Wednesday, May 2, 2012

Tin Tức 01.05.2012


Quan tham nhũng, cả ngàn dân bao vây trụ sở một xã thuộc huyện Liên Hiệp

Vụ xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng vẫn còn nguyên đó, tiếp theo là vụ việc cưỡng chế ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, vừa mới chỉ xong giai đoạn đàn áp được hai ngày thì tại Hà Nội, cả ngàn người dân của một xã ở huyện Liên Hiệp, đã vây trụ sở xã, nấu cháo ăn ngủ ngay tại đó để đòi nhà cầm quyền trả lời về việc cắt đất của dân.

Theo bản tin báo Dân Việt, thay vì tới chất vấn hay biểu tình chống đối rồi về nhà, dân địa phương "biến sân của UBND xã thành bếp nấu hàng chục nồi cháo, khói lửa nghi ngút".
Dân Việt dẫn lời một người dân tên Nguyễn Văn Khâm cho biết: "Họ nấu cháo ăn rồi "bám trụ" ở đó "để yêu cầu chủ tịch xã trả lời thắc mắc về việc quản lý và sử dụng đất đai của chính quyền xã từ hàng chục năm nay".
Theo nguồn tin, ông Nguyễn Chí Trọng, đại diện dân địa phương, cho hay, "Sở dĩ dân bức xúc là vì có bằng chứng chính quyền xã sử dụng đất đai của dân sai mục đích. Năm 1998, xã chủ động dồn điền đổi thửa đã tự ý cắt đất canh tác của dân".
Ông cho biết xã bị tê liệt hoàn toàn, không làm việc được vì trụ sở bị quá đông người tập trung.

Cờ vàng xuất hiện khắp nơi tại Việt Nam

Tuổi Trẻ Yêu Nước cho biết, đêm 29 rạng sáng ngày 30/4 hàng trăm lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ là biểu tượng cho một nền Dân Chủ Tự Do của dân tộc Việt Nam được dán khắp nẻo đường và rải trên toàn cõi Việt Nam.
Và viết rằng, vào ngày này cách đây 37 năm, CSVN đã nhuộm đỏ nước Việt Nam với lá cờ máu của giặc Tàu phương Bắc. 37 năm qua, họ đã gây biết bao tan thương, đổ nát, nhất là thảm họa: Đàn áp giam cầm những người yêu nước vô tội, cướp đất của dân và dâng biển đảo cho ngoại bang.
Tuổi Trẻ Việt Nam trên 3 miền đất nước đồng lòng nêu cao Ngọn Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ làm biểu tượng để tranh đấu cho Tự Do Dân chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam.

Hoa Kỳ quan tâm về 3 blogger Việt Nam

Viện Kiểm soát Nhân dân của Việt Nam đã truy tố ba người về tội tuyên truyền chống nhà nước, vì họ đã dùng Internet để phản đối các chính sách của chính phủ và cổ vũ thảo luận chính trị trên Internet.
Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm trước sự kiện ba người này bị truy tố, nhất là việc truy tố này góp phần vào cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trên Internet.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã tố giác hai ông Nguyễn Văn Hải, Phan thanh Hải và bà Tạ Phong Tần đã đưa lên Internet 421 bài trên các trang blog của họ để "nói xấu và chống đối nhà nước."
Ba người này đang chờ xử và nếu bị kết tội, họ có thể bị kêu án 20 năm tù, theo Điều 88 của bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và nhiều giới chức cao cấp của Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tất cả người Việt Nam, trong đó có tự do bày tỏ chính kiến và chỉ trích các chính sách của nhà nước.

Tổng thống Mỹ tránh trả lời vụ ông Trần Quang Thành

Trong cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tránh trả lời khi báo chí hỏi, liệu Hoa Kỳ có cho ông Trần Quang Thành, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc tỵ nạn chính trị hay không.
Vụ rắc rối của ông Thành xảy ra trước cuộc Đối thoại Sách lược và Kinh tế, dự trù bắt đầu vào thứ năm tuần này tại Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao hàng đầu về Đông Á, ông Kurt Campbell đã tới Bắc Kinh, theo dự kiến, ông sẽ nói chuyện với các giới chức Trung Quốc về ông Trần Quang Thành, một luật sư và là nhà tranh đấu đã bị tuyên án 4 năm tù vào năm 2006 vì đã nêu lên những vụ vi phạm nhân quyền phát xuất từ chính sách một con của Trung Quốc.
Ông Obama tránh trả lời có thể vì Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ trong nhiều vấn đề kinh tế toàn cầu, khuyên can Bắc Triều Tiên và Iran đừng chế vũ khí hạt nhân, và tiếp tay ngăn chận chiến tranh tại Sudan. Và bởi vì, năm nay là năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Giáo sư Chu Phong cho rằng, chính quyền Obama đang ở vào một thế rất khó khăn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Trong khi vụ ông Thành bỏ trốn đã lên tin hàng đầu trên khắp thế giới, thì không các cơ quan truyền thông nào của Trung Quốc đưa tin về vụ này.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã đến Miến Điện

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, hôm Chủ Nhật đã đến Miến Điện kể từ khi chính phủ mới lên cầm quyền, nhằm khuyến khích có thêm các biện pháp cải cách.
Ông Ban đã đến thăm Miến Điện hai lần trước đây, lần sau cùng là năm 2009 khi Hội Ðồng Quân Nhân vẫn còn chính thức cai trị quốc gia này, nhưng lúc đó ông không được gặp bà Aung San Suu Kyi.
Hôm Chủ Nhật, bà Suu Kyi nói Miến Điện đang "nhìn về một tương lai tốt đẹp hơn" và bày tỏ hy vọng là sẽ có thêm các "biện pháp cải cách bền vững" trong cuộc họp báo cùng với Ngoại Trưởng Ðức Guido Westerwelle.
Bà nói:"Tôi không nghĩ rằng tiến trình dân chủ hiện nay có thể bị đảo ngược," và nói thêm rằng: "tất cả những người trong vị trí quyền lực, kể cả phía quân đội, đều chính thức ủng hộ tiến trình này"
Ông Ban dự trù sẽ thảo luận về phương cách mà Liên Hiệp Quốc có thể giúp đỡ Miến Điện. Ông đã gặp Tổng Thống Thein Sein hôm qua và ông đã đọc bài diễn văn trước Quốc Hội Miến Điện. Ông là giới chức ngoại quốc đầu tiên được mời làm điều này.

Ðài Loan hoan nghinh Hoa Kỳ tái xét bán chiến đấu cơ F-16

Chính phủ Ðài Loan hoan nghinh ý định của chính phủ Hoa Kỳ, là sẽ tái xét việc bán chiến đấu cơ F-16 đời mới cho Ðài Loan, điều này chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh giận dữ.
Trong mấy năm qua Đài Loan đã yêu cầu được mua 66 chiếc chiến đấu cơ F-16 đời mới của Hoa Kỳ nhưng bị Washington từ chối.
Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu hứa hẹn sẽ "cứu xét kỹ càng" yêu cầu mua phi cơ này trong hoàn cảnh "mối đe dọa quân sự ngày càng tăng đối với Ðài Loan."
Hồi Tháng Chín vừa qua, Washington loan báo sẽ tân trang 146 phi cơ F-16 loại A/B của Ðài Loan, qua việc thay động cơ và trang bị điện tử mới, với phí tổn vào khoảng $5.85 tỉ, nhưng không bán thêm 66 chiếc F-16 loại C/D.
Nay, Tòa Bạch Ốc nói rằng sẽ xem lại quyết định trước đây vì các phi cơ F-5 của Không Quân Ðài Loan đã hết hạn sử dụng do đó không đủ số phi cơ cần thiết để đối đầu với Trung Quốc.

