Sự kiện: Câu chuyện “cái đèn cù” do GS Mạc Văn Trang ví von từ tờ chứng minh nhân dân đến cái thẻ căn cước, lan man bước sang chuyện lớn hơn, đó là “triết lý giáo dục” lần trước đang bàn dở dang, nay chúng tôi xin bàn tiếp.
Kịch Bản
HD- Chào chị ML và anh TH. Anh chị có nhớ lần trước chúng
ta đang bàn chuyện gì thì hết giờ không?
ML- Chào anh HD và anh TH. ML nhớ chứ, đó là chuyện nhà
nước CSVN chạy vòng quanh như những con voi giấy, ngựa giấy trong cái đèn cù đó
mà.
HD- Chị nhớ đúng, nhưng lần trước chúng ta mới bàn đến
chuyện giấy chưng minh nhân dân, đổi thành
giấy chứng nhận căn cước, rồi lại đổi ra chứng minh nhân dân (9 số) (12
số), rồi thẻ căn cước nhân dân. Cuối cùng thì trở về THẺ CĂN CƯỚC như thời Việt
Nam Cộng Hòa trước 1975.
ML- Đúng rồi, nhưng GS Mạc Văn Trang nói tiếp đến chuyện
họ vẫn còn chạy vòng quang để tìm cái mục tiêu hay cái định hướng cho nền giáo
dục của VN nữa, đó mới là chuyện lớn, đáng bàn hơn. Đúng không?
HD- Đúng thế, giáo dục là việc hệ trọng của quốc gia đại
sự, nhà cầm quyền nào chẳng quan tâm chứ. Về điểm này thì HD không phải là nhà
giáo dục, nên không dám mạn đàm, vậy xin hỏi ý kiến anh TH xem sao?
ML- Anh TH có theo dõi ML và HD đang thảo luận chuyện gì
không?
TH- Chào chị ML và anh HD. TH vẫn đang nghe hai người
thảo luận đấy chứ. Có điều khi nói tới giáo dục ở VN hiện nay, thì đúng như anh
HD nói, đó là vấn đề quôc gia đại sự, nhưng nó rất lôi thôi luộn
thuộm. Vì dưới
chế độ độc tài CS, đảng nắm toàn quyền quyết định, không cho ai được đóng góp ý
kiến gì cả. Họ chỉ muốn uốn nắn con người theo ý thức hệ CS mà thôi!
ML- Như vậy có nghĩa là thế hệ đảng viên lớn, sinh ra
đảng viên CS tí nhau, cứ thế nối tiếp cho đến khi toàn dân đều là đảng viên CS
cả sao, kiểu như sản xuất dây chuyền ở Mỹ này hả?
HD- Nói nôm na thì đúng như vậy, nhưng con người chứ đâu
có phải là cục đất sét mà cứ đưa vào khuôn đúc thành ra những cục gạch, mà
người ta nói là “giống nhau như đúc” được chứ.
TH- Ví von ấy nghe thật là mỉa mai và phũ phàng đấy,
nhưng đích thực chủ trương giáo dục của đảng CS là như thế. Vì vậy mà họ phải nắm
trọn quyền dậy dỗ đứa bé từ mẫu giáo cho đến khi trưởng thành, như họ đã làm mấy
chục năm qua. Đó là lý do nền giao dục ở VN tệ hại đến mức phá sản như ta thấy.
VN với gần 100 triệu dân, có đến mấy vạn bằng tiến sỹ, nhưng chẳng đóng góp
được sáng kiến khoa học nào cho thế giới cả. Ngay bộ giáo dục họ cũng đổi tên liên
tục đấy.
ML- ML thấy như thế là không ổn rồi. Đổi tên sao cho phù hợp với mục đích đào tạo
ra những dụng cụ máy móc sao? Con người sinh ra là đã có tự do và ý chí rồi,
không thể biến thành công cụ như cái cầy, cai bừa, cái cuốc cái xẻng, hay con
trâu con ngựa được!
HD- HD nhớ, thời trước, đơn giản là bộ Quốc Gia Giáo Dục,
nhưng sau 1975, có lúc gọi là Bộ Giáo Dục, Bộ Đại Học và
Giáo Dục Chuyên Nghiệp, rồi nhập thành Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Sau lại đổi thành Viện Chiến Lược
và Chương Trình Giáo Dục, rồi Viện Khoa Học Giáo Dục Việt
Nam, đúng là chạy vòng quanh như cái đèn cù, đến bao
giờ mới chịu dừng đây?
TH- Dừng thế nào được khi họ
vẫn tự cao tự đại rằng đảng CS là đỉnh cao trí tuệ loài người, mọi quyết định đều
đúng tuyệt đối, còn những gì ngoài đảng đều xấu, đều dở, đều sai bét hết. Vì
cái tự ái hão đó mà họ không dám dùng những từ ngữ trước đây VNCH đã sử dụng.
Điều mà GS Mạc Văn Trang nói đến đó là một triết lý giáo dục cho quốc gia đó.
ML- Vậy chứ Chủ Nghĩa CS luôn dựa
vào triết học Mác Lê, trong ấy không có triết lý giáo dục hay sao?
HD- Câu hỏi của chị ML rất
phức tạp, HD chỉ xin nói gọn thế này: Triết học Mác - Lênin gồm khái quát những quy luật chung tự nhiên của xã
hội, cung cấp thế giới quan và phương pháp luận nhằm cải tạo thế giới. Triết học
ấy mang ba nội dung chính là: Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng; Phép Biện Chứng Duy
Vật và Chủ Nghĩa Duy Vật Sử Quan. Do đó không nhắm xây dựng con người toàn diện
như chúng ta quan niệm đâu.
ML- Tức là con người chỉ có cái xác như con
bup bê, hay cao hơn chút nữa, là như con tinh tinh trong sở thú thôi sao. Vậy còn
thời VNCH ở Miền Nam đã có chủ trương giao dục như thế nào rồi hai anh?
TH- Trả lời đầy đủ thì rất dài, TH chỉ tóm gọn rằng, thời VNCH lấy con người làm gốc, chính sách giáo dục là nhằm đào tạo con người toàn diện về cả ba mặt trí dục, đức dục và thể dục. Mục tiêu ấy dựa vào triết lý giáo dục được tóm gọn trong mấy chữ là: nhân bản, dân tộc, và khai phóng; mà ngày nay người ta đang nhắc tới, nhưng nhà nước CSVN thì né tránh.
HD- Như thế mới dúng chứ: Nhân bản là lấy con người làm gốc,
con người có địa vị quan trọng nhất trên thế giới này mà, nên phải tôn trọng nhân
cách và giá trị của mỗi cá nhân. Còn Dân tộc là tôn trọng giá trị đặc thù, các
truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình,
nghề nghiệp, và quốc gia vân vân. Đúng thế không?
ML- Hay quá, thế còn Khai Phóng nghĩa là gì?
TH- Anh HD nói đúng. Còn Khai phóng là không bảo thủ,
hường tới tiến bộ, tôn trọng tinh thần khoa học, tiếp nhận kiến thức khoa học
kỹ thuật từ mọi hướng, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, tinh hoa
văn hóa nhân loại để hiện đại hóa quốc gia và xã hội, góp phần phát triển và
hợp tác quốc tế, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại.
ML- Thật là tuyệt vời, thế sao nhà nước CSVN lại không
chịu áp dụng vậy?
HD- Nếu chúng nó áp dụng, thì chúng ta đã không có chuyện để bàn luận hôm nay. Nhưng thôi, chuyện còn dài, lần sau nói tiếp đi.
No comments:
Post a Comment