Wednesday, November 12, 2014

Tác Hại Của Chuyện Tham Nhũng -- Hối Lộ

Thứ Tư, ngày 12.11.2014    
Tại sao tài sản của quốc gia càng ngày càng nhỏ dần trong khi đó tài sản của các cá nhân trong bộ máy cầm quyền càng ngày càng béo to ra? Nguyên Hồng sẽ trình bày trong chuyên mục Con Người Việt Nam. Mời quý thính giả cùng theo dõi sau đây
Tham nhũng -- hối lộ là một căn bệnh phá hoại tài sản của đất nước, lũng đoạn kinh tế và tạo ra một bộ máy nhà nước là nơi để làm giàu cho những cá nhân có chân đứng trong cơ quan cầm quyền thay vì phục vụ người dân.
Hãy lấy một vài thí dụ để dẫn chứng những điều vừa nói bên trên. Việc phá rừng bừa bãi là một tác hại rất lớn đối với môi sinh. Một nhà nước độc tài có thể có những luật lệ để bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các cá nhân hay công ty phá rừng đút lót cho cán bộ kiểm soát rừng một số tiền lớn để họ có quyền phá những khu rừng mà theo đúng luật không được phá. Cán bộ kiểm soát rừng vì lợi nhuận trước mắt sẽ mặc nhiên để cho mọi người phá rừng mà không lên tiếng. Cuối cùng thì tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ mất dần, mất dần, chưa kể tác hại cho môi sinh trong việc phá rừng.
Tham nhũng - hối lộ làm kinh tế bị lũng đoạn. Công an biên phòng có nhiệm vụ kiểm soát các loại hàng cùng loại với hàng trong nước để tạo điều kiện cho hàng trong nước có cơ hội đi lên trong giới tiêu thụ ở trong nước. Tuy nhiên, con buôn hối lộ tiền cho công an biên phòng để đem hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam và cuối cùng thì hàng nội địa sẽ bị hàng của Trung Quốc giết chết vì hàng lậu rẻ hơn hàng trong nước. Chưa kể một số hàng quốc cấm được đưa vào Việt Nam với sự bao che của công an biên phòng. Chưa kể hàng Trung Quốc có những chất hoá học độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu thụ.
Một thí dụ khác là công an giao thông. Thay vì bắt giữ và phạt những người vi phạm luật đi đường, hoặc vi phạm luật chở hàng quá trọng tãi, thì công an giao thông sẵn sàng nhận tiền hối lộ từ những người vi phạm luật giao thông. Kết quả là công an giao thông có tiền, người vi phạm luật bị phạt ít tiền cho nên cũng có lợi. Phần hại thì thuộc về sự mất mác của quốc gia,tạo ra tình trạng mọi người xem luật lưu thông không ra gì bởi tiền phạt cho hối lộ xem ra quá ít so với tiền phạt thực sự. Đường xá thì sẽ hư sớm hơn bởi chở quá trọng tãi, chưa kể sự nguy hiểm của chuyện chở quá trọng tãi có thể xảy ra tai nạn thiệt hại đến nhiều người, đặc biệt những loại chở quá trọng tãi như chất hóa học hoặc xăng, khí đốt.
Tham nhũng -- hối lộ dẫn đến tình trạng vi phạm luật giao thông, hoặc dẫn đến tình trạng cảnh sát giao thông lợi dụng quyền hạn hiện có để bắt chẹt quần chúng lấy tiền bỏ túi (dĩ nhiên phải chia cho cấp trên bởi cấp trên biết điều này và cho phép cấp dưới thực hiện). Điều này ở Việt Nam là chuyện rất bình thường. Bình thường ở mức độ là luật giao thông không được tôn trọng, tinh thần tôn trọng luật ít có xảy ra bởi nếu có vi phạm luật thì hối lộ cho xong chuyện. Người nhận hối lộ có lợi và người vi phạm luật cũng có lợi. Thành ra cơ chế tham nhũng -- hối lộ làm cho mọi người tha hồ vi phạm luật giao thông. Chưa kể cảnh sát giao thông cứ thổi phạt bừa bãi -- cho dù cá nhân lái xe hoàn toàn không có lỗi gì, nhưng vì thời gian là tiền bạc, đút lót cho xong để khỏi mất thời gian.
