Theo CSTQ thì mất nước, theo Hoa Kỳ thì mất đảng. Bang giao Việt- Mỹ sẽ không thay đổi lớn bao lâu đảng CSVN còn vì “bè vì đảng” hơn là “vì nước vì dân” như tại các quốc gia dân chủ đa đảng trên thế giới.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hiếu Chân với tựa đề: “Quan hệ Việt-Mỹ sẽ không thay đổi lớn” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Hiếu Chân
Ngoại
Trưởng Antony Blinken của Mỹ đang có chuyến thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 10 hai
nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Chuyến công du của ông làm dấy lên một
cuộc đồn đoán sôi nổi về triển vọng hai nước sẽ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên
mức đối tác chiến lược, tương xứng với quy mô giao dịch thương mại và đáp ứng mối
lo ngại của cả hai bên về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sẽ chưa có một triển vọng nâng cấp như vậy.
Ông Blinken từng đến Việt Nam năm 2016 với tư cách thứ trưởng ngoại giao trong chính quyền Barack Obama, còn kỳ này ông đến Hà Nội lần đầu tiên trong cương vị ngoại trưởng. Chuyến đi của ông Blinken diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng Thống Joe Biden điện đàm với nhà lãnh đạo thực tế của Việt Nam, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó hai bên cam kết hợp tác để giải quyết các thách thức khu vực và bảo đảm một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP).
Theo
lịch trình, trong thời gian ở Việt Nam, ông Blinken sẽ gặp và thảo luận với các
quan chức cao cấp của Việt Nam, tham dự lễ động thổ xây dựng đại sứ quán mới của
Mỹ tại Hà Nội. Giới quan sát cho rằng, chuyến đi của ông Blinken là một bước tiến
trong kế hoạch “nâng cấp quan hệ” hai nước lên mức đối tác chiến lược – điều mà
Hoa Kỳ liên tục yêu cầu và Việt Nam luôn né tránh. Chuyến đi cũng có thể nhằm sắp
xếp cho một chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Biden, dự tính vào Tháng Năm, hoặc
chuyến thăm của ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc có thể vào Tháng Bảy. Vấn đề “nâng cấp
quan hệ” Việt Mỹ lên mức đối tác chiến lược có thể được quyết định và công bố
trong các chuyến thăm viếng cấp nguyên thủ quốc gia như vậy và chuyến đi Hà Nội
của ông Blinken là nhằm đúc kết cho sự kiện hết sức quan trọng đó.
Để
hiểu ý nghĩa quan trọng của yêu cầu “nâng cấp quan hệ,” nên xem lại thang bậc về
ngoại giao của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện – cấp cao nhất về quan hệ ngoại giao – với bốn nước, Trung Quốc, Nga,
Ấn Độ, và Nam Hàn; quan hệ đối tác chiến lược – cấp thấp hơn – với Nhật và 12
quốc gia khác; và quan hệ đối tác toàn diện – cấp thấp hơn nữa – với 13 quốc
gia, trong đó có Hoa Kỳ. Thực tế, Việt Nam coi Mỹ là một đối tác chỉ ngang hàng
với… Miến Điện hoặc Venezuela, thấp hơn Malaysia hoặc New Zealand và kém xa các
“đối tác chiến lược toàn diện” như Nga hoặc Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh ngày càng căng thẳng với Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương làm cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đánh giá cao vị trí chiến lược và vai trò địa chính trị của Việt Nam và tìm cách lôi kéo Việt Nam khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Các chính phủ Hoa Kỳ từ Obama đến nay liên tục nhắc lại yêu cầu “nâng cấp quan hệ” lên mức chiến lược, nhưng đáp lại, lần nào các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ hứa hươu hứa vượn mà không có hành động thực tế. Hôm 23 Tháng Ba vừa qua, trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters, liệu Việt Nam đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ với Mỹ trong năm nay hay chưa, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ ỡm ờ nói, điều đó sẽ xảy ra “khi thời điểm thích hợp” mà không nói rõ thế nào là thích hợp hoặc thời điểm đó là khi nào.
Chúng tôi cho rằng, sẽ không bao giờ có một thời điểm thích hợp như vậy, kể cả trong chuyến công du của Ngoại Trưởng Blinken hiện nay hay các cuộc viếng thăm của các ông Nguyễn Phú Trọng, Joe Biden trong tương lai vì Việt Nam chưa mạnh dạn bứt ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và thực hiện dân chủ hóa đất nước.
Chắc chắn Trung Quốc coi sự nâng cấp quan hệ Việt Mỹ là mối đe dọa đến ảnh hưởng của họ và có biện pháp trả đũa. Mối lo sợ hành động thù địch của Trung Quốc vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington là yếu tố quyết định việc Hà Nội chần chừ trước đề nghị của Washington.
Phụ thuộc Trung Quốc nhưng biết lòng dân không thuận theo sự cưỡng ép của Bắc Kinh. Không tin ở Washington nhưng sức hút của Mỹ quá lớn, Việt Nam buộc phải nỗ lực thực thi một chính sách đu dây tế nhị giữa hai cường quốc – một vị thế đến nay Hà Nội khá thành công và hưởng lợi rất nhiều.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam dường như vẫn đánh giá cao giá trị địa chính trị của Việt Nam, tin rằng người Mỹ cần Việt Nam trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc nên liên tục từ khước những yêu cầu nâng cấp quan hệ với Mỹ. Việt Nam thậm chí còn có những hành động trái với suy đoán thông thường chẳng hạn như tuyên phạt 6 năm tù giam nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng chỉ một ngày trước chuyến thăm của ông Blinken như muốn gửi một tín hiệu rằng Hà Nội sẽ không nhân nhượng những yêu sách tự do, nhân quyền của Mỹ.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn có vẻ không muốn làm Washington mích lòng, nên cho cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và gia đình sang Mỹ tị nạn vài giờ trước khi ông Blinken đáp máy bay xuống phi trường Nội Bài.
Trong
hai năm đầu của chính quyền Biden, Washington tỏ ra khá ưu ái với Hà Nội bằng
việc đưa Việt Nam vào diện đối tác hàng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cử
nhiều quan chức cao cấp nhất đến Hà Nội và viện trợ rất hào phóng cho Việt Nam
về y tế, môi trường lẫn quân sự. Nhưng sự kiên nhẫn của Washington dường như
đang cạn dần và nhiều nhà phân tích đã chỉ ra tính chất ảo tưởng trong ý đồ của
Washington kéo Việt Nam ra xa Trung Quốc. “Không mợ thì chợ vẫn đông,” sau khi
mở rộng hợp tác quân sự với Philippines gần đây có thể người Mỹ sẽ không còn đặt
ưu tiên cho việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam nữa.
Nếu
Việt Nam bỏ lỡ cơ hội một lần nữa thì có thể chuyến viếng thăm Hà Nội của Ngoại
Trưởng Blinken hiện nay sẽ chỉ là một chuyến “ghé ngang” trên đường đến Tokyo dự
hội nghị bộ trưởng các nước công nghiệp phát triển G7 mà không mang lại triển vọng
thay đổi có ý nghĩa nào trong quan hệ giữa hai nước.
No comments:
Post a Comment