Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh HD, trong tuần qua thêm một người bất đồng chính kiến khác lại bị đề nghị truy tố. Đó là giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước… xin anh nói thêm về việc này.
Hướng Dương: Thưa chị BT, Công an tỉnh Đắc Lắc vừa đề nghị truy tố giảng
viên âm nhạc Đặng Đăng Phước với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước
CSVN” sau 7 tháng bắt giam ông này.
Ông Phước 60 tuổi là
giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc, bị bắt vào ngày 8/9 năm ngoái vì
những hoạt động ôn hòa nhằm bảo vệ nhân quyền và chỉ trích nhà nước độc đảng
trong nhiều vấn đề xã hội.
Bà Lê Thị Hà, vợ ông
Đặng Đăng Phước, cho biết gia đình đã thuê hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Lê
Xuân Anh Phú để bào chữa. Bà Hà vào hôm 18/4 cho biết là Luật sư Phú đã tiếp
cận hồ sơ vụ án và được gặp gỡ ông Phước vào chiều ngày 11/4.
Trong buổi gặp gỡ đầu
tiên với thân chủ, Luật sư Phú khẳng định với đại diện của viện kiểm sát rằng
ông Phước là một người thầy đúng mực, luôn giúp đỡ mọi người, và những gì ông
làm là đúng với trách nhiệm và lương tâm của một con người.
Các bài viết của ông
Phước mà cáo buộc đưa ra liên quan đến vụ công an đàn áp xã Đồng Tâm, hoà hợp
dân tộc, chống tham nhũng, phê phán chính sách đối phó với đại dịch Vũ Hán.
Ông cũng bị cáo buộc
trực tiếp hát và đánh đàn cho nhiều bài hát có nội dung gây chiến tranh tâm lý
nhằm mục đích chống nhà nước. Trong số các bài hát mà phía công an nêu ra gồm
có “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ” của nhạc sĩ Tuấn Khanh, “Chúng đi buôn”
và “Con đường Việt Nam”. Tuy nhiên, phía công an không xác định được cụ thể thông
tin cá nhân của nhạc sĩ Tuấn Khanh để điều tra về bài hát được cho là của ông.
Bảo Trân:
Thưa anh, tin về ông Đường Văn Thái bị csvn bắt giữ và dẫn độ về Việt Nam cũng
đã gây xôn xao dư luận trong tuần qua và lực lượng cảnh sát đặc nhiệm của Thái
đã vào cuộc để điều tra, việc này là như thế nào, thưa anh?
Hướng Dương: Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan đã mở cuộc điều tra
về vụ bắt cóc ông Đường Văn Thái, một người Việt tỵ nạn chính trị ở Bangkok
nhưng đột nhiên xuất hiện ở VN.
Cần biết là ông Đường
Văn Thái, người thường xuyên đăng tải các bài chỉ trích nhiều quan chức lãnh
đạo nhà nước VN, với gần 120 ngàn người theo dõi, đã bị mất tích ở gần nhà trọ
thuộc tỉnh Pathum Thani vào chiều ngày 13/4. Qua ngày hôm sau, giới báo chí lề
đảng loan tin là công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ ông này vè tội xâm nhập trái
phép vào ngày 14/4.
Bà Grace Bùi, một nhà
hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt sống ở Bangkok nhiều năm qua, cho biết
lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã liên lạc với bà và nhóm bạn thân thiết của ông
Thái để tìm hiểu thông tin về vụ việc và khả năng ông bị bắt cóc bởi mật vụ
Việt Nam.
Bà Bùi cho biết vụ này
lớn hơn vụ của nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Bangkok năm 2019 vì vụ ông
Nhất có an ninh Thái Lan giúp đỡ, nhưng trong vụ này cảnh sát Thái hoàn toàn
không có dính líu. Bà cho biết thêm là song song với cuộc điều tra của cảnh sát
Thái, nhóm của bà bắt đầu thu thập thông tin và các camera an ninh về đường đi
của ông Đường Văn Thái trước khi bị mất tích để phản bác thông tin mà phía Việt
Nam đưa ra.
Mục tiêu của nhóm là
lấy lại công bằng cho Đường Văn Thái 41 tuổi, bảo vệ người tị nạn Việt Nam ở
Thái Lan, và cho thế giới biết rõ sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội cho dù quốc
gia này đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bà nói.
