Bạo quyền cs luôn luôn bị ám ảnh bởi chiến tranh “ nồi da xáo thịt” và muốn cào xé cho chảy máu vết thương cũ
dù nó chưa bao giờ lành. Trong
tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài
viết có tựa đề: “Di chứng tinh thần” của Ngọc Minh sẽ được Vân Hà trình bày để
tiếp nối chương trình tối hôm nay.
1) Sau khi chiếm được thành phố Nha Trang xinh
đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm
một cột trụ xi măng tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công, để ghi công các
liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.Thời gian dần trôi, cây trụ xi
măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.
Chính quyền muốn phá bỏ nó đi nhưng không dám
vì sợ mang tội phá bỏ tượng đài tổ quốc ghi công, giống như hành vi phá bỏ bàn
thờ. Thế là họ bàn nhau tìm kiếm một giải pháp thẩm mỹ cho cây cột. Một Kiến
trúc sư hiến kế làm một bông hoa gì gì đó trùm lên cây cột. Thế là, tự nhiên
một thiết kế kỳ dị xuất hiện giữa trung tâm thành phố biển xanh cát trắng, nơi
du khách ghé lại để lẩm nhẩm bài hát “Nha Trang ngày về”.
Giờ cái bông kỳ dị vẫn tồn tại ngay bên bờ
biển, chứa cái cột Tổ quốc ghi công ở bên trong (ảnh trên). Người ta đã đem ký
ức chết chóc về chiến tranh (liệt sĩ) để trang điểm thẩm mỹ cho một thành phố
hòa bình, thân thiện với du khách quốc tế.
Tôi gọi đó là di chứng tinh thần của chiến
tranh. Do nó mới xuất hiện sau khi hòa bình lập lại và thống nhất đất nước nên
có thể hiểu được tại sao chính quyền mới muốn đóng dấu ấn của chiến tranh, của
kẻ thắng trận lên một đô thị chiến lợi phẩm.
2) Thế nhưng, cái di chứng tinh thần của chiến
tranh đó không buông tha kẻ thắng trận và nó được dùng để áp đặt lên đời sống
hiện đại của đồng bào sau nửa thế kỷ chiến tranh kết thúc.
Cách đây mấy tháng, tôi về thăm Lagi, một tỉnh
lỵ cũ đã biến mất danh tính (Bình Tuy). Từ thị trấn thuộc huyện, nó vừa được
nâng cấp lên thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận, đang trong quá trình tái thiết để
phát triển đô thị.
Trong một khu phố của phường Phước Hội, người
ta ưu tiên một thửa đất rộng để xây dựng cái đài liệt sĩ mới toanh, y như cây
cột Tổ quốc ghi công ở Nha Trang 40 năm trước (ảnh dưới).
Phát triển nhưng không quên ký ức máu xương –
một di chứng tinh thần của chiến tranh vẫn tiếp tục hiện diện “rực rỡ” trong
thời hiện tại.
3) Trong mấy ngày Tết Quý Mão ở Sài Gòn, một
băng rôn đỏ rực được treo bên ngoài khuôn viên trụ sở UBND quận 1 (ngay con
đường trung tâm mang tên Lê Duẩn) với nội dung tuyên dương tinh thần bất diệt
của cuộc tiến công đẫm máu Tết Mậu Thân 1968.
Lại là ký ức chiến tranh song hành với ngày lễ
vui chơi truyền thống (cũng là) thiêng liêng của dân tộc. Tấm băng rôn đó làm
mấy ngày Tết cổ truyền mất vui vì nó khơi gợi lại ký ức kinh hoàng muốn quên
của người dân thành phố này 55 năm trước. Đó là một cách tra tấn tinh thần tàn
nhẫn của những kẻ chủ trương treo tấm băng rôn đối với đồng bào của họ.
Người ta không chịu đóng khung ký ức ấy trong
bảo tàng, trong một khu tưởng niệm kín đáo, bảo đảm tính thiêng liêng nào đó ở
vùng ngoại ô yên bình, chẳng hạn. Không, người ta muốn trưng bày nó ra ngay
chính diện của đời sống như một thứ “tro tàn rực rỡ” để chiêm ngưỡng và để chỉ
đường.
Thứ di chứng tinh thần nặng nề đó kéo trì con
người trở lại quá khứ. Trong khi dân tộc này đang cần bước đến tương lai. Làm
sao bước đến tương lai khi chân đeo hai quả tạ sắt nặng nề của quá khứ, thay vì
một sợi dây chuyền kim cương thời trang sang trọng trên cổ?
No comments:
Post a Comment