Kính thưa quí thính giả, như những chế độ độc tài khác, CSVN luôn coi dân là kẻ thù và biết rằng một khi nhân dân vùng lên chiến thắng họ thì toàn đảng sẽ diệt vong. Chính vì thế họ không bao giờ dám nhường bước cho dân, trả quyền tự quyết cho dân vì “thua dân” chỉ có con đường chết.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Ngọc Chu với tựa đề: “Tư tưởng “thua dân” và vụ án cô giáo Lê Thị Dung” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Nguyễn Ngọc Chu
Không
thể thắng được nhân dân, nên kẻ sáng trí lấy tư tưởng “thua dân” làm gốc. Tư tưởng
“thua dân” là thước đo mức độ vì dân.
Đối
với một chính quyền, có thể xếp hạng tư tưởng “thua dân” theo các thứ bậc: “muốn
thắng dân”, “cố thắng dân”, “không chịu thua dân”, “sợ thua dân”, và “thua
dân”.
Chính quyền độc tài luôn “muốn thắng dân”, “cố thắng dân”, “không chịu thua dân” và “sợ thua dân”. Mức độ độc tài phụ thuộc vào mức độ “muốn thắng dân”, “cố thắng dân”, “không chịu thua dân” và “sợ thua dân”.
Một
quốc gia với các thế hệ học trò nối tiếp nhau được giáo dục nhuần nhuyễn tư tưởng
“thua dân” thì đó là thắng lợi của nền giáo dục. Và quốc gia đó luôn là một quốc
gia mạnh.
Một cử nhân nghiên cứu khoa học, thấm nhuần tư tưởng “thua dân”, sẽ không phấn đấu vì danh hão, không tranh dành, kiện tụng với đồng nghiệp, mà nghĩ đến những nơi không phải chạy vạy như giải Nobel hay huy chương Fields.
Một cử nhân làm kinh tế, thấm nhuần tư tưởng “thua dân”, sẽ không dùng tiểu xảo để giàu hơn hàng xóm, mà nghĩ đến những tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gate, Elon Musk.
Một công chức được giáo dục tư tưởng “thua dân” sẽ không hành dân. Một cảnh sát giao thông thấm nhuần tư tưởng “thua dân” sẽ biết lỗi của mình trong mỗi lỗi của người tham gia giao thông phạm luật do bảng hiệu chỉ dẫn đặt ở vị trí gây nhầm lẫn, càng không tìm cách để đưa người tham gia giao thông vào bẫy phạm luật, và “không cố thắng” để xử phạt người tham gia giao thông.
Người hiểu cặn kẽ tư tưởng “thua dân”, thì trong tranh chấp, 9 phần đầu mình đúng, phần thứ 10 cuối cùng đối thủ đúng, mà vẫn chịu nhận toàn bộ phần thua về mình. Bởi lẽ, anh ta ý thức được sự thua chính là do đã để sót lỗi thứ 10, mà đúng ra, không thể để sai bất cứ lỗi nào. Và phải cảm ơn đối thủ vì đã chỉ ra lỗi thứ 10. Lỗi thứ 10 đó vô cùng quan trọng. Khi chuẩn bị một chiến dịch, 9 phần chuẩn bị đúng cũng không tránh được thất bại khi còn lỗi thứ 10. Khi viết một phần mềm bảo mật, 9 phân đúng, chỉ phần thứ 10 có lỗi thì lỗi ở phần thứ 10 là nơi tin tặc khai thác, dẫn đến bảo mật thất bại hoàn toàn. Đúng 9 mà sai 1 cũng là sai toàn bộ là bởi vậy.
Tìm tư tưởng “thua dân” không đâu xa, mà trong mỗi gia đình, ở người mẹ. Khi gia đình khốn khó đến mức một người con vì đói phải ăn vụng, thì người mẹ không vội vàng mắng con, hay tìm cách trị tội. Điều đầu tiên người mẹ nghĩ đến là tự buộc tội cho mình. Người mẹ tự dằn vặt vì đã không nuôi được con no cơm, khiến con phải ăn vụng để dành phần hơn.
Một
chính quyền thấm nhuần tư tưởng “thua dân” sẽ thấy lỗi của mình trong mỗi vi phạm
pháp luật của người dân. Một chính quyền thấm nhuần tư tưởng “thua dân” sẽ
không bao giờ cố thắng dân, càng không bao giờ cường quyền để dành lấy phần thắng
với dân.
Nếu thấm nhuần tư tưởng “thua dân” thì Văn Giang, Thủ Thiêm…cũng như hàng trăm vụ tranh chấp đất đai khác đã tránh được các hậu quả chua xót.
Một trí tuệ sáng láng luôn hàm chứa tư tưởng “thua dân”. Trí tuệ sáng láng sẽ không màng đến hơn thua với những người xung quanh mình. Trí tuệ sáng láng tiếp nhận những khiếm khuyết của mình do người khác chỉ ra. Trí tuệ sáng láng không hãm hại người khác và thậm chí không đếm xỉa cả đến hãm hại từ người khác. Trí tuệ sáng láng chỉ muốn so sánh với người mạnh nhất trong số tất cả.
Lãnh đạo một quốc gia phải là một trí tuệ sáng láng.
Toà phúc thẩm xử vụ án cô giáo Lê Thị Dung sắp tới đây phải không cố thắng dân và không sợ thua dân.
Nếu phiên toà phúc thẩm lại “cố thắng dân”, bằng mọi cách giữ lại cáo buộc “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với cô giáo Lê Thị Dung để bảo vệ toà sơ thẩm, thì bất an sẽ không dứt trong muôn dân.
Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra: không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Toà phúc thẩm hãy dũng cảm “không sợ thua dân” mà thừa nhận việc giam giữ cô giáo Lê Thị Dung hơn 13 tháng mới đưa ra xét xử là vi phạm Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Tư tưởng “thua dân” là kế sách hưng quốc an dân. Một lãnh đạo trí tuệ sáng láng không thể không lo lắng khi toà án “cố thắng dân” và “sợ thua dân”.
No comments:
Post a Comment