Kính thưa quý thính giả,
Một lưỡng triều tiến sĩ có tấm lòng yêu nước, nêu cao truyền thống hiếu học và trọng
nghĩa tình. Ông còn là nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo nổi tiếng và là người có công biên soạn Việt Âm thi tập và Đại Việt sử ký tục biên.
Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi
xin gửi đến quý thính giả bài “Sử gia Phan Phu Tiên” của Việt Thái qua giọng đọc
của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Phan Phu Tiên tên là Phan Phù Tiên, tự Tín Thần, hiệu là Mạc Hiên, sinh năm 1370 tại làng Vẽ, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Thuở nhỏ nổi tiếng là người thông minh, hiếu học, đỗ Thái Học Sinh tại khoa thi cuối thời nhà Trần vào năm 1396. Ông làm việc ở Quốc Sử Viện và Quốc Tử Giám, chuyên nghiên cứu học thuật và đào tạo nhân tài.
Trong thời gian giữ chức Đồng Tu Sử ở Quốc Sử Viện, ông biên
soạn bộ Việt âm Thi tập, công trình mở đầu việc nghiên cứu, giới thiệu thi ca Việt
Nam. Mùa thu năm 1433, bộ Việt Âm thi tập
đã hoàn thành phần căn
bản, ông viết
lời tựa với những lời tâm huyết như sau:
"Trong lòng có chí hướng ắt sẽ thể hiện thành lời. Vì
vậy, thơ là để nói lên cái chí của mình... Các bậc đế vương, công khanh, sĩ phu
mấy đời gần đây, chẳng ai không quan tâm đến học thuật, vẫn thường sớm tối ngâm
vịnh, diễn tả nỗi lòng sâu kín, đều có thi tập lưu hành ở đời nhưng do binh lửa
nên đã thất truyền, tiếc thay!... Các bậc quân tử sau này có lòng sưu tầm rộng
khắp, rồi xếp đặt thành quyển, thành tập, mới mong khỏi phải thở than vì bỏ sót
mất hạt châu trong biển cả".
Sách chưa kịp khắc in thì ông được cử giữ chức An Phủ Sứ ở Thiên Trường, Hoan
Châu. Bộ Việt
Âm
thi
tập được Ngự sử Chu Xa tiếp tục biên soạn.
Sau hơn 10 năm sưu tầm, chỉnh sửa và sắp xếp bản thảo, Ngự sử Chu Xa đã hoàn tất vào năm 1459, Hàn lâm Học sĩ Lý Tử Tấn hiệu chỉnh và khắc in.
Năm
1448, An Phủ Sứ Phan Phu Tiên được triệu về kinh, sung chức Quốc Tử Giám Bác
Sĩ
Tri Quốc Sử Viện, vừa giảng dạy ở Quốc Tử Giám vừa trông coi Quốc Sử Viện.
Năm 1455, vâng lệnh vua, ông biên soạn bộ Đại Việt sử
ký tục
biên chép sử từ đời Trần Thái Tông đến
khi quân Minh rút về nước (từ năm 1226 đến năm 1427).
Ngoài Việt Âm thi tập, Đại Việt sử ký tục biên,
ông còn viết Quốc Triều luật lệnh, Bản thảo Thực vật toản yếu (nay đã
thất truyền). Toàn
Việt thi lục do Học giả Lê Quý Đôn biên soạn có chép 3 bài thơ của ông: Vi
nhân cầu giáo, Hạ gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai,
Đương đạo Lương Phán Quan nhậm mãn,
với lời
thơ bình dị nhưng chứa đựng nhiều ý tưởng sâu sắc, nêu cao truyền thống hiếu
học, trọng nghĩa tình, chăm lo việc dân việc nước của nho sĩ Việt.
Sử gia Phan
Phu Tiên qua đời năm 1462. Do
có công với đất nước và sống đời bình dị nên ông được nhiều nơi thờ phượng. Đặc
biệt ở làng Đông Ngạc, huyện
Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, người dân trong vùng lập Từ Đường,
đặt tượng ông ở giữa khuôn viên (trước cửa chính), bên trong có bàn thờ với bức hoành phi đề 3 chữ Khai Tất Tiêu và 2 câu đối:
“Lưỡng chúng đăng
long, Đông Ngạc khai hoa dương trí tuệ.
Tam biên chứ tác, thủy
tổ Phan gia quốc hoàng ân”.
Có nghĩa là:
Hai lần đỗ tiến sĩ đầu tiên cho làng
Đông Ngạc.
Ba lần theo lệnh vua viết cho đời của tổ họ Phan.
* * *
Sử gia Phan
Phu Tiên là nhà giáo có ý thức trong việc
tu sửa bản thân và giáo dục đời sau, ông đã làm bài thơ “Ấu nhi học, trang nhi hành” là một trong 3 bài được học giả Lê Quý
Đôn tuyển chọn để chép trong Toàn Việt
thi lục.
Ông là người có công lớn trong việc soạn thảo quốc sử đầu thời
Lê, đồng thời cũng là người khởi đầu cho việc biên soạn Việt Âm thi tập, là bộ hợp tuyển thơ văn đầu tiên của nước Việt.
Ông nối chí Lê Văn Hưu, dọn đường
cho sử gia Ngô Sĩ Liên hoàn thành bộ Đại
Việt sử ký toàn thư sau này.
Niềm tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, lòng
trân quý đối với di sản tinh thần của các bậc tiền nhân và nhận thức sâu sắc về vai trò của văn chương nghệ
thuật,
đã thúc đẩy ông vượt qua mọi khó khăn, ra sức hoàn thành công trình có ý nghĩa
lớn lao này.
Điều đáng nói là bối cảnh xã hội VN thời
nhà Lê lúc đó đang trong
thời kỳ biến động, nhưng vẫn xuất hiện nhiều sĩ phu có khí tiết, biết quan tâm đến vận mệnh của đất nước, biết dấn thân để cứu dân ra khỏi cảnh lầm than.
Việt Nam hiện nay cũng có nhiều sĩ phu yêu nước chấp nhận bước vào con đường đấu tranh, bất chấp sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản. Thế nhưng cho đến
nay, vẫn còn nhiều sử gia vô liêm sĩ, bẻ cong ngòi bút để xuyên tạc lịch sử
theo lệnh của đảng CSVN và bọn Tàu Cộng, dẫn đến hậu quả
thê thảm là các thế hệ học sinh Việt Nam ngày nay gần như "mù tịt về môn sử Việt". Đây là điều ô nhục trong sử Việt, việc xuyên tạc
lịch sử VN của đảng CS là một trọng tội, tập
đoàn lãnh đạo CSVN sẽ bị đưa ra xét xử trong một ngày gần đây.
No comments:
Post a Comment