Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
1. Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, Quốc hội CSVN vừa thông qua Nghị quyết về “Dự toán ngân sách năm 2024”, và theo đó thì ngân sách dành cho ngành công an và quân đội lại tiếp tục tăng. Trong khi đó, hai ngành quan trọng khác là Y tế và Giao thông vận tải lại bị cắt giảm ngân sách. Anh có thể cho biết thêm chi tiết về vụ việc này không thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị và quí thính giả, cụ
thể là trong ngân sách vừa thông qua, bộ Quốc phòng sẽ được phân bổ 207 ngàn tỷ
đồng. Đứng thứ hai là Bộ Công an với 113 ngàn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, tăng
khoảng 14 ngàn tỷ so với năm 2023.
Tính ra, số tiền rót cho ngành công an gần bằng tổng
ngân sách dành cho ngành Y tế và Giáo dục cộng lại, thưa chị.
Bình luận về việc phân bổ ngân sách này, blogger Phạm
Thanh Nghiên nói với ĐLSN rằng “Không phải bây giờ mà trong nhiều năm, chính
sách của đảng cộng sản luôn ưu tiên tài lực cho ngành công an và bộ đội, hai
ngành được coi là lá chắn bảo vệ chế độ, vừa là công cụ bóc lột và đàn áp dân
chúng để làm giàu bất chính. Trong khi đó, ngành Y tế bị cắt giảm ngân sách nói
lên thực tế rằng nhà cầm quyền xem nhẹ vấn đề sức khỏe và tính mạng của dân
chúng, thứ nữa là tiếp tục duy trì sự tình trạng làm tiền, bóc lột bệnh nhân của
đội ngũ y tế”.
2. Bảo Trân: Bàn
về tình trạng đàn áp báo giới trong nước của bạo quyền CSVN Bảo Trân cũng được
tin là Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 4
trong nhóm năm quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo trong năm nay, chỉ
đứng sau Trung Cộng, Miến Điện và Belarus.
Việc này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Vâng thưa chi, theo
thống kê của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), số nhà báo bị cầm tù ở
VN và 3 quốc gia nói trên chiếm hơn nửa số nhà báo trên thế giới bị giam giữ.
Báo cáo vào tháng 5 của tổ chức này xếp Việt Nam đứng thứ
178 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, tức sụt bốn hạng so với
năm 2022.
Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, các nhà báo độc
lập thường xuyên bị bạo quyền Hà Nội đàn áp bắt bớ. Trường hợp ông Nguyễn Lân
Thắng, một cộng tác viên của đài Á châu Tự do bị cáo buộc 6 năm tù được nhắc
đến như một điển hình.
Bình luận về thống kê nói trên, nhiều nhà đấu tranh ở VN
cho biết là quyền tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay là "rất tệ". Sự
đàn áp vượt biên giới cũng diễn ra với vụ bắt cóc nhà đấu tranh Đường Văn Thái
ở Thái Lan vào tháng 4 năm nay.
Cũng theo tổ chức báo chí nói trên, các nhà báo bị cầm tù
tại Việt Nam thương xuyên bị từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, thưa chị.
3. Bảo Trân: Liên quan đến sự kiện bạo quyền CS tỉnh An Giang ngăn cấm các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo dự lễ đản sanh của đức Huỳnh
Giáo chủ và còn yêu cầu tín đồ không được dựng kỳ đài để kỷ niệm ngày này. Anh có thể cho quí thính giả biết thêm chi
tiết về vụ việc nay không thưa anh?
Hướng Dương: Vâng thưa chị và quí thính giả, tin trên được ông Lê Quang Hiển, phó
hội trưởng ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo xác nhận hôm 27/12, mười ngày trước kỷ
niệm 104 năm ngày sinh của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.
Cần nhắc lại là giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy là một
tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận vì đấu tranh đòi tự do
tôn giáo, yêu cầu không được cắt xén các bài giảng của đức Huỳnh giáo chủ, và
đòi nhà nước VN trả lại tài sản cho giáo hội.
Ông Hiển cho biết là trong vòng ba tuần gần đây, công an xã
Long Giang 3 lần đến nhà bà tám Hiền để sách nhiễu, không cho bà và các đồng
đạo sửa khu vực kỳ đài. Lần đầu đến yêu cầu chủ nhà không được sửa mái nhà bị
dột và vào lần cuối thì một đoàn gồm 12 quan chức đến nơi và yêu cầu không cho
treo cờ hay biểu ngữ tại địa điểm này.
Ngoài ra, một nhóm khoảng 20 công an từ ngày 23/12 cũng
phong toả nhà ông Hà Văn Duy Hồ, hội trưởng ban trị sự, cách đó hơn một cây số.
4. Bảo Trân: Một trong những tin dược nhiều người quan tâm là việc sức khoẻ của tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn đang bị suy giảm
nghiêm trọng trong trại tủ Xuyên Mộc, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng
trại giam đã nhẫn tâm chỉ cho ông được thăm khám qua loa, có phải vậy không
thưa anh?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị, Ngay khi nhận được tin
này, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) lên tiếng kêu gọi bạo quyền VN phải
phóng thích ông ngay lập tức. Ông Lê Hữu Minh Tuấn 34 tuổi là biên tập viên của
trang Việt Nam Thời Báo thuộc hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức không
được bạo quyền VN công nhận.
Ông Tuấn đang thọ án 11 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền
chống nhà nước” trong cùng vụ án với Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó chủ tịch
Nguyễn Tường Thuỵ.
Một người thân của ông Tuấn cho biết là trong buổi đi thăm
vào ngày 26/12, gia đình chỉ được thấy ông qua tấm kính dày và nói chuyện qua
điện thoại tại trại tù Xuyên Mộc. Ông cho biết là ông Tuấn giờ chỉ còn da bọc
xương và chỉ uống sữa với cháo loãng vì không thể ăn bất cứ thứ gì. Ông Tuấn
nhắn lại với gia đình là ông không thể cầm cự được nữa.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc chi nhánh Á châu của Giám
sát Nhân quyền, khi biết tin này đã kêu gọi bạo quyền Việt Nam trả tự do cho
ông Tuấn ngay lập tức để ông có thể nhận được sự chăm sóc y tế của gia đình. Ông
Robertson cho rằng nếu ông Tuấn chết trong tù thì bạo quyền VN phải chịu trách
nhiệm về việc này, thưa chị.
Bảo Trân: Bảo Trân xin cảm ơn anh
Hướng Dương đã giúp làm rõ thêm những tin VN quan trọng trong tuần qua.
No comments:
Post a Comment