Cụm từ “chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc” trong tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc nhân chuyến thăm VN của Tập Cận Bình, một lần nữa khẳng định mối bang giao không cân xứng giữa thuộc quốc VN và Thiên Triều Tàu Cộng. DCSVN một lần nữa cho thấy bọn chúng sẵn sàng sang nhượng chủ quyền quốc gia cho Tàu Cộng để duy trì chế độ độc tài toàn trị của chúng trên toàn cõi Việt Nam.
Để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay, trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên kính mời quí thính giả theo dõi bài viết của Nguyễn Ngọc Nhung với tựa đề “Lạ lẫm về tuyên bố chung Việt nam-Trung quốc” qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Nguyễn Ngọc Nhung
Chuyến thăm Việt nam của Tập cận Bình đã chóng vánh kết thúc, hai bên đã ra tuyên bố chung Việt nam-Trung quốc. Sẽ chẳng có gì đáng quan tâm nhiều nếu trong tuyên bố chung không có cụm từ lạ, rất lạ, nói đúng hơn là lạ hoắc, đó là cụm từ: “chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc”.
Khắp mọi nơi cộng đồng người Việt xôn xao về cụm từ này, mỗi người giải thích theo ý chủ quan của mình. Rồi đến lượt hỏi Google thì được giải thích rằng: chia sẻ là việc sử dụng chung một tài nguyên hoặc không gian. Đó cũng là quá trình phân chia và phân phối. Theo nghĩa hẹp, nó đề cập đến việc sử dụng chung hoặc luân phiên các hàng hóa hữu hạn vốn có, chẳng hạn như đồng cỏ chung hoặc nơi ở chung. Hiểu nôm na chia sẻ là việc sử dụng chung, khai thác chung và hưởng lợi chung về một tài nguyên hoặc lợi thế nằm trên lãnh thổ hoặc không gian nhất định.
Thác Bản Dốc là đơn cử điển hình về chia sẻ tương lai giữa hai nước Việt nam-Trung quốc. Chuyện kể rằng: sau nhiều năm hai bên đàm phán về phân mốc giới thác Bản Dốc không thành, buộc hai bên đi đến thống nhất do bên Trung quốc đưa ra là cả hai bên cùng tiến hành tìm kiếm dưới đáy lòng chảy của thác bản dốc. Tìm mốc giới hoặc những bằng chứng, chứng tỏ mốc giới của các triều đại trước đây của hai bên để làm căn cứ cho việc xác định mốc giới của thác Bản Dốc. Sau một hai lần hai đoàn cùng ra quân tìm kiếm đã tìm thấy mốc giới thời nhà Mãn Thanh cắm dưới lòng đất dưới dòng chảy của thác Bản Dốc .Và tá hóa ra là vậy , đến lúc đó đoàn Việt nam mới té ngửa ra là đã mắc mưu người Tàu giăng bẫy, những vì đã thống nhất ký kết trước khi cùng tiến hành tìm kiếm nên Người Việt phải cúi đầu chấp nhận đi đến thỏa hiệp phân mốc giới thác bản dốc.Theo đó phía Trung quốc chiếm toàn bộ đất phần thượng nguồn vào khoảng trên 3/4 đất thuộc thác bản dốc,Việt nam chiếm khoảng non 1/3 phần thuộc về hạ ngưồn của thác bản dốc.
Hiện nay phía Việt nam khách đến tham quan thác bản dốc chỉ được tắm trên dòng chảy thuộc lãnh thổ Việt nam (tức phần hạ nguồn của thác). Tương tự phía Trung quốc cũng vậy chỉ tắm phần thượng nguồn. Có sự chia sẻ của hai bên mà chủ yếu là từ phía Trung quốc nên tầm nhìn ngắm cảnh hoặc quay phim, nhiếp ảnh vẫn thỏa sức về toàn cảnh của thác bản dốc, đó chính là sự chia sẻ của hai bên Trung-Việt. Giả sử nếu không có sự chia sẻ từ phía Trung quốc đối với Việt nam, có nghĩa rằng Trung quốc che chắn toàn bộ 3/4 thác bản dốc ở thượng nguồn (phần đẹp nhất của thác) thì phần thác thuộc Việt nam sẽ lập tức vắng bóng khách như chùa bà đanh. Cảnh đẹp thiên nhiên tạo hóa về thác bản dốc ở phía Việt nam chẳng có gì đáng chiêm ngưỡng. Chính vì thế nên đề tài về sự lấn chiếm thác bản dốc của Tàu cộng nay các kênh thông tin truyền thống cộng sản Hà nội nhiều năm nay đã không hề nhắc đến vì sẽ gây tổn thương trong quan hệ Việt-Trung. Và nguy cơ phía Việt nam phải đóng cửa thác bản dốc vì toàn cảnh thiên nhiên tạo hóa của thác thuộc về lãnh thổ Trung quốc.Toàn thể nhân dân Việt nam đều biết, chỉ có giới cầm quyền Ba đình giả vờ như không biết về Tàu cộng lấn chiếm thác bản dốc của Việt nam, nay Tàu cộng yêu cầu cầm quyền Hà nội buộc phải thừa nhận 3/4 đất thác bản dốc là chủ quyền của Tàu cộng vì đã ký kết và theo đó sẽ được đón nhận sự chia sẻ của Tàu cộng trong việc khai thác thác bản dốc.
Sau tuyên bố chung Việt nam-Trung quốc này tiếp đến sẽ là Hoàng sa, Trường sa của Việt nam vĩnh viễn thuộc về Tàu cộng. Việt nam sẽ phải câm họng trong việc lên tiếng đòi lại Hoàng sa và Trường sa và theo đó Việt nam sẽ ngay lập tức từ bỏ ý định kiện tàu cộng ra tòa án quốc tế. Và được như vậy Tàu cộng sẽ chia sẻ phần nào đó với Việt nam, có thể là cho ngư dân Việt nam đến Hoàng sa, Trường sa khai thác đánh bắt hải sản ở một vài vùng biển lân cận theo quy định của người Tàu. Người Việt có thể đến Hoàng sa,Trường sa tham quan du lịch, giao lưu văn hóa hoặc buôn bán chao đổi hàng hóa theo quy định của Người Tàu, và đó là sự chia sẻ tương lai Việt Nam –Trung quốc. Tương tự như trên, Bauxite Tây nguyên đã bị Tàu cộng khai thác với chiêu bài “chia sẻ tương lai Trung-Việt”. Tiếp đến là các đặc khu Kinh tế Vân đồn-Bắc phong Vân và Đảo phú quốc sẽ rơi vào tay người Tàu với mô hình “chia sẻ tương lai hai nước Việt Trung vv… và vv…
Chiêu trò “chia sẻ tương lai Việt nam-Trung quốc”là chiếc vòng kim cô bắt nhà cầm quyền cộng sản Hà nội phải từng bước hiến dâng đất cho Tàu cộng để hy vọng đổi lấy sự bình yên của chế độ.
Đã đến lúc toàn thể nhân dân Việt nam muôn người như một nhất tề đứng lên truyền cho nhau mệnh lệnh: “sông núi nước Nam vua Nam ở-rành rành phân định ở sách Trời”.
No comments:
Post a Comment