Sunday, December 10, 2023

Tin Tức: Chủ Nhật 10.12.2023

Tin Tức

Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Miên Dương

1.Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI CAO NHẤT THẾ GIỚI

Vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn. Trong ba tuần qua, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã đến mức báo động và bị xác định là đứng đầu thế giới vào thời điểm 9:30 sáng ngày 8/12.

Các hình ảnh của người dân cũng như báo chí trong nước đăng tải vào sáng ngày 8/12 cho thấy nhiều khu vực ở Hà Nội bị bao phủ bởi lớp bụi trắng đục dày đặc. IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới) xếp mức ô nhiễm không khí của Hà Nội ở mức cao nhất thế giới với chỉ số AQI trung bình 200 đơn vị. Và thủ đô của Việt Nam luôn nằm trong hàng đầu các thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu với nồng độ bụi mịn PM2.5, cao gấp hàng chục lần giới hạn cảnh báo của WHO.

Các cơ quan hữu trách Việt Nam xác định nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội bao gồm khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, đốt rác, từ các làng nghề tái chế không được kiểm soát, khí thải từ các công trình xây dựng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là nạn phá rừng, sự tàn phá môi trường để đổi lấy lợi nhuận thương mại từ chủ trương của nhà cầm quyền đã không được đề cập.

 

2. CIVICUS XẾP HẠNG VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA CÓ QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ “BỊ ĐÓNG KÍN” TRONG NĂM 2023.

Bản Báo cáo của CIVICUS, một Liên minh Dân sự Toàn cầu có trụ sở tại Johanseburg (Nam Phi) đã xếp Việt Nam chỉ đạt 13 trong thang 100 điểm về các quyền tự do dân chủ. Bản Báo cáo được công bố hôm 6/12, đánh giá các điều kiện ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ về không gian dân sự từ thang điểm từ “Mở” đến “Bị Đóng Kín” dựa trên mức độ chính quyền vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp của người dân. Không gian dân sự được định nghĩa là sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này. Mức điểm mà Việt Nam bị đánh giá còn sau Cuba với 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam bị liệt vào “danh sách đen” kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.

Bản Báo cáo được hình thành bởi sự hợp tác với 20 đối tác nghiên cứu xã hội dân sự. CIVICUS cũng nêu rõ tình trạng nhà cầm quyền hạn chế quyền tự do tìm kiếm và tiếp cận thông tin của người dân bằng cách ngăn chặn các website cũng như các bài đăng có nội dung cổ võ cho quyền tự do dân chủ trên các nền tảng xã hội.

Tổ chức này cũng lên án những điều luật mơ hồ, tùy tiện như “Tuyên truyền chống nhà nước”, “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” để bủ tù những người thực thi các quyền chính trị và dân sự. Gần đây, điều luật “Trốn thuế” đã được áp dụng một cách phổ biến hơn để bỏ tù những nhà hoạt động môi trường.

Hiện còn hơn 100 nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam cầm và danh sách sẽ tăng lên vì Hà Nội vẫn duy trì sự đàn áp.

 

3.HOA KỲ CHẶN DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ KÊU GỌI NGỪNG BẮN TẠI DẢI GAZA.

Trong phiên họp của Hội Đồng Bảo An LHQ hôm thứ Sáu 08/12/2023, Hoa Kỳ đã dùng quyền phủ quyết để chặn dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi « ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo » tại dải Gaza. Dự thảo nghị quyết này được tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và gần 100 quốc gia hưởng ứng. Anh quốc, đồng minh thân cận của Mỹ và là một trong 5 quốc gia có quyền phủ quyết đã không tham gia bỏ biểu quyết. Hôm 6/12, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã dùng đặc quyền, viện dẫn điều khoản 99 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, gây áp lực để Israel ngừng bắn vì lý do nhân đạo. Giới quan sát cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến thất bại của ông trong Dự thảo nghị quyết này, mặc dù đã có 13 thành viên Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu ủng hộ.

Quan điểm của Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc rằng Dự thảo này ‘không phù hơp với thực tế’ và sẽ không có bất kỳ một tác dụng nào trên thực địa”. Ông đồng thời cũng  kêu gọi tiêu diệt Hamas, tương tự như quan điểm của Thủ tướng Israel Netanyahu.

No comments:

Post a Comment