Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Miên Dương trình bày sau đây.
1/ VN TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC KHÍ ĐỐT Ở BIỂN ĐÔNG
Trong nỗ lực giảm khí thải ra môi trường, VN
sẽ không xây thêm nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá sau năm 2030. Theo kế
hoạch này, từ nay đến năm 2030, lượng than sẽ chiếm 20% tổng số năng lượng,
thay vì 50% như hiện nay, theo tham vọng của nhà nước VN.
Theo đó, VN sẽ tăng cường khai thác khí đốt ở
Biển Đông, trở thành nguồn năng lượng chính yếu trong tiến trình giảm thiểu
hoàn toàn khí thải nhà kính vào năm 2050, với tổng vốn đầu tư lên đến 135 tỷ Mỹ
kim.
Hai mục tiêu chính được VN đề ra là tăng gấp
4 lần khả năng giải quyết khí đốt từ nay đến năm 2030, tăng khả năng khai thác
khí đốt ở Biển Đông bất chấp đe dọa từ Trung Cộng. Đồng thời khối lượng khí hóa
lỏng (LNG) nhập cảng sẽ chiếm khoảng 15% nhu cầu năng lượng của VN.
Việt Nam dự trù xây thêm 15 nhà máy điện từ
khí hóa lỏng từ nay đến năm 2035. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhân định là cả
hai mục tiêu về khí đốt đều gặp nhiều trở ngại lớn.
Thứ nhất việc nhập cảng khí hóa lỏng có thể
phải chịu chi phí cao trong bối cảnh nhu cầu thế giới gia tăng. Thứ hai, việc
khai thác khí đốt ở Biển Đông thường xuyên chịu áp lực và quấy rối từ Trung
Cộng vì chủ quyền hầu hết trên Biển Đông trong đường lưỡi bò và thường xuyên
phản đối các nước láng giềng khai thác dầu khí trong khu vực này.
Một quan ngại khác được nêu lên là nếu không
ký đủ hợp đồng khí hóa lỏng, thì đương nhiên là Việt Nam sẽ xử dụng trở lại
than đá để giảm thiểu việc trả giá cao như vậy.
Kế hoạch nói trên không nêu chi phí tính toán cho việc nhập khí hóa lỏng. Riêng tập đoàn PetroVietnam không hề bình luận gì về khả năng ký kết các hợp đồng mua khí hóa lỏng.
2/ NHÀ MÁY NGHI
SƠN CÓ NGUY CƠ NGỪNG SẢN XUẤT VÌ NỢ VAY QUÁ CAO
Nhà máy lọc dầu
Nghi Sơn lớn nhất VN đang trực diện với nguy cơ phải ngừng sản xuất vì không đạt
được thỏa thuận tái cấu trúc tài chánh để trả nợ trước tháng 11 tới đây.
Thông tấn xã Nikkei Asia loan tin trên vào ngày 17/5, trích
dẫn phát biểu của Tổng giám đốc người Nhật Hasegawa So là nhà máy nói trên đang
cần thêm hỗ trợ về tài chính của hai chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
Cần biết là cứ vào mỗi tháng 5 và tháng 11, nhà máy Nghi
Sơn phải thanh toán các khoản nợ vay mượn. Khoản thanh toán 375 triệu Mỹ
kim cho tháng 5 này đã có, tuy nhiên đến tháng 11, nhà máy phải thanh toán 277
triệu Mỹ kim đang gặp khó khăn.
Hiện nhà máy Nghi Sơn và các ngân hàng đang đàm phán kế
hoạch tái cấu trúc nợ nần. Phía cho vay đề nghị gia hạn thêm hơn 3 năm cho thời
gian thanh toán khoản vay 2 tỷ Mỹ kim.
Đối với đề nghị này cả bốn nhà đầu tư vào liên doanh phải
đồng thuận với kế hoạch. Tuy nhiên tập đoàn PetroVietnam chưa đồng ý vì cần có
sự chuẩn thuận của cấp cao hơn là bộ công thương VN.
Theo một nguồn tin, các nhà đầu tư nước ngoài trong dự án
liên doanh 9 tỷ Mỹ kim này gồm Idemitsu Kosan, Kuwait Petroleum Europe, Mitsui
Chemical đã có thư đề nghị nhà nước Việt Nam chuẩn thuận kế hoạch vừa nêu. Hà
Nội dường như hiểu rõ phía đối tác Nhật Bản không thể để cho nhà máy phải đóng
cửa vì những hệ quả ngoại giao và kinh tế của biện pháp này.
Cần biết là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bắt đầu hoạt động vào năm 2018 với công suất thiết kế 200 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày. Tuy nhiên nhà máy này đã hoạt động chừng 10% công suất đó và cung cứng cho thị trường trong nước từ 30% lượng xăng dầu tiêu thụ. Nếu nhà máy ngưng sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng xăng dầu ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment