Mở đầu chương trình, Vân Hà & Nguyên Khải mời quý thính giả theo dõi chi tiết các tin hôm nay.
1/ KIEV TƯỚC DANH HIỆU CÔNG DÂN DANH DỰ CỦA ÔNG TRƯỜNG CHINH
Hội đồng thành phố Kiev của Ukraine vào hôm
25/5 đã bỏ phiếu đồng thuận hủy bỏ danh hiệu công dân danh dự của cố tổng bí
thư đảng CSVN Trường Chinh và một loạt các nhà lãnh đạo cộng sản của Liên Xô
trước đây, bao gồm cả ông Leonid Brezhnev.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trước lễ kỷ niệm Ngày Kiev
vào ngày 28/5. Đây là lễ kỷ niệm ngày thành lập thủ đô của Ukraine. Danh hiệu
công dân danh dự được đề ra vào năm 1982 và người đầu tiên được trao tặng là
ông Leonid Brezhnev, cố tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô.
Hội đồng thành phố Kiev cho rằng ông Brezhnev đóng
vai trò quan trọng trong việc đàn áp các cuộc biểu tình ở các nước trong Hiệp
ước Warsaw, cuộc chiến Afghanistan mà Liên Xô can dự từ năm 1979 đến 1989 và
hậu thuẫn các chế độ “cách mạng” ở các nước “thế giới thứ ba”.
Ông Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh
năm 1907 và chết vào năm 1988. Đương sự là một trong những ông trùm của đảng CSVN
từ những năm 1930 và là người được cho là trung thành với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Theo một số tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế, ông được xem là một người cực kỳ bảo thủ và
được cử làm trưởng ban cải cách ruộng đất vào năm 1953.
Hiện vẫn chưa rõ số người chết trong cải cách ruộng đất ở Bắc Việt là bao nhiêu. Có một số ước tính của chuyên gia cho rằng con số này có thể chiếm khoảng 5% dân số miền Bắc, tức khoảng nửa triệu người.
2/ NGA TRỤC XUẤT KHOẢNG 100 NHÂN
VIÊN ĐỨC
Bộ ngoại giao Đức vào ngày 27/5 cho
biết khoảng 100 viên chức trong các định chế của Đức sẽ phải rời lãnh thổ Nga,
sau khi Moscow yêu cầu Berlin phải giảm mạnh số nhân sự làm việc trong ngành
ngoại giao và các cơ sở giáo dục.
Việc này cho thấy mối quan hệ Nga – Đức còn rất xa mới được
hâm nóng. Trước đó vào ngày 25/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông sẵn
sàng nói chuyện với tổng thống Nga khi có cơ hội. Riêng ông Vladimir
Putin cũng khẳng định rằng cánh cửa đối thoại vẫn để ngỏ.
Những
người bị trục xuất nói trên không chỉ là giới chức ngoại giao mà còn là giáo
viên tại các trường học của Đức ở Nga, làm việc trong các viện Goethe ở Nga.
Hàng trăm công chức Đức, chủ yếu trong các lĩnh vực văn hóa hay giáo dục, sẽ
phải rời nước Nga trước ngày 1/6.
Thông
báo trục xuất này được đưa ra sau việc Berlin cho trục xuất 30 nhà ngoại giao
Nga vào đầu tháng 4 với cáo buộc gián điệp. Ngay từ tháng 4, bộ ngoại giao Nga
đã khẳng định là họ không dừng ở đó. Để trả đũa, Moscow đã đuổi về Đức hàng
chục nhân viên ngoại giao và chuyên viên tin học làm việc cho tòa đại sứ Đức.
Cuộc khủng hoảng này chưa chấm dứt. Chính phủ Đức tuyên bố muốn bảo đảm sự "cân bằng" trong cuộc trả đũa mới. Lần này đến lượt những nhân viên ngoại giao mới đến của Nga rất có thể sẽ phải khăn gói' về nước.
3/ THỦ ĐÔ KIEV HỨNG ĐỢT TẤN CÔNG
LẦN THỨ 14 CỦA NGA
Vào sáng hôm qua 28/5, Ukraine cho
biết đã chống lại được đợt tấn công vào nửa đêm bằng máy bay không người lái “lớn
nhất” từ đầu cuộc xâm lược của Nga nhắm vào thủ đô Kiev. Đây là đợt tấn
công lần thứ 14 chỉ riêng trong tháng 5 này.
Quân đội Ukraine cho biết hệ thống phòng không tại Kiev đã
bắn hạ hơn 40 máy bay không người lái. Tính trên toàn quốc, quân đội Ukraine đã
phá hủy được 52 trong tổng số 54 chiếc máy bay loại này do Nga phóng đi, theo
khẳng định của không quân Ukraine trên mạng.
Đợt tấn công vào đêm 27/5 của Nga đã làm 2 người chết và 3
người khác bị thương. Theo bộ chỉ huy quân sự vùng Kiev trên mạng, chiến
dịch tấn công Kiev bằng drone có quy mô lớn nhất từ đầu cuộc xung đột được tiến
hành thành nhiều đợt, và còi hụ báo động kéo dài hơn năm giờ. Mục tiêu là nhắm
vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng trọng yếu tại những vùng miền trung, đặc
biệt là thủ đô Kiev.
Thứ trưởng quốc phòng Ukraine khẳng định quân Nga vẫn tiếp
tục các cuộc tấn công tại thành phố Bakhmut nhưng cường độ tấn công nhìn chung “có
xu hướng giảm”. Quan chức này ghi nhận không thấy có các cuộc tấn công lớn, cả
ở trong thành phố lẫn các bên sườn. Quân Nga chủ yếu tập trung pháo kích vùng
ngoại vi và các vùng phụ cận của Bakhmut.
Về phía lực lượng Ukraine, ông này khẳng định các binh sĩ kiên quyết cố thủ các cao điểm ở phía bắc và nam ở vùng ven Bakhmut, cũng như một phần ngoại vi thành phố.
4/ KÊU GỌI KÉO DÀI LỆNH NGƯNG BẮN
Ở SUDAN
Hoa Kỳ và Saudi Arabia vào hôm qua, Chủ nhật 28/5, đã kêu gọi gia hạn
thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan, vốn đã làm dịu cuộc nội chiến kéo dài suốt 6
tuần lễ qua giữa hai bên.
Các cuộc đụng độ đã xảy ra suốt đêm ở thủ đô Khartoum và Omdurman,
một thành phố bên bờ sông Nile. Trong khi đó giới chức nhân quyền báo cáo giao
tranh chết người ở El Fashir, một trong những thành phố chính ở khu vực phía tây
của Darfur.
Cần biết cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ
trợ Bán quân sự đã nổ ra vào ngày 15/4, khiến thủ đô quay cuồng với những trận
chiến khốc liệt, tình trạng vô luật pháp và sự sụp đổ của các dịch vụ, khiến
hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Một lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần do Saudi Arabia và Hoa
Kỳ làm trung gian ở Jeddah sẽ kéo dài đến tối thứ Hai này. Cả hai nước đang
giám sát từ xa thỏa thuận ngừng bắn vốn đã nhiều lần bị vi phạm, đồng thời kêu
gọi hai bên "tiếp tục thảo luận để đạt được thỏa thuận gia hạn lệnh ngừng
bắn".
Thông báo cho biết là mặc dù không hoàn hảo, nhưng việc gia
hạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cần thiết và khẩn
cấp cho người dân Sudan. Lực lượng Hỗ trợ Bán quân sự Sudan cho biết sẵn sàng
thảo luận về khả năng gia hạn và họ sẽ tiếp tục theo dõi thỏa thuận ngừng bắn
để kiểm tra mức độ nghiêm túc và cam kết của bên kia trong việc này.
Hơn 300 ngàn người đã vượt qua biên giới Sudan kể từ khi giao tranh nổ ra, với số lượng lớn nhất hướng về phía bắc đến Ai Cập từ Khartoum hoặc phía tây đến Chad từ Darfur.
No comments:
Post a Comment