Miến Điện sẽ kiểm tra dân số

Miến Điện dự kiến thực hiện cuộc kiểm tra dân số lần đầu tiên trong 31 năm, một bước tiến quan trọng trong những cải tổ có ảnh hưởng lớn tới các nhóm dân thiểu số bị gạt ra bên lề xã hội.
Bộ trưởng di trú và dân số, ông Khin Yi đã ký một thư xác nhận chính phủ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra dân số trên toàn quốc vào năm 2014. Lá thư cho biết, cuộc kiểm tra dân số sẽ triệt để tôn trọng tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có "tất cả các chủng tộc trên toàn quốc," và cho các nhân viên kiểm tra dân số được tới tất cả mọi khu vực trên toàn quốc.
Tại Naypyitaw, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, nói rằng ông hy vọng việc kiểm tra dân số sẽ được tiến hành tốt đẹp.
Dave Mathieson, nhà khảo cứu Miến Điện của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói một cuộc kiểm tra chính xác là một phần quan trọng trong những cải tổ chính trị của chính phủ.
Ông Mohamed Abdel-Ahad, đại diện của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện nói đây là một khó khan, bởi vì khoảng cách thời gian quá xa giữa hai cuộc kiểm tra dân số, nhưng dù sao cũng là một bước tiến rất quan trọng.

Bác sĩ của hội Hồng Thập Tự bị bắt cóc đã bị chặt đầu tại Pakistan

Thi thể bị chặt đầu của một bác sĩ người Anh làm việc cho Hội Hồng Thập Tự đã được phát hiện bên lề đường ở thành phố Quetta của Pakistan gần 4 tháng sau khi ông bị những kẻ bị tình nghi là phần tử chủ chiến bắt cóc.
Các giới chức Hội Hồng Thập Tự nói rằng, bác sĩ Khalil Rasjed Dale, 60 tuổi, quản lý một chương trình y tế ở Quetta, bị mất tích trên đường từ nơi làm việc về nhà.
Giám đốc Hội Hồng Thập Tự lên án "hành động dã man" này, và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Willilam Hague mô tả vụ giết người này là "một hành động vô nghĩa và ác độc."
Quetta là thủ phủ tỉnh Baluchistan của Pakistan, và nằm gần biên giới Afghanistan./.

Tin Tức 01.05.2012

Quan tham nhũng, cả ngàn dân bao vây trụ sở một xã thuộc huyện Liên Hiệp

Vụ xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng vẫn còn nguyên đó, tiếp theo là vụ việc cưỡng chế ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, vừa mới chỉ xong giai đoạn đàn áp được hai ngày thì tại Hà Nội, cả ngàn người dân của một xã ở huyện Liên Hiệp, đã vây trụ sở xã, nấu cháo ăn ngủ ngay tại đó để đòi nhà cầm quyền trả lời về việc cắt đất của dân.
Theo bản tin báo Dân Việt, thay vì tới chất vấn hay biểu tình chống đối rồi về nhà, dân địa phương "biến sân của UBND xã thành bếp nấu hàng chục nồi cháo, khói lửa nghi ngút".
Dân Việt dẫn lời một người dân tên Nguyễn Văn Khâm cho biết: "Họ nấu cháo ăn rồi "bám trụ" ở đó "để yêu cầu chủ tịch xã trả lời thắc mắc về việc quản lý và sử dụng đất đai của chính quyền xã từ hàng chục năm nay".
Theo nguồn tin, ông Nguyễn Chí Trọng, đại diện dân địa phương, cho hay, "Sở dĩ dân bức xúc là vì có bằng chứng chính quyền xã sử dụng đất đai của dân sai mục đích. Năm 1998, xã chủ động dồn điền đổi thửa đã tự ý cắt đất canh tác của dân".
Ông cho biết xã bị tê liệt hoàn toàn, không làm việc được vì trụ sở bị quá đông người tập trung.

