Saturday, May 26, 2012

Ông Trần Bình Nam nói về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012


Thứ Sáu ngày 25.05.2012    

Lời dẫn: Người có khả năng sẽ là chủ nhân ông Tòa Bạch Ốc trong 4 năm tới là ai? Dân Mỹ có nhu cầu "thay ngựa giữa đường" hay không? Để tìm hiểu sự việc trên đây mời quý thính giả theo dõi buổi trao đổi của chúng tôi với Bình Luận Gia Trần Bình Nam liên quan đến cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây.
Hải Sơn: Kính chào ông Trần Bình Nam. Chỉ còn 6 tháng nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Và đúng như Ông đã dự đoán 6 tháng trước, đây là cuộc đọ sức giữa ông Obama, tranh cử nhiệm kỳ 2, và Ông Mitt Romney, đại diện cho đảng Cộng hòa. Ông Romney vốn là người có lập trường khá ôn hoà, và trong thời gian làm Thống đốc bang Massachusetts từ 2004 đến 2007, ông tỏ ra có khuynh hướng phóng khoáng. Nhưng trong thời gian tranh sự đề cử trong nội bộ đảng Cộng hòa thì lập trường cuả Ông đã trở nên khá bảo thủ. Theo Ông thì tại sao Ông Romney lại thay đổi lập trường như vậy.

TBN: Cám ơn ký giả Hải Sơn . Hiện nay thì cựu thống đốc Mitt Romney xem như là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa. Chỉ còn chờ thủ tục chính thức hóa trong đại hội đảng cuối tháng 8 năm nay tại thành phố Tampa, bang Florida. Để cho câu chuyện được đơn giản, trong buổi trao đổi này tôi gọi thống đốc Mitt Roney là ứng cử viên đảng Cộng hòa cho tiện thay vì gọi là "ứng cử viên nguyên tắc của đảng Cộng hòa"
Vâng! Trong vòng sơ kết chọn ứng cử viên, đảng Cộng Hòa có nhiều ứng cử viên cựu hữu, chẳng hạn như các ông Rick Perry, Rick Santorum, Newt Gingrich ... họ muốn ve vuốt lấy phiếu của các đảng viên Cộng Hòa khuynh hướng Tea Party cho nên thống đốc Mitt Romney cũng tỏ ra khuynh hữu nặng về các vấn đề ngân sách, nhập cư, đồng tính luyến ái, bảo hiểm sức khỏe, vấn đề phá thai, vấn đề mang súng v.v... Sau cùng thì các ông Perry. Santorum, Gingrich đều rút lui, và ông Romney đã thắng. Và hiện nay ông Romney là ứng cử viên của đảng Cộng hòa .
Hải Sơn: Như vậy, trong thời gian tới đây, ông Romney sẽ xoay xở thế nào? Ông ta có trở về với lập trường tương đối ôn hoà của ông ta không, thưa Ông?
TBN: Tôi nghĩ phải vậy. Và ông Romney đã dần dần điều chỉnh lập trường: vẫn thiên hữu nhưng ít màu sắc quá khích để chinh phục cử tri trung dung. Thí dụ về vấn đề nhạy cảm nhất là phá thai, ông tuyên bố tôn trọng sự sống từ lúc bào thai, chống phá thai, nhưng ông không chống phụ nữ dùng thuốc ngừa thai như những người quá khích chủ trương.
Về ngân sách và thuế lợi tức, là một người Cộng hòa ông chủ trương giảm thuế, nhưng chỉ nên giảm cho những ai làm lương dứoi 200.000 mỹ kim một năm và những ai trên 65 tuổi còn làm việc . Các thành phần khác lương cao hơn hay các đại công ty thì phải đóng thuế cao . Về vấn đề người nước ngoài nhập cư vào Hoa Kỳ sinh sống, ông Romney triệt để ủng hộ với điều kiện nhập cư vào Hoa Kỳ một cách pháp hợp pháp . Ông chống mọi hình thức vào Hoa Kỳ bất hợp pháp và không chấp nhận một chế độ dễ dãi điều chỉnh tình trạng cho những ai đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp ... Đó là về vài điểm liên quan đến sự chuyển hướng lập trường cho bớt cứng rắn của ông Romney.
Hải Sơn: Cho đến nay thì Ông đánh giá nhiệm kỳ đầu của TT Obama như thế nào? Dưới trung bình, trung bình hay trên trung bình?
TBN: Tôi nghĩ là trên trung bình: Tuy tổng thống Obama không làm hết được những gì ông hứa khi tranh cử tổng thống năm 2008, nhưng ông đã làm được khá nhiều. Tổng thống Obama đã rút quân ra khỏi Iraq, và đang rút quân theo kế hoạch ra khỏi Afghanistan. Ông đã làm suy yếu bộ máy lãnh đạo của Al Qaeda giúp bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ và chống khủng bố toàn cầu. Ông cũng đã vực lại được một cuộc khủng hoảng kinh tế to lớn tòan cầu xẩy ra vào đúng lúc ông vừa chân ướt chân ráo đắc cử tổng thống. Và ông đã can đảm vượt qua mọi cản trở thực hiện được sự cải tổ chế độ săn sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, một khuynh hướng toàn cầu và phổ biến.
Và theo ông Aaron Miller, một chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Woodrow Wilson là nếu từ nay cho đến tháng 11, nghĩa là đến ngày bầu cử tổng thống Obama thận trọng đừng đưa ra một chính sách gì sôi nổi, ngoại trừ có biến cố bất khả kháng thì ông ta sẽ hưởng lợi nhiều trong thế tranh cử với ông Romney . Thí dụ ông tổng thống cứ tạm để đó các vấn đề chưa có gỉai pháp dứt khoát như chính sách quân sự đối với Iran và đối sách đối với tình hình tại Syria. Ông thuyết phục Do thái đừng dội bom Iran. Ông uyển chuyển trong đối sách với chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, và không quá hăng hái trong vấn đề thiết đặt hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn của Iran để bảo vệ Tây Âu, một chương trình ông Putin cho là đe đọa Liên bang Nga và là nguồn tạo căng thẳng trên thế giới.
Hải Sơn: Với sự đánh giá cuả Ông như vậy, phải chăng Ông dự đoán là Ông Obama sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này?
TBN: Trong tình hình như vậy, tôi không thấy có lý do gì nhân dân Hoa Kỳ lại thay ngựa giữa dòng không bầu ông Obama làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa.
Ngoại trừ những sự việc có tính tâm lý. Như phán quyết của Tối Cao Pháp Viện vào tháng Sáu này liên quan đến sự tồn tại của luật "Cải tổ Bảo Hiểm Sức Khỏe" của tổng thống Obama ký ban hành ngày 23 tháng 3 năm 2010. Nếu TCPV hủy bỏ khoản buộc công dân phải mua bảo hiểm sức khỏe với lý do vi hiến thì đó là một đòn nặng cho ông Obama. Ngoài ra còn những yếu tố tâm lý vì tinh thần bất an của dân chúng trước tình hình kinh tế còn bất ổn . Khi tinh thần bất an thì không ai đoán được cử tri sẽ bỏ phiếu như thế nào .
Cái hy vọng của ông Mitt Romney là trông chờ vào sự bất an này./.

No comments:

Post a Comment