Sau chuyến đi triều kiến Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng CS Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua, Thái thú Nguyễn Phú Trọng theo lệnh Bắc Kinh loại bỏ các Ủy viên Trung ương Đảng có khuynh hướng thân Tây phương, hoặc được đào tạo từ Hoa Kỳ và Âu châu ra khỏi guồng máy lãnh đạo đảng và chính phủ, đồng thời sẵn dịp thanh trừng thế lực của phe chống đối.
Mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa
đề “Đảng CSVN lệ thuộc nặng nề vào Tàu Cộng và đang bị phân hóa trầm
trọng” qua giọng đọc của HẢI NGUYÊN để chấm dứt chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả,
Ngày 30/12/2022 tại trụ sở Trung
ương Đảng, phiên họp bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN (khóa
XIII) đã đưa ra quyết định ngưng chức Ủy
viên Bộ Chính Trị cùng với Ủy viên Trung ương Đảng đối với Phạm Bình Minh, và ngưng
chức Ủy viên Trung ương Đảng đối với Vũ Đức Đam.
Chỉ hơn
2 tuần sau, vào ngày 17 tháng 1 năm 2023, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lại công bố quyết định bãi nhiệm Nguyễn Xuân Phúc khỏi các chức
vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh
nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ông Phúc bị lột chức vì chịu trách
nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ
tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó
Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý
hình sự.
Các diễn
biến trên cho thấy cảnh gió tanh mưa máu với cuộc chiến
tranh quyền đoạt vị đang diễn ra khốc liệt trong giới lãnh đạo của
đảng CSVN, trong đó cánh thân Tây phương đang bị cánh thân Tàu tận diệt.
Phạm
Bình Minh 64 tuổi, Ủy viên Bộ Chính Trị là người đầu tiên của khóa XIII bị
thanh trừng, mất chức Ủy viên Trung ương Đảng và mất luôn chức Phó
Thủ tướng thường trực. Phạm Bình Minh được đào tạo tại đại học Mỹ, từng là Bộ
trưởng Bộ Ngoại Giao từ năm 2011 đến 2021. Minh là con của ông Phạm Văn Cương, tức
Nguyễn Cơ Thạch, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao CSVN thời 1980 đến 1991, người bị
Bắc Kinh xem là kẻ thù vì chủ trương chống Tàu.
Vũ Đức
Đam 59 tuổi, được đào tạo tại Bỉ, từng là Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống
Covid-19 (từ đầu năm 2020 đến tháng 8 năm 2021), mất chức Ủy viên Trung
ương Đảng và mất luôn chức Phó Thủ tướng.
Nguyễn Xuân
Phúc, trong thời gian làm Thủ Tướng, đã thể hiện khuynh hướng thân Mỹ rất rõ rệt,
qua các chuyến viếng thăm Hoa Thịnh Đống và các giao dịch thương mại giữa hai
nước.
Các nhà
quan sát chính trị đều có cái nhìn chung rằng, do vị trí địa dư kề cận, do mối
bang giao không cân xứng và nhất là do kinh tế phụ thuộc vào Tàu Cộng nên VN phải
nghe theo lệnh của Bắc Kinh. Nếu ngả về phía Hoa Kỳ và Tây phương, VN sẽ bị thiệt
hại nặng do Tàu Cộng trừng phạt.
Vì vậy,
cho dù Mỹ đã cố gắng tối đa để nâng cấp ngoại giao song phương lên mức “đối tác chiến lược”, cũng như thường xuyên mở các cuộc
thăm viếng cấp cao, gia tăng viện trợ nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi để VN
xuất cảng hàng hóa vào thị trường HK. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng giảm bớt sự phê
phán Việt Nam về các vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo như các nước khác, và
nhất là đưa VN ra khỏi danh sách bị giám sát thao túng tiền tệ.
Nhưng rốt
cuộc HK vẫn không thành công.
Hơn thế
nữa, HK muốn giúp VN củng cố quốc phòng để tự bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông,
giúp phát triển năng lượng tái tạo và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long,
nhưng thái độ thân thiện Tàu Cộng của đảng CSVN đã làm cho giới chính trị gia Mỹ
thất vọng.
Nhiều
nhà quan sát dự báo trong năm 2023, có thể HK sẽ hủy bỏ chính sách ưu đãi trong
lãnh vực thương mại và tài chánh. Điều này sẽ gây khó khăn cho VN trong việc
giao thương trong tương lai.
Trong
khi đó, Quy định số 80 ngày 5/9/2022 về “phân cấp quản lý cán bộ và bổ
nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”, có nội dung tái khẳng định
quyền lực tối cao của Bộ Chính Trị trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng, bao gồm các vị trí lãnh đạo như: Tổng bí thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Các chức vụ quan trọng
trong chính phủ từ Phó Thủ tướng cho đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng không còn do Thủ tướng bổ nhiệm, mà do Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư lựa chọn. Tương tự, Chủ tịch Nước cho dù theo hiến định là người chỉ huy các lực lượng vũ trang, cũng không còn quyền phong tướng cho các sĩ quan
quân đội và công an như trước, mọi quyết định đều do Bộ Chính Trị sắp xếp.
Khi Đảng
nắm trong tay cả 3 quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quy định 80 làm cho hành
pháp có thêm nhiều quyền hạn, Đảng đang có “thượng phương bảo kiếm”, muốn chém
ai thì chém, tùy ý trù dập mà không cần công lý, nên thị uy trước “bàn dân
thiên hạ” là vậy.
Nguyễn Phú Trọng tin rằng, nhờ vào
Tàu Cộng và chính sách tuyên truyền có chủ đích, cũng như nhờ vào giới truyền
thông lề đảng, mình có thể ngụy trang chiến dịch thanh trừng phe chống đối
trong đảng qua hình thức “đốt lò” và “kỷ luật” để lấy lòng dân và vun đắp niềm
tin của đảng viên. Nhưng Tổng Trọng quên phản ứng ngược, điều này dễ bị “gậy
ông đập lưng ông”, nội bộ đảng CSVN sẽ bị phân hóa và dần dần tan rã.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment