Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân, Miên Dương trình bày sau đây.
1/ CẢNH SÁT PHI GIẢI CỨU GẦN 400 NGƯỜI VIỆT BỊ LỪA ĐẢO
Cảnh sát Philippines vừa giải cứu hơn một
ngàn công nhân ngoại quốc, trong số đó có 389 người Việt bị ép buộc làm việc
cho một công ty chuyên lừa đảo trên mạng.
Theo báo chí Phi, cảnh sát Phi đã mở cuộc
đột kích vào công ty Clark Sun Valley
Hub vào ngày 5/5 vừa qua tại trụ sở công ty này ở tỉnh Pamganga, gần thủ đô
Manila. Tổng cộng người được giải cứu gồm 389 người Việt, 307 người Tàu, 171
người Phi, 143 người Indonesia và 25 người Mã Lai. Tất cả đều được xác định là
nạn nhân của bọn buôn người, bị ép buộc làm việc 18 tiếng mỗi ngày.
Những nạn nhân này bị ép phải tìm các con mồi của mình trên
mạng xã hội với mục tiêu là nhắm chủ yếu vào khách hàng ở Mỹ, Canada và Âu châu.
Họ được hứa hẹn có mức lương từ 1500 Mỹ kim trở lên mỗi tháng, tùy thuộc vào
trình độ Anh ngữ và Hoa ngữ. Những người được tuyển phần lớn đã tốt nghiệp đại
học và đang muốn tìm công việc có kỹ năng trên mạng xã hội.
Theo một tổ chức chuyên chống nạn lừa đảo trên mạng, mánh
khóe lừa đảo người vào làm việc dạng này nhắm chủ yếu vào các công dân khu vực
Đông Nam Á và có liên quan đến các mạng lưới lừa đảo ở Trung Cộng.
Bộ ngoại giao Việt Nam hôm 9/5 đã ra lệnh cho cục lãnh sự mời đại sứ Philippines tại Việt Nam đến và đề nghị phía Philippines hỗ trợ. Trước mắt là phải bảo đảm nơi ăn ở cho các công dân Việt Nam, sớm thông báo cho phía Việt Nam tình trạng cư trú của các công dân này.
2/ INDONESIA SẼ VƯỢT QUA VN VỀ
LÃNH VỰC SẢN XUẤT GIÀY DÉP
Bộ trưởng đầu tư Indonesia vào hôm 9/5 tuyên bố với báo chí
nước này là Indonesia sẽ sớm vượt qua Việt Nam để trở thành nơi sản xuất nhiều
giày dép nhất khu vực Đông Nam Á.
Ông Luhut Binsar Pandjaitan tuyên bố điều này sau khi hãng
giày nổi tiếng New Balance cho biết sẽ đầu tư vào một nhà máy giày thể thao ở
Indonesia, đưa tổng số nhà máy mà hãng này có đầu tư ở quốc gia này lên 7 nhà
máy.
Indonesia hiện là nước sản xuất giày dép đứng thứ tư thế
giới sau Trung Cộng, Ấn Độ, Việt Nam, theo số liệu t hống kê của trang chuyên
về thống kê Statista. Tổng trị giá hàng giày dép xuất cảng của New Balance tại
Indonesia đã đạt 500 triệu Mỹ kim vào năm ngoái.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành da giày và túi xách của Việt Nam vào năm ngoái đạt 27 tỷ Mỹ kim và được coi là một trong những ngành xuất cảng chủ lực của nền kinh tế VN.
3/ TÌNH TRẠNG CHÁY RỪNG KỶ LỤC Ở
CANADA
Sau hai ngày cháy
rừng dữ dội ở phía tây Canada, vào hôm 9/5, các đám cháy có dấu hiệu giảm cường
độ. Chính quyền bắt đầu dỡ lệnh sơ tán ở một số ngôi làng, cho phép nhiều người
dân được trở về nhà.
Thủ hiến tiểu bang Alberta, bà Danielle Smith, cho biết hơn
700 lính cứu hỏa đã được huy động, hơn 1 ngàn nhân viên cứu hỏa khác sẵn sàng
đến chi viện. Tính đến hôm qua, những đám cháy lớn đã thiêu rụi gần 400 ngàn mẫu
rừng.
Cho đến hôm qua vẫn còn 81 điểm hỏa hoạn sau hai ngày đạt
đỉnh 110 điểm cháy rừng, trong số này có 24 điểm vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Cháy rừng lớn dữ dội đã làm cho hơn 30 ngàn dân phải di tản. Những cột khói
ngột ngạt vẫn bao phủ toàn tỉnh và thậm chí xa hơn, làm ô nhiễm không khí lan
đến tận Bắc Cực hoặc nước Mỹ láng giềng.
Cần
biết phía tây nhất là tại những vùng thảo nguyên, là những nơi ở Canada có
lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Khi lượng mưa thiếu hụt ngày càng trầm trọng,
nhiệt độ trở nên nóng hơn và nhất là Canada đang có những đợt nắng nóng rất sớm
trong mùa, đang tàn phá tại nhiều nơi ở Alberta. Trong tuần rồi, nhiệt độ là
30°C ở phía tây Edmonton.
