so sánh với Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và qua đó phẩm chất của toàn bộ hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam?

Câu trả lời là HT Tuệ Sỹ cũng từng bị tòa án CSVN kết án tử hình. Mạng sống con người trên bình diện tâm linh và mạng sống một công dân cá thể trên bình diện chính trị, đều là những thực thể đáng được trân quý, bất kể giai cấp xã hội, màu da, phái tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác.

Khi một tòa án gọi là “nhân dân” CSVN kết án tử hình tỳ kheo Tuệ Sỹ, Thiền Sư học giả Lê Mạnh Thát hay những tử tù có dấu hiệu oan sai như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh thì uy tín của hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa của CSVN hoàn toàn bị hoài nghi.

Tòa án tại các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính như Hoa Kỳ, các quốc gia Tây Phương, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan … thì xét xử trên 2 nền tảng trọng yếu: đó là chứng cớ qua các sự kiện (the facts) và yếu tố quy định luật pháp (the law). Thông thường theo hệ thống Common Law tại của Anh Quốc như Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan và Canada thì vị chánh án quyết định về luật (Judge as tribunal of law) và bồi thẩm đoàn quyết định về sự kiện (Jury as tribunal of fact). Tại các quốc gia theo hê thống Civil Code của Pháp như tại lục địa Âu Châu thì vị chánh án quyết định cả hai.

Trong cả 2 hệ thống, thì không có hệ thống nào cho phép một tòa án quyết định theo ý chí của một cá  nhân hay một chính đảng cá biệt nào cả.

Chỉ có pháp chế xã hội chủ nghĩa là kết án theo ý chí của các đảng CS liên hệ và tại Việt Nam thì theo ý chí của đảng CSVN mà thôi.

Tại sao trong tài liệu này, có nhu cầu nhắc đến và so sánh 2 nhân vật hoàn toàn khác nhau là HT Thích Tuệ Sỹ, vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và ông Nguyễn Hòa Bình, đương kim chánh án lãnh đạo Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam?

Có 2 lý do chính. Thứ nhất là cả 2 đều liên hệ đến án tử hình. HT Tuệ Sỹ thì bị hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa kết án tử hình năm 1988. Ông Nguyễn Hòa Bình thì liên hệ mật thiết đến bản án tử hình của tù nhân Hồ Duy Hải như sẽ trình bày sau.

Thứ nhì là chúng ta thử so sánh nhân phẩm và tư cách của 2 nhân vật, một vị đại diện cho Phật Giáo Việt Nam, các tù nhân lương tâm nói chung và nhân vật kia đại diện cho hệ thống tòa án của đảng CSVN.

Trước hết, HT Thích Tuệ Sỹ là một học giả, thi sĩ và một nhà nghiên cứu Phật Pháp khả kính. Tư cách và đạo đức của HT mọi người kính ngưỡng. HT chỉ hoạt động tôn giáo và không có tham vọng chính trị. Tuy nhiên vì không chịu rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất để gia nhập Giáo Hội Phật Giáo VN do đảng chủ trương mà HT bị tù cải tạo 3 năm và kết án tử hình năm 1988. Dưới áp lực của công luận và quốc tế CSVN buộc lòng phải phóng thích HT.

Khi nói về nhân vật Nguyễn Hòa Bình thì ông là đương kim Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam là chức vụ đứng đầu Tòa án nhân dân Tối cao. Nhiệm kỳ là 5 năm. Ông còn là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.

Ông liên hệ mật thiết với án tử hình cho Hồ Duy Hải khi từ chối không kháng nghị án tử hình với tư cách Viện Trưởng viện Kiểm Sát năm 2011 và không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm Sát năm 2020 với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao.

Trên bình diện cơ chế, Ông hoàn toàn không xứng đáng cầm cân nẩy mực cho công lý vì đứng đầu ngành tư pháp mà không hề độc lập đối với lập pháp (làm luôn cả dân biểu quốc hội và nhiệm kỳ chánh án cũng chỉ 5 năm), cũng không hề độc lập đối với hành pháp (là ủy viên Bộ Chính trị và Ban Chấp Hành Trung Ương (là một thứ siêu chính phủ điều hành chính phủ).

Pháp chế xã hội chủ nghĩa như thế chỉ là một tấn tuồng cười ra nước mắt cho cả dân tộc Việt Nam.

Sư viên tịch của HT Thích Tuệ Sỹ là một mất mát lớn lao cho quốc gia, Phật Giáo, nền thi thơ và văn chương của dân tộc. Tuy nhiên trên khía cạnh pháp lý, nhất là liên hệ đến án tử hình cho các nạn nhân như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và ngay cả người quá cố Lê Văn Mạnh, sự ra đi của một nhân vật đã từng bị CSVN kết án tử hình như Hòa Thượng sẽ tập chiếu vào và góp phần đập tan tính ác của hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa, do thẩm phán Nguyễn Hòa Bình đại diện.

Mong rằng cái chết của Lê Văn Mạnh sẽ không không hoàn toàn vô ý nghĩa, Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng có thể được tái xét công minh, nhân dân Việt chóng thoát ách độc tài và lời hiệu triệu “Địt mẹ tòa” của TNLT Nguyễn Văn Túc năm 2018, sẽ không còn cần thiết trong một nước Việt Nam hậu cộng sản.

 

No comments:

Post a Comment