Kính thưa quý thính giả, khi viết về các Tù Nhân Lương Tâm, ngoài niềm tự hào, khâm phục, chúng tôi không tránh khỏi cảm xúc ngậm ngùi, xót xa trước những hy sinh, mất mát quá lớn mà những con người đáng quý ấy phải chịu đựng. Họ không những chấp nhận bị đọa đày trong địa ngục trần gian, thậm chí sẵn sàng đối mặt với cái chết đầy đau đớn, tủi nhục như một minh chứng cho tấm lòng son sắt với quê hương, đất nước. Trong chuyên mục Chân Dung Tù Nhân hôm nay, xin gửi đến quý vị chân dung về một người tù mà cái chết của ông không chỉ gây căm phẫn đối với nhà cầm quyền, mà khiến cho công luận rúng động, tiếc thương: TNLT, nhà báo tự do Đỗ Công Đương. Mời quý vị cùng theo dõi qua giọng đọc Bảo Trân.
ĐỖ CÔNG ĐƯƠNG, MỘT NGƯỜI TÙ ĐÃ CHẾT CHO TỰ DOThưa quý thính giả,
khi viết về các Tù Nhân Lương Tâm, ngoài niềm tự hào, khâm phục, chúng tôi
không tránh khỏi cảm xúc ngậm ngùi, xót
xa trước những hy sinh, mất mát quá lớn mà những con người đáng quý ấy phải
chịu đựng. Họ không những chấp nhận bị đọa đày trong địa ngục trần gian, thậm
chí sẵn sàng đối mặt với cái chết đầy đau đớn, tủi nhục như một minh chứng cho
tấm lòng son sắt với quê hương, đất nước. Trong chuyên mục hôm nay, xin gửi đến
quý vị chân dung về một người tù mà cái chết của ông không chỉ gây căm phẫn đối
với nhà cầm quyền, mà khiến cho công luận rúng động, tiếc thương: TNLT, nhà báo
tự do Đỗ Công Đương.
Ông Đỗ Công Đương,
sinh ngày 24/3/1964, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông Đương xuất thân là một nông
dân, sau này ông theo nghề làm mộc cho đến khi bị bắt. Gia đình ông Đương có
một mảnh đất rộng một ngàn mét vuông nhưng đã bị nhà cầm quyền địa phương cướp
mất 900 mét, chỉ chừa lại cho ông 100 mét. Năm 2017, sau khi chia chác xong 900
mét đất đã cướp được, nhà cầm quyền ra tay cướp nốt 100 mét vuông còn lại, đẩy
gia đình ông vào cảnh tay trắng, khốn cùng, uất ức. Ông Đương cùng vợ con trở
thành dân oan từ ấy.
Trên hành trình đi
khiếu kiện, ông nông dân Đỗ Công Đương đã chứng kiến nhiều gia đình, nhiều cảnh
đời oan khuất, nhiều câu chuyện bất công của phận dân đen như ông. Chứng kiến
những tội ác mà nhà cầm quyền từ trung ương xuống các địa phương gây ra cho
người dân, cho đất nước. Từ một dân oan, ông trở thành một chiến sĩ dân chủ. Từ
một người chỉ đấu tranh trong phạm vi quyền lợi của gia đình mình, ông trở
thành một người đồng hành với dân oan trên mọi miền đất nước.Và thế là người
nông dân hiền lành, chất phác Đỗ Công Đương bị liệt vào danh sách kẻ thù của
chế độ.
Năm 2017, Đỗ Công
Đương thành lập và phụ trách kênh Tiếng Dân Tivi (TDTV) – Tiếng nói người dân
Việt, được phát trực tiếp trên danh khoản facebook cá nhân của ông. Giống như
hình thức hoạt động của các kênh Phong trào Chấn Hưng Nước Việt, (CHNV), Chấn
Hưng Việt Nam (CHVN), Chấn Hưng Ti-vi (CHTV) của các nhà báo tự do Bùi Quang
Thuận, Lê Dũng Vô-va, Lê Trọng Hùng…, Tiếng Dân Tivi chuyên phản ánh về những
vụ cướp đất, các sai phạm liên quan đến đất đai của nhà cầm quyền. Đỗ Công
Đương cũng dùng diễn đàn này để chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn pháp lý và đưa tin
tức, tình hình khiếu kiện cũng như đời sống khổ cực của bà con dân oan sau khi
bị mất nhà, mất đất. Các chương trình livestream của ông luôn nhận được sự quan
tâm của công luận, đặc biệt đối với dân oan khiếu kiện trên cả nước. Một số
người dân oan còn gọi ông là “Anh hùng Bắc Ninh”. Với kênh Tiếng Dân Ti-vi, Đỗ
Công Đương trở thành một người làm truyền thông độc lập được dư luận biết đến
và ủng hộ.