Tham nhũng sẽ dẫn đến những công trình xây cất không có chất lượng. Điều này thấy mỗi ngày trên những con lộ mới xây nhưng chỉ vài tháng thì lộ bị hư. Và cũng chính tham nhũng dẫn đến tình trạng làm việc vô trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau để rồi tất cả đều phủ tay bởi không phải là do lỗi của mình. Cuối cùng thì chi phi cho quốc gia càng ngày càng gia tăng mà số tiền thu vào càng ngày càng ít.
Tham nhũng -- hối lộ ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty trong nước. Nếu có một dự án công cộng lớn lao khoảng vài chục triệu đô la, một công ty trong nước và một công ty nước ngoài tranh thầu. Công ty nước ngoài nhiều tiền hơn sẽ đút tiền cho cán bộ chấp nhận ký công tra để được thắng thầu cho dự án vàichục triệu đô la. Nếu công ty trong nước là một công ty có tầm vóc với công ty nước ngoài, và khả năng làm việc cao hơn thì vô hình chung tham nhũng đã giết chết đi công ty trong nước.
Tham nhũng -- hối lộ làm cơ quan tài chính là ngân hàng bị thiệt hại. Trong việc cho vai tiền, nếu công ty (hoặc cá nhân) mượn tiền sẵn sàng hối lộ với cá nhân có quyết định trong việc cho vai tiền thì cho dù tình trạng tài chính của công ty tốt hay không tốt không phải là điều quan tâm của người quyết định cho vai tiền. Nếu số tiền hối lộ càng cao thì quyết định cho mượn sẽ thông qua bởi những cá nhân làm trong ngân hàng có lợi cho quyết định trên. Chuyện công ty hay cá nhân mượn tiền trả hay không trả là chuyện ở tương lai, chẳng ảnh hưởng đến cá nhân quyết định của hôm nay. Kết quả là các ngân hàng Việt Nam có những món nợ cho vai từ các công ty (nhà nước hay tư nhân) hoàn toàn không có khả năng để trả, và món nợ này các cơ quan tài chính quốc tế gọi là nợ xấu, có ảnh hưởng đến sự vai mượn của quốc gia đối với thị trường tài chính của thế giới. Tại VN ngân hàng là của nhà nước và sự tham nhũng này đưa đến sự thất thoát tiền bạc của quốc gia -- khi mà số nợ cho mượn không hề được lấy lại từ những công ty đáng lẽ không thể nào cho mượn ngay từ lúc đầu.
Với một hệ thống tham nhũng có hệ thống, do cơ chế của đảng tạo ra thì chuyện tạo ra thị trường chứng khoán để kêu gọi sự đầu tư của các cá nhân trong nước, hay quốc tế sẽ là một điều rất buồn cười nếu không muốn nói là vô lý. Cơ quan nào có đủ khả năng về mặc chuyên gia để kiểm soát sổ sách của các công ty đưa chứng khoán bán ngoài thị trường? Khi mà cả nước tham nhũng, chỗ nào cũng tham nhũng, và đảng nắm toàn bộ quyền hành thì hành động tố cáo chuyện buôn bán chứng khoán giả có thể bị bỏ tù bởi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước, khi mà công ty buôn bán đó là của nhà nước, của các ông lớn trong bộ máy cầm quyền làm chủ, đang có lợi tài chính qua những công ty ma trên. Nói chung Việt Nam là một mảnh đất của Mafia chính quyền, chẳng có một ai dại dột bỏ tiền vào mua chứng khoán ở Việt Nam nếu cá nhân đó hiểu rõ tính chất Mafia của đảng CSVN.
Nói chung tham nhũng -- hối lộ làm mất đi tài sản của quốc gia bởi tài sản của quốc gia được tẩu tán mà không một ai biết, được chia ra giữa kẻ tham nhũng và người tạo ra tham nhũng. Tài sản của quốc gia càng ngày càng nhỏ dần trong khi đó tài sản của các cá nhân trong bộ máy cầm quyền càng ngày càng béo to ra.
Nguyên Hồng

No comments:

Post a Comment