Kính thưa quý thính giả,
Một tôn sư Phật Giáo có tâm Bi - Trí - Dũng, ngài là một học
giả uyên bác, là một nhà văn và là một dịch giả được tôn kính. Ngài bị 8 năm tù vì những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo và hoạt động nhằm khôi phục
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Trong tiết mục Danh nhân nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Hòa thượng Thích Quảng Độ” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Hòa thượng Thích Quảng Độ thế danh Đặng Phúc Tuệ, sinh ngày 27/11/1928 tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thân phụ là ông Đặng Phúc Thiều, thân mẫu là bà Đào Thị Huân.
-Năm
1934, Đặng Phúc Tuệ học trường làng, xuất gia năm 1942, được Hòa thượng Thích Đức
Hải trụ trì chùa Linh Quang ban cho pháp danh Quảng Độ và gửi đến Phật học viện
Quán Sứ Hà Nội tu học.
-Năm
1944, thọ giới Sa Di.
-Năm
1947, đăng đàn thọ Cụ Túc giới.
-Năm
1952, du học ở Phật học viện Kelaniya Pirivena tại Tích Lan.
-Năm
1953, sang Ấn Độ du học cùng với Thượng tọa Thích Minh Châu, Thích Quảng Liên,
Thích Trí Không và Thích Huyền Dung.
-Năm
1958, ngài trở về Sài Gòn dạy học và dịch kinh sách
-Năm
1963, tham gia vào Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật Giáo. Ngày 20/8/1963, ngài bị bắt
và được trả tự do vào ngày 1/11/1963.
-Năm
1966, ngài sang Nhật giải phẫu phổi.
-Năm
1967, trở về nước tiếp tục dịch kinh sách và giảng dạy tại: Phật học viện Từ
Nghiêm, Dược Sư, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Hòa Hảo .v.v.
-Năm
1972, được cử làm Phát ngôn nhân kiêm Thanh tra của Viện Hóa Đạo.
-Năm
1973, ngài được Đại hội kỳ V giao chức Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.
-Năm
1977, vì không chịu để nhà cầm quyền giám sát Giáo hội và kêu gọi biểu tình chống
chế độ nên ngài bị CSVN bắt giam.
-Năm
1978, ngài ra tù nhờ áp lực của giới truyền thông Âu châu.
-Năm
1982, bị trục xuất khỏi Sài Gòn và bị an trí tại nguyên quán Thái Bình.
-Năm
1992, ngài vào Nam hoạt động đòi tự do tôn giáo.
-Năm
1995, do chuyển phẩm vật cứu trợ nạn lụt miền Tây, ngài bị 5 năm tù và 5 năm quản
chế về tội “phá hoại chính sách đoàn kết
và lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước”
-Năm
1998, dưới áp lực của Hoa Kỳ, ngài được trả tự do và bị yêu cầu phải đi tỵ nạn
tại Mỹ, nhưng ngài từ chối nên bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện và bị cấm
thuyết pháp.
-Năm 2003,
trong Đại hội của Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất tại Tu viện Nguyên Thiều ở
Bình Định, ngài được cử làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
-Tháng 9 năm 2006, ngài được trao Giải Thorolf Rafto vì "dũng
cảm và kiên trì chống đối ôn hòa chế độ Cộng sản Việt Nam". Mặc
cho nhà cầm quyền Việt Nam phản đối việc trao giải cho ngài là "không thích
hợp", vì ngài "vi phạm luật pháp,
xúi giục chia rẽ tôn giáo, phá hoại tình đoàn kết quốc gia, và từng bị pháp luật
Việt Nam kết án”.
Trong năm này,
ngài cũng được giải Nhân quyền Quốc tế Homo
Homini cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và Linh mục
Nguyễn Văn Lý.
-Ngày 22/2/2020, Hòa thượng Thích
Quảng Độ viên tịch,
thọ 92 tuổi.
Tang lễ được tổ chức tại chùa Từ Hiếu, là nơi ngài lui về tịnh dưỡng
từ năm 2018.
*****
Đời nhà
Lý có Thiền sư Vạn Hạnh được xem là một Quốc Sư mẫn tuệ, một chiến lược gia
tài ba, một nhà ngoại giao tuyệt vời và là bậc khai quốc công thần.
Tiếp đến,
nhà Trần là triều đại uy mãnh với những chiến công hiển hách, 3 lần đại thắng quân Nguyên -
Mông. Thời này cũng đã xuất hiện nhiều thiền sư trác tuyệt, trong
đó có Tuệ Trung Thượng Sĩ, người đã góp phần hình thành nền văn hóa chống lại xu thế đồng hóa
từ phương Bắc, phát triển tư tưởng dân tộc nên công lao cũng được ghi vào sử Việt.
Thời nay, Đại lão Hòa thượng
Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, được
biết đến như một tu sĩ thông thái, uyên bác về Phật học. Ngài từng là dịch
giả của nhiều tạng kinh Phật Giáo, chưa kể đến sáng tác,
biên soạn nhiều tác phẩm giá trị về Phật giáo. Nổi bật nhất
trong gần 10 tác phẩm văn học Phật giáo (phiên dịch từ
Hán văn và Anh văn) là bộ sách Phật Quang Đại Từ Điển, một công trình biên
khảo mang nhiều lợi ích cho những người tìm hiểu về Phật pháp.
Trên trang cá
nhân của mình, luật sư Lê Công Định ca tụng Hòa thượng Thích Quảng Độ là “Một
nhân vật vĩ đại tạo nên dấu ấn và chuyển biến lớn trong lịch sử Việt Nam hiện
đại”
Nhạc sĩ, blogger
Tuấn Khanh với bài viết về di sản mà vị cao tăng 92 tuổi này để lại, nói rằng: “Sự
ra đi của Hòa thượng Thích Quảng Độ là mất
mát lớn lao của Phật Giáo Việt Nam, giữa lúc các hoạt động giả tôn giáo được tổ
chức mạnh mẽ nhằm huyển hoặc dân chúng từ sự yểm trợ của Nhà Nước vô thần”.
Do đó,
cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Thích Quảng Độ là một tấm
gương sáng, có ảnh hưởng lớn, không chỉ đối với Phật Giáo mà còn đối với học thuật và văn
hóa. Việc
làm của ngài là một điểm son trong trang sử Việt, xứng đáng được vinh danh để hậu thế noi
theo.
No comments:
Post a Comment