Giống như những nhà
bất đồng chính kiến khác, ông Đương liên tục bị công an khủng bố, sách nhiễu,
thậm chí bị dọa giết nếu vẫn tiếp tục theo đuổi con đường đấu tranh đòi công
lý. Tất nhiên, Đỗ Công Đương hẳn đã chuẩn bị tâm thế để đón nhận mọi thử thách,
hiểm nguy có thể gặp phải. Một người bà con của Đỗ Công Đương kể với chúng tôi
rằng, ông là người thẳng thắn, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương vợ con hết mực
và sống tình nghĩa, chan hòa với anh em, họ hàng, với bà con chòm xóm. Không ít
người tỏ ra ái ngại, lo lắng, khuyên ông nên từ bỏ con đường tranh đấu để khỏi
thiệt thân. Đỗ Công Đương khảng khái trả lời: “Thấy bất công thì phải lên
tiếng. Đã đấu tranh thì đấu tranh đến cùng, không thể sợ hãi mà bỏ cuộc. Nếu
đấu tranh vì chính nghĩa, cho dân cho nước mà phải chết thì cũng chấp nhận”.
Sáng ngày 24/1/2018,
ông Đương nhận được một cuộc điện thoại từ người lạ, nhờ ông đến ghi hình cuộc
cưỡng chế đất ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông lập tức đi ngay. Tuy nhiên,
khi vừa tới nơi, còn đang ở bãi đậu xe, một toán công an đã ập đến và bắt Đỗ
Công Đương. Tình tiết trên cho thấy, nhà báo độc lập này đã bị chính công an
gài bẫy để bỏ tù. Trong một cuộc thăm gặp ở nhà tù, Đỗ Công Đương đã bày tỏ
nghi vấn đó với gia đình mình.
Ngày 17/9/2018, ông Đỗ
Công Đương bị tòa án cộng sản tại Bắc Ninh cáo buộc hai tội danh và tuyên án 09
năm tù giam. Trong đó 05 năm tù giam cho cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”
theo điều 318 và 04 năm theo điều 331- BLHS “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trong
phiên xử phúc thẩm ngày 23/1/2019, ông Đương được giảm 01 năm cho cáo buộc “gây
rối trật tự công cộng”. Tổng mức hình phạt cho cả hai tội danh gán ghép mà ông
Đương phải chịu là 08 năm tù giam. Người thân của ông Đỗ Công Đương kể lại
rằng, sau khi bị tuyên án tại phiên phúc thẩm, nhà báo độc lập này đã chỉ thẳng
tay vào mặt những kẻ ngồi ghế quan tòa và đọc hai câu thơ đầy nộ khí:
“Trời xanh ơi xin
Người ghé mắt
Bắt giùm tôi những kẻ
quan tham”.
Với bản án 08 năm tù
giam, phải đến tháng 1/2026 ông Đương mới mãn hạn tù.
Nhưng người tù ấy
không đợi được. Đỗ Công Đương đã không đợi được cái ngày sẽ ra khỏi nhà tù nhỏ
để trở về nhà tù lớn, nơi vợ con, gia đình ông mong ngóng từng ngày. Người thân
của ông Đương nói rằng, trước khi bị bắt, ông là một người hoàn toàn khỏe mạnh,
không mang bệnh tật gì. Sau khi bị kết án, ông bị lưu đày tới Trại 6- Thanh
Chương, Nghệ An, nơi nổi tiếng với chính sách cai trị tàn bạo, hà khắc và nhẫn
tâm bậc nhất trong hệ thống nhà tù Việt cộng. Đây chính là nơi đã vùi xác thầy
giáo yêu nước Đào Quang Thực chỉ sau hai năm bị giam cầm. Trong khoảng thời gian
từ năm 2020 đến 2021, nhà tù lấy cớ đại dịch covid-19 hầu ngăn cản hoặc hạn chế
quyền được thăm nuôi của các TNLT, một hình thức trả thù hoàn hảo. Ông Đương
cũng vậy, ông không được gặp vợ con, anh em ruột thịt của mình, trong suốt gần
hai năm trời. Đối với một người tù, việc gặp thân nhân không chỉ để nhận được
đồ tiếp tế, nguồn thức ăn giúp người tù cầm cự qua những năm tháng khổ ải, đọa
đày. Hơn thế, đó còn là nguồn an ủi, nguồn sức mạnh lớn lao nhất giúp người tù
chống chọi với nỗi cô đơn tinh thần, nỗi buồn chán và tuyệt vọng. Không được
gặp thân nhân, tính mạng của mỗi tù nhân chính trị, coi như được định đoạt, nhờ
sự may rủi của số phận- thứ số phận được tạo ra bởi thế lực ác nhân, hơn là
Đấng vô hình.