Bảo Trân:
Và thưa anh, viện kiểm sát Đà Nặng đã từ chối cho ông Bùi Tuấn Lâm có luật sư
bào chữa cho ông, xin anh nói thêm về việc này
Hướng Dương: Lý do được VKS viện dẫn là
ông Bùi Tuấn Lâm “từ chối nhận sự bào chữa của luật sư”.
Thông báo của VKS nhân
dân Đà Nẵng phát đi ngày 12/4 nhưng đến ngày 18/4 mới đến tay các luật sư.
Nghĩa là phải mất 6 ngày, thay vì 1 đến 3 ngày như thông thường, cho các dịch
vụ chuyển phát nhanh nội địa. Bà Lê Thanh Lâm, vợ ông Bùi Tuấn Lâm viết trên
trang fb cá nhân rằng bà “rất sốt ruột vì chưa được gặp chồng” và bà “mong chờ
cuộc thăm gặp của luật sư” để biết tin tức về ông nhưng “VKS đã làm cho thời
gian trôi một cách chậm chạp như vậy”.
Bà Lê Thanh Lâm nói
rằng bà không tin chồng mình từ chối luật sư vì chính ông Lâm trước khi bị giải
đi đã dặn vợ mời luật sư cho mình.
Ông Bùi Tuấn Lâm (39 tuổi), cựu thành viên Con Đường Việt Nam, bị bắt ngày 7/9/2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Lâm được cộng đồng mạng xã hội gọi là “thánh rắc hành” sau khi đăng một video clip giễu nhại động tác “rắc muối” của đầu biếp Salt Bea khi phục vụ món bò dát vàng cho bộ trưởng công an Tô Lâm khi ông này đi công du nước ngoài năm 2021.
Bảo Trân:
Và cuối cùng, Tổ chức nhân quyền Freedom House tố cáo CSVN áp dụng biện pháp
đàn áp xuyên quốc gia, xin anh cho biết thêm về vấn đề này.
Hướng Dương: Tổ chức nhân quyền Freedom
House đã trích dẫn vụ ông Đường Văn Thái, một người tỵ nạn tại Thái Lan, đột nhiên
bị mật vụ VN thông báo bắt giữ, khiến nhiều người nghĩ đến hai trường hợp của
hai ông Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất cũng bị bắt cóc đưa về VN chịu án
tù.
Trong báo cáo đưa ra,
tổ chức này nói rằng VN là quốc gia có các cuộc tấn công những cá nhân ở nước
ngoài với biện pháp đàn áp xuyên quốc gia. Theo báo cáo này, bạo
quyền Việt Nam bị cáo buộc thực hiện một số chiến thuật trong việc
đàn áp xuyên quốc gia, bao gồm tấn công trực tiếp, tấn công trực tiếp có phối
hợp với quốc gia khác, kiểm soát sổ thông hành và xử dụng nhu liệu gián điệp…
Chia sẻ sâu hơn về
tình hình ở Việt Nam, ông Grady Vaughan, người đồng tác giả của bản báo cáo
này, cho biết hầu hết các vụ đàn áp xuyên quốc gia do bạo quyền Việt Nam trực
tiếp thực hiện đều diễn ra ở các quốc gia khác trong khu vực sông
Mekong, chỉ có vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là xảy ra ở Đức.
Về vấn đề kiểm soát sổ
thông hành, vào tháng 6 năm 2017, Việt Nam đã tước quyền công dân
của ông Phạm Minh Hoàng, một công dân người Pháp, trước khi trục xuất ông
về Pháp.
Nhà báo Lê Trung Khoa
từ Đức cho biết là tòa đại sứ VN tại Đức từ chối cấp mới sổ thông hành khi hết
hạn vào năm 2018. Vào tháng 3 năm 2020, blogger nổi tiếng của Việt Nam đang lưu
vong tại Đức, ông Bùi Thanh Hiếu, tuyên bố là ông sẽ không viết nữa
do người mẹ 86 tuổi và các thành viên khác trong gia đình ông ở quê
nhà phàn nàn về việc bị tác động bởi an ninh.
Ngoài ra, bạo quyền VN còn trao trả những người tỵ nạn như Trung Cộng hay Miến Điện đang lẩn trốn tại VN về lại đất nước của họ. Điển hình như vụ bàn giao cho Miến Điện 154 người tỵ nạn Rohingya và nhà đấu tranh Đổng Quảng Bình bị trả về cho Trung Cộng vào năm ngoái.
No comments:
Post a Comment