Wednesday, August 7, 2024

Tin Tức: Thứ Tư 07.08.2024

Tin Tức

Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An

1/ KHỐI ÂU CHÂU GIA TĂNG BẤT THƯỜNG CÁC CẢNH BÁO VỀ NÔNG SẢN VN

Các biện pháp kiểm soát vệ sinh cùng kiểm dịch động thực vật của Liên minh Âu châu đối với nông sản nhập từ Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đã gia tăng gần 20%. Đây là mức tăng cao nhất trong các đối tác thương mại nông sản của Việt Nam.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, số lượng cảnh báo từ Âu châu đã gia tăng bất thường. Cụ thể, Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong nửa năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo. Trong số này, Sài Gòn là chiếm nhiều nhất, với 23 cảnh báo.

Phân tích nguyên nhân về sự tăng bất thường số lượng cảnh báo, có cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Về phía chủ quan, doanh nghiệp xuất cảng chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập cảng vì mức ô nhiễm của mỗi nước là khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, theo thói quen từ trước, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch xử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh và phân bón không đúng hướng dẫn.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói.

Các biện pháp kiểm dịch được quốc gia đưa ra nhằm ngăn chặn các loại sinh vật gây hại nguy hiểm, đồng thời tránh rủi ro tại các cảng ở quốc gia nhập cảng, thúc đẩy tốc độ thông quan.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-on-the-abnormal-increase-of-vietnams-agri-produce-warned-08062024085245.html

2/ MỸ ĐIỀU TRA SẢN PHẨM MẬT ONG VN BÁN PHÁ GIÁ

Bộ công thương Việt Nam cho biết bộ thương mại Hoa Kỳ vừa đăng thông báo khởi xướng rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá lần thứ hai đối với mật ong Việt Nam.

Theo thông báo vào ngày 2/8 của bộ công thương Việt Nam, thời kỳ rà soát là từ ngày 1/6 năm ngoái đến ngày 31/5 năm nay. Trong vòng 35 ngày kể từ ngày đăng thông báo vừa nêu, bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành chọn các doanh nghiệp tùy thuộc theo số liệu của cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp nào trong danh sách này không xuất cảng mật ong sang Hoa Kỳ trong thời kỳ rà soát cần thông báo cho bộ thương mại Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày nếu có lô hàng bị ngừng cho nhập để được xem xét.

Ngoài ra, trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xưởng rà soát, các bên có thể rút đơn yêu cầu rà soát của mình, dự trù đến ngày 27/10 năm nay.

Ngoài ra, để có thể hưởng thuế suất riêng rẽ, doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng rà soát. Trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ và không được chọn làm bị đơn bắt buộc, doanh nghiệp sẽ bị áp mức thuế suất toàn quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-usa-started-to-review-anti-dumping-tariff-on-vietnam-honey-08062024085837.html

3/ THỦ TƯỚNG BANGLADESH TRỐN CHẠY, QUỐC HỘI BỊ GIẢI TÁN

Vào hôm qua 6/8, tổng thống Bangladesh đã giải tán quốc hội, mở đường cho cuộc bầu cử mới để thay thế Thủ tướng Sheikh Hasina vừa từ chức và chạy trốn khỏi đất nước, sau nhiều tuần xẩy ra các cuộc biểu tình phản đối, khiến đất nước lâm cảnh bạo loạn.

Tổng thống Mohammed Shahabuddin cũng ra lệnh bãi bỏ lệnh quản thúc tại gia đối với lãnh đạo phe đối lập Khaleda Zia để ông này vận độnh tranh cử.

Tổng tư lệnh quân đội Bangladesh, tướng Waker-Uz-Zaman, vào hôm qua đã có cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo phong trào biểu tình sinh viên, nhằm chuẩn bị cho việc thành lập một chính phủ lâm thời theo như cam kết, sau khi thủ tướng Sheikh Hasina chạy sang Ấn Độ.

Tuy nhiên, Nahid Islam, một trong những lãnh đạo phong trào sinh viên phản đối chính sách hạn ngạch tuyển công chức, nêu rõ là chính quyền lâm thời mới phải bao gồm cả giải Nobel Hòa bình Muhammad Yunus, nay đã 84 tuổi. Phong trào này khẳng định không chấp nhận một chính phủ nào do quân đội hậu thuẫn hay điều hành

Cần biết là tình trạng bạo loạn trong mấy tuần qua được xem là một cuộc cách mạng.Nữ thủ tướng Sheikh Hasina cuối cùng đã thừa nhận điều này. Vào lúc hàng trăm ngàn người đổ về thủ đô Dhaka, bà đã đầu hàng ngay trước khi phủ thủ tướng bị đám đông xâm chiếm.

Một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập nếu như quân đội và sinh viên đạt đồng thuận. Ông Muhammad Yunus, kinh tế gia từng đoạt giải Nobel Hòa bình, rất được giới trẻ ủng hộ nắm quyền lãnh đạo.

Tổng thống Bangladesh, hiện vẫn tại vị, đã trả tự do cho cựu thủ tướng và nhà đối lập Khaleda Zia, biểu tượng cho sự trở lại của nền dân chủ như yêu cầu của người biểu tình.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240806-bangladesh-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-g%E1%BA%B7p-gi%E1%BB%9Bi-sinh-vi%C3%AAn-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-l%E1%BA%ADp-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-l%C3%A2m-th%E1%BB%9Di

4/ BINH SĨ MỸ BỊ THƯƠNG TRONG VỤ TẤN CÔNG VÀO CĂN CỨ Ở IRAQ

Giới chức Mỹ loan báo là ít nhất 5 binh sĩ Mỹ bị thương trong cuộc tấn công nhằm vào một căn cứ quân sự ở Iraq vào hôm thứ Hai 5/8, trong lúc Trung Đông đang căng thẳng về một làn sóng tấn công mới của Iran và đồng minh của nước này sau khi các thành viên cấp cao của hai nhóm hiếu chiến Hamas và Hezbollah bị giết chết.

Hai quả rocket đã bắn vào căn cứ không quân al Asad ở miền tây Iraq, theo hai nguồn tin an ninh Iraq cho hay. Một nguồn tin an ninh Iraq cho biết 2 quả rocket đã lao vào trong căn cứ. Không rõ liệu cuộc tấn công này có liên quan đến lời đe dọa của Iran về việc trả đũa những vụ bắn giết gần đây hay không. Vào hôm 31/7, Iran cho biết Mỹ phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát thủ lãnh Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran vì Mỹ ủng hộ Do Thái.

Giới chức Mỹ giấu tên cho hay trong số những binh sĩ Mỹ bị thương có một người bị thương nặng. Họ nói rằng con số thương tích dựa trên các báo cáo ban đầu và có thể sẽ còn thay đổi.

Cần biết là vào tuần trước, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công ở Iraq nhằm vào những người mà họ cho là các chiến binh đã sẵn sàng phóng máy bay không người lái và gây ra mối đe dọa cho các lực lượng của Mỹ và liên minh.

Là một đồng minh hiếm thấy của cả Mỹ lẫn Iran, Iraq là nước chủ nhà của 2500 quân nhân Mỹ trong khi họ có lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn có liên kết với lực lượng an ninh của Iraq.

Chính phủ Iraq đã phải rất vất vả trong việc khống chế các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn đã tấn công lực lượng Mỹ ở Iraq và ở nước láng giềng Syria hàng chục lần kể từ ngày 7/10 năm ngoái.

https://www.voatiengviet.com/a/binh-si-my-bi-thuong-trong-cuoc-tan-cong-can-cu-iraq/7731408.html

 

No comments:

Post a Comment