Thursday, May 18, 2023

Tham nhũng trong các chế độ độc tài, đảng trị

Bình Luận

Các chuyên gia quốc tế đồng thuận rằng độc tài đồng nghĩa với tham nhũng. Tiêu diệt độc tài sẽ triệt tiêu tham nhũng và ngược lại. Muốn chấm dứt tham nhũng thì cách duy nhất là dân chủ hóa đất nước mà thôi.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hạo Nhiên với tựa đề: “Tham nhũng trong các chế độ độc tài, đảng trị” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay. 

Có nhiều nghiên cứu của các học giả về mối quan hệ giữa tham nhũng và chế độ cộng sản, độc tài, đảng trị và trong các nước có nền kinh tế mới nổi. 

Những nghiên cứu cho thấy rằng chế độ độc tài, đảng trị có xu hướng tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc tham nhũng phát triển. Với quyền lực tập trung vào tay một số ít đảng viên, các quan chức dễ dàng sử dụng quyền lực của họ để lợi dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên của quốc gia làm sở hữu của phe nhóm, gia đình của họ, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội và chính trị mà đảng và họ cố sức vun đắp bảo vệ. 

Các chế độ độc tài cần nuôi dưỡng tham nhũng vì nó có lợi ích cho chế độ, gồm: 

1 . Tăng cường quyền lực và kiểm soát: Bằng cách dung dưỡng và để mặc tham nhũng hòng mua chuộc sự ủng hộ của các quan chức, các nhà lãnh đạo độc tài có thể tăng cường quyền lực và kiểm soát hơn trong chính phủ và các tổ chức quan trọng khác, giữ dược ghế của họ ngồi trên sự giằng co tròng tréo trong đảng. 

2. Tăng thu nhập và phát triển kinh tế: Các quan chức tham nhũng thường sử dụng chức vụ của mình để lợi dụng tài nguyên và quyền lực của nhà nước để thu nhận các khoản tiền lớn thông qua các hoạt động tham nhũng như nhận hối lộ, xúc tiến ký kết các hợp đồng thương mại với những doanh nghiệp có quan hệ gần gũi với họ, hoặc chiếm đoạt tiền của người dân thông qua các hoạt động tham nhũng trong quá trình thu thuế. Với số tiền thu được từ tham nhũng, các quan chức này có thể tăng thu nhập của mình và đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế nhằm tạo ra nguồn thu nhập phụ, nhằm đảm bảo sự phát triển của bản thân và gia đình mình, đặc biệt trong tình hình kinh tế đất nước chưa ổn định. 

3. Điều chỉnh phân phối tài nguyên: các quan chức tham nhũng có thể sử dụng quyền lực của mình để điều chỉnh phân phối tài nguyên theo ý muốn của họ. Điều này giúp họ kiểm soát các tài nguyên chiến lược như đất đai, khoáng sản và các nguồn lực khác. Khi họ sở hữu quyền kiểm soát các tài nguyên này, họ có thể sử dụng chúng để đạt được mục đích của mình, như tăng thu nhập cá nhân, làm giàu bản thân hoặc tăng sức mạnh trong cơ quan quản lý. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, khi các quan chức tham nhũng sử dụng quyền lực của mình để tăng lợi ích cá nhân, đồng thời gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối tài nguyên. 

Tuy nhiên, cái hại của tham nhũng đối với các chế độ độc tài cũng rất nặng nề, bao gồm: 

1. Sự mất niềm tin của công chúng: Tham nhũng làm suy yếu niềm tin của công chúng vào chính phủ, gây mất cân bằng kinh tế và xã hội. 

2. Sự mất động lực và hiệu suất của nhân viên chính phủ: Tham nhũng có thể ảnh hưởng đến động lực và hiệu suất của nhân viên chính phủ, khiến họ làm việc chậm chạp và không năng suất. 

3. Sự thất bại trong việc phát triển kinh tế: Tham nhũng cản trở phát triển kinh tế của một quốc gia, khiến nó không thể tận dụng được tài nguyên và tiềm năng của mình. 

Tóm lại, tuy có lợi ích nhất thời cho quốc gia, cho đảng và các đảng viên, nhưng tham nhũng vẫn là một rủi ro lớn đối với các chế độ độc tài. 

Ở một vài nước dưới ách cai trị độc tài cũng có tình trạng như VN dưới chế độ độc tài đảng trị của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng cố tận diệt đối thủ của phe nhóm ông trong đảng cs, chính phủ để duy trì những nhóm tham nhũng khác thân chính phủ, thân đảng, phục tùng ông ta hơn.  Rõ ràng điều này phụ thuộc vào cách thức và mức độ thực hiện của các lãnh tụ độc tài. Trong một số trường hợp, chế độ độc tài có thể sử dụng việc loại bỏ các nhóm tham nhũng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng đến sự ổn định của chính quyền. Mặt khác  chế độ độc tài có thể tác động vào các nhóm tham nhũng ‘cánh hẩu’ để kiểm soát hoạt động tham nhũng và đảm bảo sự kiểm soát của chính phủ trong việc phân phối tài nguyên. Làm điều này thường khó khăn và phức tạp trong thực tế. Một mặt nó cố rửa lớp nhọ nồi trên mặt đảng, nhưng mặt khác nó làm mặt đảng dày thêm. 

Việc có hay không tham nhũng không ảnh hưởng  trực tiếp đến sự đứng vững của một chế độ độc tài hoặc đảng trị, dù tham nhũng có thể được sử dụng như một công cụ để giữ vững quyền lực và kiểm soát của chế độ đó. 

Nếu một chế độ độc tài đảng trị hoàn toàn loại bỏ tham nhũng, thì nó sẽ phải tìm cách khác để giữ vững quyền lực và kiểm soát đảng và xã hội, sử dụng, kiểm soát các quan chức, và nhân dân. 

Thay vì tạo nên một chế độ dân chủ, tôn trọng nhân quyền để dân được sống tự do hanh phúc, chế dộ độc tài, đảng trị dùng bạo lực hoặc tăng cường giám sát để kiểm soát các quan chức. Nhưng, việc sử dụng bạo lực có thể dẫn đến tình trạng bạo lực, đe dọa và ngăn cản hơn nữa quyền tự do của người dân, trong khi tăng cường giám sát có thể mất đi sự riêng tư và tự do cá nhân của mọi người kể cả đảng viên và người dân. Ngoài ra, những phương pháp này không bảo đảm các quan chức sẽ hoạt động trung thực và hiệu quả, mà hy vọng họ sẽ tuân thủ và không vi phạm các quy định. Việc kiểm soát, xóa bỏ tham nhũng trong các chế độ độc tài có thể được thực hiện thông qua việc cải cách chính trị, tăng cường giám sát và độc lập của các cơ quan chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi để các quan chức có thể làm việc một cách minh bạch và trung thực./.

No comments:

Post a Comment