Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh HD, trong tuần qua lại có thêm một phó tổng biên tập của đảng csvn lại bị bắt liên quan đến hối lộ, anh có tin thê về việc này không?
Hướng Dương: Thưa chị, Phó tổng biên tập tạp chí Đời sống & Pháp luật, ông Lê Tuấn
Dũng, vào tối ngày 29/4 đã bị bắt giam theo cáo buộc “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Công
an tỉnh Hải Dương cho báo chí lề đảng cho biết là ông Lê Tuấn Dũng
bị bắt vì có hành vi nhận tiền để chạy án trong vụ mua bán hóa đơn xảy ra tại
một dự án khu dân cư ở thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.,
với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng bị phát giác vào tháng 7 năm ngoái.
Tuy nhiên bản tin không cho biết là ông Dũng nhận tiền của ai để chạy án này.
Tuy
nhiên nhóm mua bán hóa đơn được cho biết do ông Bùi Văn Tú 38 tuổi, ngụ tại Gia
Lâm – Hà Nội, cầm đầu và cấu kết với 4 người khác gồm Phạm Thị Bình, Phí Thị
Mai, Vũ Thị Nga, và Nguyễn Minh Đức. Vào đầu năm 2019, ông Tú chỉ đạo hai bà
Bình và Mai làm thủ tục thành lập một loạt công ty ma, không hề hoạt động kinh
doanh mà chỉ soạn thảo hợp đồng kinh tế và tiến hành các vụ mua bán hóa đơn,
chuyển tiền…
Bảo Trân:
Thưa anh, ngoài ra, cũng nhân danh “an ninh”, đảng csvn lại ngăn cấm ts Nguyễn
Quang A xuất cảnh, chuyện này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những nhà lãnh đạo xã hội dân
sự tại VN, đã bị công an ngăn chận không cho xuất cảnh vì lý do “an ninh” khi sắp
lên máy bay đi du lịch Thái Lan vào ngày 1/5 vừa qua.
Tiến
sĩ A, cựu viện trưởng Nghiên cứu Phát triển, cho biết ông có visa 5 năm vào khối
Schengen ở Âu châu, nhưng chưa xử dụng trong hai năm qua vì đại dịch Vũ Hán.
Ông cho biết thêm là muốn sang Thái Lan du lịch vài ngày trước khi sang Âu
châu. Nhưng đến phi trường thì bị chận lại với lý do an ninh.
Theo
biên bản lập vào trưa thứ Hai 1/5, công an phi trường Nội Bài cho biết việc
ngừng xuất cảnh đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A là thực hiện theo yêu cầu của bộ
công an. Tuy nhiên họ lại xé thẻ lên máy bay của ông, khiến việc ông đòi
Vietnam Airlines hoàn lại tiền vé là không thể.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A là thành viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự, một phong trào được
thành lập năm 2013 với mục tiêu trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần
chuyển đổi thể chế chính trị của nước VN từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn
hòa.
Ông
Nguyễn Quang A từng tham gia điều trần về nhân quyền Việt Nam ở quốc hội Âu
châu vào tháng 10 năm 2018 trước khi khối này phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự
do với Việt Nam. Trong buổi điều trần, ông đề nghị khối Âu châu gây áp lực buộc
Việt Nam phải ký ba công ước quốc tế về người lao động, bao gồm cả công ước 87
về quyền tự do hiệp hội và quyền được tổ chức nghiệp đoàn độc lập của công
nhân.
Trước
đó ba năm, vào ngày 1/9 năm 2015, ông bị tạm giữ tại phi trường Nội Bài sau
chuyến đi thăm nhiều nơi trên đất Mỹ và có một số buổi nói chuyện về sự phát
triển của xã hội dân sự trên con đường dân chủ hóa tại Việt Nam.
Bảo Trân:
Tổ chức Phóng viên không biên giới vừa có một bản báo cáo về chỉ số tự do báo
chí trên thế giới, VN lần này được đánh giá ra sao ạ?
Hướng Dương: Không khá gì cho lắm so với những năm trước chị ạ.
Trong báo cáo mới nhất, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF)
đã xếp VN vào danh sách thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới về quyền
tự do báo chí, với VN, Trung Cộng và Bắc Hàn đứng cuối bảng này.
Việt
Nam ở vị trí thứ 178, mức thấp nhất kể từ khi tổ chức Phóng viên Không biên
giới công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002 đến nay. Theo số liệu của tổ
chức ký giả nói trên, vào năm ngoái, VN đã bắt giam 35 nhà báo. Mới đây dư luận
quan tâm việc nhà hoạt động Đường Văn Thái sau tin đồn ông này đã bị bắt cóc
đưa về Việt Nam.
Tổ
chức RSF được thành lập vào năm 1985 và đã công bố chỉ số tự do báo chí hàng
năm kể từ năm 2002 và đã trở thành cái gai đối với các chế độ toàn trị trên
khắp thế giới. Một trong các vụ xử tù nhà báo được thế giới chú ý nhất trong
thời gian qua tại Việt Nam là trường hợp nhà báo Phạm Thị Đoan Trang, chịu án 9
năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” vào năm 2021.
Bà
Trang được Canada và Anh trao giải Tự do Truyền thông vào tháng 2 năm ngoái và
từng được nhận giải thưởng Homo Homini 2018 từ nước Tiệp. Trước đó, vào năm
2019, bà nhận giải thưởng của Tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Bảo Trân:
Tương tự, báo cáo của Pen America về việc bỏ tù các nhà văn năm 2022 thì đánh giá
VN ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị, Trong báo
cáo về chỉ số tự do của nhà văn trong năm 2022, tổ chức Văn bút Hoa Kỳ (Pen
America) đã xếp VN đứng thứ 6 trên thế giới với 16 nhà văn hay nhà báo đang bị
cầm tù và đứng thứ 10 trong số các quốc gia cần quan tâm.
Báo
cáo cho biết là bạo quyền VN tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, đặc biệt
là tập trung vào việc kiểm soát các mạng xã hội. Theo tổ chức Pen America, VN
đã thông qua luật an ninh mạng vào năm 2018 có nội dung yêu cầu các tập đoàn mạng
phải lưu trữ các dữ liệu cá nhân để trao cho công an.
Bốn
năm sau, vào năm 2022, bạo quyền VN đã thông qua nghị định quy định chi tiết
việc thi hành luật an ninh mạng, tăng cường quyền truy cập của bạo quyền vào dữ
liệu cá nhân và do đó tăng khả năng đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Tổ
chức này cho biết, có 16 nhà văn bị giam giữ tại Việt Nam vào năm ngoái, 15
trong số họ là những nhà bình luận trực tuyến. Trong số đó có nhà bình luận
trực tuyến Bùi Văn Thuận với những lời giễu cợt nhà nước Việt Nam trên mạng,
Trần Hoàng Huấn với nhiều bài chỉ trích nhà nước về việc phân phối vắc xin
chống dịch Vũ Hán của hãng Trung Cộng, và nhà báo Lê Mạnh Hà với nhiều hình ảnh
trên mạng về tranh chấp đất đai và tham nhũng.
Trong
báo cáo, Văn bút Hoa Kỳ cũng đưa ra danh sách 27 nhà văn hay nhà báo Việt Nam
đang gặp hiểm nguy, trong đó có bốn cựu tù nhân lương tâm là nhà văn Nguyễn
Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Hữu Vinh với bút danh Ba Sàm, nhà báo Nguyễn Vũ Bình và
nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Nhạc
sĩ Trần Vũ Anh Bình, người mãn hạn tù 6 năm vào giữa năm 2017, cho biết sau khi
kết thúc án hai năm quản chế , ông vẫn bị canh giữ gắt gao bởi đám an ninh
thành phố Sài Gòn.
No comments:
Post a Comment