Đầu năm 2022, ông Đỗ
Công Đương gọi điện về cho vợ con, báo tin mình đang bệnh, kèm theo một lời
trăn trối không thể buồn hơn “anh không còn nhiều thời gian nữa”. Gia đình tức
tốc lên trại thăm. Vợ con ông Đương đã làm đơn tất cả 3 lần với lời lẽ khẩn
khoản, hy vọng ông được đi chữa bệnh. Nhà tù, đương nhiên từ chối.
Ngày 21/7/2022, ông Đương được gặp thân nhân, trong thân xác tàn
tạ đến mức không còn nhận ra. Ông bị suy tim cấp độ 3, đang chuyển sang giai
đoạn 4, cả thận và gan đều hỏng hết. Ông nói với con gái mình rằng “Nếu bố được thay van tim thì bố sẽ khỏe lại và bố sẽ sớm về nhà
thôi. Bố mong có cơ hội sống nhưng họ không cho bố sống, con ạ”.
Ngày mồng Một tháng
Tám, ông Đương được gặp gia đình nhưng ông yếu quá, phải thở oxy nên cuộc gặp
chỉ kéo dài đâu chừng 2 đến 3 phút, rồi chấm dứt. Lúc này thì Ban Giám thị Trại
giam Số 6 ký giấy cho ông Đỗ Công Đương nhập viện thật. Vì họ biết chắc ông sẽ
chết. Ông không được quyền chết trong tù dù ông vẫn đang là một người tù. Ông
Đương phải chết ở bệnh viện để đảng được tiếng nhân đạo, còn nhà tù thì phủi tay,
không phải chịu trách nhiệm gì cả. Sau hai, ba phút ít ỏi chứng kiến cảnh
chồng, cha mình ở những khoảnh khắc cuối cùng của sự sống, vợ con ông Đương
đành quay về trong sự bất lực và nỗi tuyệt vọng khôn cùng. Đang trên đường đi,
họ được cai tù báo tin ông Đương được đưa tới bệnh viện Hữu Nghị Nghệ An, thành
phố Vinh. Ông Đỗ Công Đương được đưa đến bệnh viện để chết, vào ngày hôm sau,
mồng Hai tháng Tám năm 2022.
Tất nhiên, vì khi
chết, ông vẫn đang là một người tù, mà lại tù vì tội chống đảng, nên người nhà
không được đưa xác ông Đương về tổ chức tang lễ. Nhà tù Trại 6 Thanh Chương –
Nghệ An cho gia đình hai lựa chọn. Một là ông Đương sẽ phải vùi xác trong nghĩa
trang của Trại giam, hai là được chôn cất ở nghĩa trang gần bệnh viện. Vợ ông
Đương chọn cách chôn chồng ở nghĩa trang gần bệnh viện. Như thế thì bà và các
con có thể đi viếng mộ bất cứ khi nào. Chứ nếu chôn trong nghĩa trang trại giam
với các tù nhân xấu số khác, mỗi lần viếng mộ đều phải xin phép như khi thăm
nuôi ông lúc còn sống. Đi viếng mộ tù mà phải xin phép cai tù, còn gì cay đắng
hơn?
Tang lễ nhà báo độc
lập Đỗ Công Đương, cũng giống như của thầy giáo Đào Quang Thực, chỉ là một tấm
băng rôn ghi tên và ngày chết, một tấm di ảnh đặt trên bàn thờ nghi ngút khói
hương. Không quan tài, không thi thể. Người đến viếng là bè bạn, họ hàng, cộng
lại chắc không đông hơn đám công an, mật vụ chìm nổi trà trộn, canh gác trong
đám tang là mấy.
Hôm nay là cái chết
của những Đào Quang Thực, Đỗ Công Đương. Hôm qua là những Huỳnh Anh Trí, Bùi
Đăng Thủy, Nguyễn Văn Trại, Trương Văn Sương, Đinh Đăng Định… Là của biết bao
nhiêu tù nhân chính trị, những cựu quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, của
bao nhiêu trí sĩ, tu sĩ Phật Giáo và Công giáo yêu nước. Cần phải có bao nhiêu
người vùi thân xác trong chốn ngục tù cộng sản để đất nước có tự do? Còn cần
bao nhiêu nữa?
No comments:
Post a Comment