Chưa thấy một chế độ xã hội nào đã nhào nắn, tạo hình cho công dân họ một sự khác biệt lớn lao so với công dân các quốc gia khác như chế độ khốn nạn, lọc lừa, bất nhân của cs VN.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “ Khuôn mặt người, sắc mặt con người dưới chế độ cs VN” của Mai thị Mùi sẽ được Vân Hà trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Mai Thị Mùi.
Chọn bất kì một tấm hình người VN nào đó rồi đem để kế bên một tấm
hình một người nước ngoài, dù Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Phi sẽ thấy rõ sự khác
biệt. Ngoài các yếu tố về màu da, chủng tộc thì sắc mặt là thứ dễ nhận ra
nhất. Nhìn vào gương mặt một người VN không thể nào có nét vô tư, tươi
tắn, hồn nhiên và thoải mái như người nước ngoài được. Những lo âu, toan tính,
sợ hãi, dè chừng, mưu mô hằn lên sắc mặt của mỗi người.
Người ta nói tâm sinh tướng. Quả thật vậy! Tâm không bình mặt sao
an. Nếu trong đầu óc anh toàn tính toán và lo âu, căng thẳng thì những điều ấy
nó hiện ra nét mặt. Nhìn sắc mặt của một người VN là cả một xã hội bộn
bề, lọc lừa, dối trá, bịp bợm, mưu mô hiện trên đó. Mỗi một nếp nhăn
là một bài học mà người sở hữu nó, dù muốn dù không, gặt hái từ cuộc sống.
Không một xã hội nào mà người ta phải đắn đo, suy tính từ cả những
việc đơn giản, nhỏ nhặt như ăn cái gì, nói câu gì, chơi ở đâu cho an
toàn. Một xã hội cứ hở ra là bịp nhau nên hễ mua cái gì cũng
tự động lên giây cót cảnh giác không biết nó có bán cho mình hàng kém phẩm chất
không, nó có lừa mình không, nó có nhận tiền xong rồi dông không. Bước ra chợ
cũng phải đắn đo cái gì có độc, cái gì ít độc, rau nào phun thuốc, thịt nào có
hàn the, cá nào có u-rê. Bước chân đến chốn công quyền phải nhìn mặt cái đứa
gọi là công bộc của dân để liệu lời mà nói chuyện. Nhắm cái mặt nó khó chịu quá
thì lại phải nhét thêm tí tiền vào phong bì. Chạy cái xe trên đường cũng phải
ngó trước dòm sau. Dừng đèn đỏ mà sau lưng có container thì quẹo phải luôn còn
giữ được cái mạng. Có va quệt với đứa nào cũng nín lặng mà đi, cự cãi có khi
mất mạng. Dừng xe nghe điện thoại thì tấp vào lề, tay nào cầm điện thoại phải
hướng vào phía trong phòng hờ nó giật từ phía ngoài. Đeo túi, đeo vàng, đeo cái
gì có giá trị cũng nơm nớp, lo ngay ngáy. Vào quán ăn có dám tự nhiên đặt túi
chỏng chơ trên bàn rồi đi vệ sinh không? Quên đồ khi ra khỏi quán đừng quay lại
tìm làm gì cho mất công. Cứ xác định là mất rồi để đỡ mất thời gian.
Cả xã hội vội vã, cả đất nước vội vã, cả phố phường vội vã. Ai ai
cũng vội vã. Vội đến mức đèn đỏ còn 5 giây đã phóng vút đi. Đứa đứng sau bóp
kèn chửi đứa đứng trước sao không đi. Đứa đứng trước chửi mày thích sao không
lên mà đi. Thế là đánh nhau. Đèn đỏ được phép quẹo phải. Cái góc đường vừa bằng
cái góc phòng, đứa đứng trước dừng xe sát cột đèn, đứa sau muốn quẹo phải không
được nên văng tục, đứa đứng trước ngứa tai thế là 2 đứa cùng vào nhà thương.
Hai xe va vào nhau, họ cũng không thể chờ CSGT hay bảo hiểm đến giải quyết mà
họ dùng luôn nắm đấm và bạo lực cho nhanh. Tất cả là vì ai cũng vội. Họ không
thể chờ dù là 1 phút đèn đỏ. Những cái vội vã ấy nó biến thành cái hằn học, hơn
thua, nanh nọc, hằn lên sắc mặt của những người không thích chậm.