Cờ vàng xuất hiện khắp nơi tại Việt Nam

Tuổi Trẻ Yêu Nước cho biết, đêm 29 rạng sáng ngày 30/4 hàng trăm lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ là biểu tượng cho một nền Dân Chủ Tự Do của dân tộc Việt Nam được dán khắp nẻo đường và rải trên toàn cõi Việt Nam.
Và viết rằng, vào ngày này cách đây 37 năm, CSVN đã nhuộm đỏ nước Việt Nam với lá cờ máu của giặc Tàu phương Bắc. 37 năm qua, họ đã gây biết bao tan thương, đổ nát, nhất là thảm họa: Đàn áp giam cầm những người yêu nước vô tội, cướp đất của dân và dâng biển đảo cho ngoại bang.
Tuổi Trẻ Việt Nam trên 3 miền đất nước đồng lòng nêu cao Ngọn Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ làm biểu tượng để tranh đấu cho Tự Do Dân chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam.

Hoa Kỳ quan tâm về 3 blogger Việt Nam

Viện Kiểm soát Nhân dân của Việt Nam đã truy tố ba người về tội tuyên truyền chống nhà nước, vì họ đã dùng Internet để phản đối các chính sách của chính phủ và cổ vũ thảo luận chính trị trên Internet.
Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm trước sự kiện ba người này bị truy tố, nhất là việc truy tố này góp phần vào cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trên Internet.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã tố giác hai ông Nguyễn Văn Hải, Phan thanh Hải và bà Tạ Phong Tần đã đưa lên Internet 421 bài trên các trang blog của họ để "nói xấu và chống đối nhà nước."
Ba người này đang chờ xử và nếu bị kết tội, họ có thể bị kêu án 20 năm tù, theo Điều 88 của bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và nhiều giới chức cao cấp của Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tất cả người Việt Nam, trong đó có tự do bày tỏ chính kiến và chỉ trích các chính sách của nhà nước.

Tổng thống Mỹ tránh trả lời vụ ông Trần Quang Thành

Trong cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tránh trả lời khi báo chí hỏi, liệu Hoa Kỳ có cho ông Trần Quang Thành, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc tỵ nạn chính trị hay không.
Vụ rắc rối của ông Thành xảy ra trước cuộc Đối thoại Sách lược và Kinh tế, dự trù bắt đầu vào thứ năm tuần này tại Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao hàng đầu về Đông Á, ông Kurt Campbell đã tới Bắc Kinh, theo dự kiến, ông sẽ nói chuyện với các giới chức Trung Quốc về ông Trần Quang Thành, một luật sư và là nhà tranh đấu đã bị tuyên án 4 năm tù vào năm 2006 vì đã nêu lên những vụ vi phạm nhân quyền phát xuất từ chính sách một con của Trung Quốc.
Ông Obama tránh trả lời có thể vì Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ trong nhiều vấn đề kinh tế toàn cầu, khuyên can Bắc Triều Tiên và Iran đừng chế vũ khí hạt nhân, và tiếp tay ngăn chận chiến tranh tại Sudan. Và bởi vì, năm nay là năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Giáo sư Chu Phong cho rằng, chính quyền Obama đang ở vào một thế rất khó khăn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Trong khi vụ ông Thành bỏ trốn đã lên tin hàng đầu trên khắp thế giới, thì không các cơ quan truyền thông nào của Trung Quốc đưa tin về vụ này.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã đến Miến Điện

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, hôm Chủ Nhật đã đến Miến Điện kể từ khi chính phủ mới lên cầm quyền, nhằm khuyến khích có thêm các biện pháp cải cách.
Ông Ban đã đến thăm Miến Điện hai lần trước đây, lần sau cùng là năm 2009 khi Hội Ðồng Quân Nhân vẫn còn chính thức cai trị quốc gia này, nhưng lúc đó ông không được gặp bà Aung San Suu Kyi.
Hôm Chủ Nhật, bà Suu Kyi nói Miến Điện đang "nhìn về một tương lai tốt đẹp hơn" và bày tỏ hy vọng là sẽ có thêm các "biện pháp cải cách bền vững" trong cuộc họp báo cùng với Ngoại Trưởng Ðức Guido Westerwelle.
Bà nói:"Tôi không nghĩ rằng tiến trình dân chủ hiện nay có thể bị đảo ngược," và nói thêm rằng: "tất cả những người trong vị trí quyền lực, kể cả phía quân đội, đều chính thức ủng hộ tiến trình này"
Ông Ban dự trù sẽ thảo luận về phương cách mà Liên Hiệp Quốc có thể giúp đỡ Miến Điện. Ông đã gặp Tổng Thống Thein Sein hôm qua và ông đã đọc bài diễn văn trước Quốc Hội Miến Điện. Ông là giới chức ngoại quốc đầu tiên được mời làm điều này.

Ðài Loan hoan nghinh Hoa Kỳ tái xét bán chiến đấu cơ F-16

Chính phủ Ðài Loan hoan nghinh ý định của chính phủ Hoa Kỳ, là sẽ tái xét việc bán chiến đấu cơ F-16 đời mới cho Ðài Loan, điều này chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh giận dữ.
Trong mấy năm qua Đài Loan đã yêu cầu được mua 66 chiếc chiến đấu cơ F-16 đời mới của Hoa Kỳ nhưng bị Washington từ chối.
Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu hứa hẹn sẽ "cứu xét kỹ càng" yêu cầu mua phi cơ này trong hoàn cảnh "mối đe dọa quân sự ngày càng tăng đối với Ðài Loan."
Hồi Tháng Chín vừa qua, Washington loan báo sẽ tân trang 146 phi cơ F-16 loại A/B của Ðài Loan, qua việc thay động cơ và trang bị điện tử mới, với phí tổn vào khoảng $5.85 tỉ, nhưng không bán thêm 66 chiếc F-16 loại C/D.
Nay, Tòa Bạch Ốc nói rằng sẽ xem lại quyết định trước đây vì các phi cơ F-5 của Không Quân Ðài Loan đã hết hạn sử dụng do đó không đủ số phi cơ cần thiết để đối đầu với Trung Quốc.

Miến Điện sẽ kiểm tra dân số

Miến Điện dự kiến thực hiện cuộc kiểm tra dân số lần đầu tiên trong 31 năm, một bước tiến quan trọng trong những cải tổ có ảnh hưởng lớn tới các nhóm dân thiểu số bị gạt ra bên lề xã hội.
Bộ trưởng di trú và dân số, ông Khin Yi đã ký một thư xác nhận chính phủ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra dân số trên toàn quốc vào năm 2014. Lá thư cho biết, cuộc kiểm tra dân số sẽ triệt để tôn trọng tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có "tất cả các chủng tộc trên toàn quốc," và cho các nhân viên kiểm tra dân số được tới tất cả mọi khu vực trên toàn quốc.
Tại Naypyitaw, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, nói rằng ông hy vọng việc kiểm tra dân số sẽ được tiến hành tốt đẹp.
Dave Mathieson, nhà khảo cứu Miến Điện của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói một cuộc kiểm tra chính xác là một phần quan trọng trong những cải tổ chính trị của chính phủ.
Ông Mohamed Abdel-Ahad, đại diện của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện nói đây là một khó khan, bởi vì khoảng cách thời gian quá xa giữa hai cuộc kiểm tra dân số, nhưng dù sao cũng là một bước tiến rất quan trọng.

Bác sĩ của hội Hồng Thập Tự bị bắt cóc đã bị chặt đầu tại Pakistan

Thi thể bị chặt đầu của một bác sĩ người Anh làm việc cho Hội Hồng Thập Tự đã được phát hiện bên lề đường ở thành phố Quetta của Pakistan gần 4 tháng sau khi ông bị những kẻ bị tình nghi là phần tử chủ chiến bắt cóc.
Các giới chức Hội Hồng Thập Tự nói rằng, bác sĩ Khalil Rasjed Dale, 60 tuổi, quản lý một chương trình y tế ở Quetta, bị mất tích trên đường từ nơi làm việc về nhà.
Giám đốc Hội Hồng Thập Tự lên án "hành động dã man" này, và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Willilam Hague mô tả vụ giết người này là "một hành động vô nghĩa và ác độc."
Quetta là thủ phủ tỉnh Baluchistan của Pakistan, và nằm gần biên giới Afghanistan./.

No comments:

Post a Comment