Điều
này làm gia tăng khả năng xảy ra các đám cháy sớm và hỏa hoạn có thể bùng phát
trên quy mô lớn. Hiện tượng này đã xảy ra trong năm 2016 như đợt cháy ở Fort
McMurray, cũng đã xảy ra rất sớm trong tháng 5. Đó là một đợt hỏa hoạn quy mô
lớn, một thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử đất
nước.
Đây
là một vấn đề quan trọng cho vùng này cũng như là cho cả nước Canada nói chung.
Trong vòng 7 thập niên qua, Canada đang chứng kiến hiện tượng nắng nóng cao gấp
hai lần so với mức trung bình của toàn vùng bán cầu bắc.
Và tất cả những điều này góp phần dẫn đến nạn cháy rừng mỗi lúc thường xuyên hơn, với cường độ lớn hơn tại nhiều vùng chính.
4/ THÊM MỘT PHÓNG VIÊN NGOẠI QUỐC THIỆT MẠNG TẠI UKRAINE
Cuộc chiến Ukraine đã cướp đi thêm một sinh
mạng nhà báo, với nạn nhân mới nhất là ông Arman Soldin, một nhiếp ảnh gia của
thông tấn xã AFP, đã thiệt mạng vào hôm
9/5 trong một cuộc pháo kích ở thành phố Bakhmut.
Theo nhóm phóng viên AFP tháp tùng cùng nạn nhân, ông Arman
Soldin và bốn phóng viên khác đang đi theo các binh sĩ Ukraine ở xung quanh
Tchassiv Iar, một địa phương gần với thành phố Bakhmut, thì vụ pháo kích diễn
ra vào lúc 4 giờ rưởi. Bốn phóng viên đi cùng ông Soldin đều thoát nạn.
Năm nay 32 tuổi, ông Arman Soldin là một người Pháp gốc
Bosnia, Vào năm 2015, ông thực tập tại văn phòng AFP ở Roma và cùng năm đó, làm
việc cho văn phòng đại diện của hãng thông tấn Pháp ở Luân Đôn.
Là một phóng viên ghi hình dày dạn kinh nghiệm, ông Arman
Soldin được điều đến Ukraine vào tháng 9 năm ngoái và thường xuyên đi cùng với
nhóm nhà báo của mình đến vùng chiến tuyến, đặc biệt là thành phố Bakhmut, nơi
đang có những giao tranh ác liệt.
Tổng giám đốc AFP đã nhanh chóng có lời chia buồn, đồng
thời cho rằng cái
chết của ông Soldin là một lời nhắc nhở khủng khiếp những rủi ro và hiểm nguy
mà các nhà báo phải đối mặt thường nhật để đưa tin chiến sự tại Ukraine.
Phát ngôn nhân tòa Bạch Ốc vào hôm 9/5 cũng có lời chia
buồn khi tuyên bố “thế
giới có một món nợ đối với Arman Soldin” cũng như là đối với 10 phóng viên và
nhân viên truyền thông khác đã thiệt mạng khi đưa tin, nhưng đồng thời cũng không quên nhắc
thêm rằng “nghề nhà báo” là một trong
những nền tảng của xã hội tự do.
AFP cho biết tính từ đầu cuộc xung đột Nga – Ukraine đến nay, đã có 11 phóng viên và nhiều nhân viên khác tháp tùng các nhà báo đã thiệt mạng.
5/ KÊU GỌI ÂU CHÂU LIỆT TÊN CÔNG TY NGA WAGNER VÀO DANH SÁCH KHỦNG BỐ
Quốc hội Pháp vào
hôm 9/5 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi khối Âu châu liệt tên tập đoàn lính
đánh thuê Nga Wagner vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Nghị quyết của quốc hội Pháp đề nghị chính phủ vận động ngoại giao để thực hiện mục tiêu nói trên, nhằm trừng phạt hiệu quả hơn
các thành viên của tạp đoàn Wagner, và những thế lực ủng hộ Wagner, đặc biệt về
mặt tài chính.
Hiện tại tập đoàn Wagner đã chịu một số trừng phạt của khối
Âu châu, nhưng nếu liệt tên vào danh sách tổ chức khủng bố, phạm vi trừng phạt
sẽ lớn hơn nhiều. Ngoài các hành động tội ác của tập đoàn Wagner tại Ukraine,
nghị quyết cũng chỉ ra các hành vi bạo lực mà Wagner bị cáo buộc gây ra tại
Syria và nhiều nước châu Phi, như Mali hay cộng hòa Trung Phi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một phát biểu
vào buổi tối hôm 9/5 đã hoan nghênh sáng kiến của Pháp, đồng thời khẳng định “toàn thế giới cần hành
động theo hướng này” và “cần phải loại bỏ mọi biểu
hiện của chủ nghĩa khủng bố, mọi phần tử khủng bố phải bị kết án”.
Về lý do xếp tập đoàn Wagner vào danh sách tổ chức khủng
bố, dân biểu đảng cầm quyền Phục Hưng Benjamin Haddad giải thích là hoạt động của nhóm Wagner phù
hợp với định nghĩa của châu Âu về khủng bố”.
Cần biết là quốc hội Litva vào giữa tháng 3 năm nay đã ra một nghị quyết liệt tên tập đoàn Wagner là “tổ chức khủng bố”.
No comments:
Post a Comment