Dấu ấn nổi bật nhất của chính trường Việt Nam trong năm 2022 vừa qua là các đại án tham nhũng với kết quả là vô số quan chức cao cấp bị hạ bệ. Để biện minh cho sự việc này, đảng CSVN, chính thức là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lại đặt ra chiêu bài mới. Đó là “Cắt bỏ môt vài cành sâu mọt để cứu cây”. Mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của Lực Lượng Cứu Quốc với tựa đề “Chiêu Bài ‘Cắt Cành Cứu Cây’” do Hải Nguyên trinh bày sau đây.
Thưa quý thính giả,
Ngày 21 tháng giêng năm 2022, tức ngày 30 Tết vừa qua,
báo Diễn Dàn Doanh Nghiệp ấn bản điện tử có đăng bài bình luận tựa đề “Cắt
cành sâu mọt để cứu cây”. Đây là bài cuối trong loạt bài có tên chung “Giữ
lửa ‘Lò đốt tham nhũng’” của tác giả Nguyễn Giang. Nội dung bài này là xưng tụng
sự thành công của công cuộc phòng chống tham nhũng của đảng CSVN, đặc biệt là của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự thành công này đã được tác giả diễn tả trọn vẹn
ngay trong tiểu tựa của bài viết, xin trích “Chưa bao giờ công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng lại được thực hiện một cách quyết liệt, hiệu quả như thời
gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.”
Nhưng đáng lưu ý nhất là cái tựa “Cắt cành sâu mọt để
cứu cây”. Đây là chiêu bài vừa được đảng CSVN tung ra cách đây không lâu để biện
minh cho việc loại bỏ một số cán bộ cao cấp với tôi danh tham nhũng. Các cán bộ
này được cho là những cành cây “sâu mọt” cần phải cắt bỏ để cứu cây, tức là cứu
đảng CSVN.
Thật ra, chính Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đã sử
dụng chiêu bài “cắt cành, cứu cây” này. Trong buổi tiếp xúc với cử tri đơn vị bầu
cử quận Đống Đa, Ba đình, Hà Nội ngày 23 tháng 6 năm 2022, ông Trọng cho biết
ông không thích thú gì việc kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất
đau xót, nhưng buộc phải làm, phải "cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để
cứu cả cây".
Từ đó chiêu bài “cắt cành, cứu cây” đã liên tục xuất
hiện trên các cơ quan truyền thông nhà nước, theo đúng chức năng “con vẹt” của
bộ máy tuyên truyền CSVN.
Thế nhưng thực tế cho thấy không phải chỉ “một vài
cành cây sâu mọt” như đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng tuyên bố; trái lại có thể
nói hầu như cành cây nào cũng bị sâu mọt, không nhiều thì ít. Con số cán bộ cao
cấp bị hạ bệ, cùng với số lượng các ban ngành từ trung ương đến địa phương liên
quan đến tham nhũng đã chứng minh sự kiện này.
Cụ thể là trong buổi điều trần tại Quốc Hội chiều ngày
4 tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết trong năm
2021 và 6 tháng đầu năm 2022, đã có 20,300 đảng viên bị xử lý kỷ luật, kể cả bi
xử hình sự. Con số này tương đương với 1% tổng số công-viên chức của bộ máy
hành chánh Việt Nam. Trong số bị kỷ luật này, đã có đến 56 cán bộ thuộc diện Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý, tức là những quan chức cấp Bộ trưởng, Thứ Trưởng,
hoặc thấp nhất cũng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, vv... Cần lưu
ý là các con số vừa nêu chỉ là số liệu mà đảng CSVN công bố. Trong thực tế, chắc
chắn con số này phải nhân lên gấp 5, gấp 7 lần hơn.
Tuy nhiên, nếu khách quan nhận định, không ai ngạc
nhiên về sự thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng, nói riêng, và của tập đoàn đầu sỏ
đảng CSVN nói chung khi đối đầu với tệ nạn tham nhũng trong suốt mấy chục năm
qua. Lý do là vì “tham nhũng” phát suất từ lòng tham, một phó sản của sự ham
thích muốn được đày đủ, sung túc. Đây là bản chất tự nhiên của con người, dù
sinh ra ở đâu, vào thời nào cũng vậy. Cho nên, đã là con người, nếu không bị kiểm
soát một cách gắt gao, trừng trị bằng những hình phạt nặng nề, thì ai cũng dễ
dàng bị lòng tham thúc đẩy để tham nhũng.
Vì vậy, tệ nạn tham nhũng của các quan chức trong bộ
máy cầm quyền đã xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Âu sang Á. Nhưng điểm
đáng nói là tệ trạng tham nhũng của quan chức ở các nước khác chỉ là những trường
hợp hiếm hoi, cá biệt, trong khi nạn tham nhũng của các quan chức ở Việt Nam có
tính cách tràn lan và kéo dài liên tục, như chính các tay đầu sỏ CSVN đã thú nhận
trong bao năm qua.
Lý do là vì ở các nước theo thể chế dân chủ tam quyền
phân lập, các đảng phái đối lập và hệ thống báo chí tự do luôn theo dõi, canh
chừng hành vi các quan chức cầm quyền, khiến thành phần này không giám lộng
hành. Ngược lại, tại Việt Nam, đảng CSVN là đảng cầm quyền duy nhất một cách
tuyệt đối và vĩnh viễn. Vị trí độc tôn này của đảng CS đã được hiến định hóa
qua điều 4 hiến pháp của Việt Nam. Với vị thế đứng trên và đứng ngoài luật pháp
như vậy, các đảng viên đảng CS đã tự tung, tự tác, bao che cho nhau, dung dưỡng
nhau, mọi biện pháp phòng chống tham nhũng chỉ là hình thức, hoặc chỉ để phe
nhóm thanh toán lẫn nhau.
Chính vì vậy, để tận diệt tệ nạn tham nhũng tại Việt
Nam, phương cách duy nhất không những là chặt bỏ toàn bộ cái cây, tức là đảng CSVN, mà
còn phải khai quật để tận diệt cả gốc rễ của nó. Thay vào đó là một loại cây mới,
nẩy mầm từ hạt giống nhân bản, tự do, dân chủ đích thực, chứ không phải từ loại
hạt giống độc tài, sắt máu của chủ thuyết ngoại lai.
Cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài Quan Điểm của
chúng tôi./.
No comments:
Post a Comment