Ba đi làm, con đòi theo. Nếu không vội thì có thể ngồi xuống dỗ
dành, vuốt ve, phân tích để con hiểu. Nhưng điều ấy sẽ mất của ba 30’ hay thậm
chí cả tiếng nên ba gạt con vào phòng lấy cho ba cái nón. Con quay ra ba đi
mất. Cái sự lừa dối ấy nó hình thành trong lòng đứa trẻ sự cảnh giác và nghi
ngờ. Lần sau cha mẹ nói bất cứ điều gì nó cũng không tin. Con đi mẫu giáo mà ị
để cô phải rửa đít là cô cho ăn đòn. Con tự hiểu là phải nín cho đến khi về
nhà. Con ăn chậm là cô đánh nên con phải ra sức nhét, nhét không kịp nhai,
không kịp nuốt. Mẹ đón con, trước mặt cô con đâu dám nói con bị bạo hành. Về
nhà con cũng không dám kể mẹ nghe vì trước đó cô đã dọa kể là cô đánh thêm.
Ngay từ những năm đầu đời mà một đứa trẻ đã phải toan tính, dè chừng, lo sợ thì
trên gương mặt nó có những nét ưu tư thì cũng đâu có gì lạ.
Rồi nó đi học, nó luôn phải làm hài lòng cha mẹ bằng điểm số, làm
vui lòng thầy cô bằng những hộp quà, những cái phong bì do bố mẹ chuẩn bị. Và
nó thừa biết những hành động đó không hề xuất phát từ lòng kính trọng, yêu
thương, mà nó là một thủ tục để được yên thân. Tự trong lòng nó sẽ hình thành
thói dối trá, xạo láo, nịnh bợ. Và tất nhiên những thói quen này tạo thành tính
cách. Những tính cách này lâu ngày lại thể hiện qua lời nói, hành động và nét
mặt.
Hành trình sống của một con người ở VN là một chuỗi dài những toan
tính. Khi vào đại học, nó lại phải tính xem có nên ngủ với ông thầy này để qua
môn không (nếu là nữ), có nên đưa phong bì cho ông thầy nọ để tốt nghiệp không
(nếu là nam). Rồi khi ra trường đi làm nó lại phải tính toán bỏ ra bao nhiêu để
mua cái ghế ấy, mất bao lâu để gỡ vốn. Hằng ngày phải đối mặt với những dèm
pha, dè bỉu của đồng nghiệp. Phải chơi với ai để kết bè. Phải theo phe nào để
không bị hạ bệ. Tất tần tật những cái đó nó hằn hết lên gương mặt con người ta.
Về già cũng chưa hết lo. Già rồi hễ dính líu đến thủ tục hành
chính mà phải đi lại cũng vất vả. Sang tên cho con thì không biết khi nào dâu
hay rể nó hất mình ra khỏi nhà. Nên già mà cũng đâu an thân. Cũng còn lắng lo,
toan tính lắm chứ. Đau đầu cho đến lúc chết.
Không phải người nghèo mới mang những nét ấy trên khuôn mặt. Bọn
giàu ở VN nhìn cũng rất khác các tỷ phú trên thế giới. Nếu nhìn vào gương mặt
Elon Musk người ta dễ nhận ra nét trí tuệ, đĩnh ngộ thì ngược lại gương mặt
những đứa giàu ở VN chất chứa toàn nét xảo trá, điếm thúi và gian hùng vì đồng
tiền mà chúng có được là từ mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. Chữ tỷ
phú mà chúng đạt được là từ những kế hoạch cướp nhà, cướp đất của dân, từ những
kế hoạch dồn dân vào chỗ chết, từ những chữ ký khiến người dân chỉ biết kêu
trời. Tất cả những nét khốn nạn, lọc lừa, bất nhân đó hầu hết đều dễ dàng tìm
thấy trên gương mặt của những đứa làm cha thiên hạ ở VN.
Chỉ khi nào mà vào quán không phải hỏi giá trước, để quên đồ quay lại vẫn còn, quẹt xe không bị ăn đấm, đi học không bị ăn đòn, đi du lịch không lo bị chặt chém, mua đồ không lo bị hớ, mua chung cư không lo bị lừa, đến cửa quyền không phải vác theo phong bì, vào bệnh viện không lo gửi gắm…thì mới mong gương mặt người Việt giãn ra được.
No comments:
Post a Comment