Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Miên Dương
1) NHÀ HOẠT ĐỘNG NGUYỄN LÂN THẮNG YÊU CẦU ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG KHAI
Chiều ngày 7/4, luật sư Lê Đình Việt đã có cuộc tiếp
xúc với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Lân Thắng tại Trại Tạm giam số 1 - Công
an Hà Nội để chuẩn bị cho phiên tòa ngày 12 sắp tới.
Luật sư Lê Đình Việt cho biết, thân chủ của ông yêu
cầu được xét xử công khai, thay vì bị đưa ra xử kín. Luật sư Việt dẫn lời ông
Thắng, nói rằng việc “xử kín” sẽ “ảnh hưởng đến quyền lợi, trong đó quyền bào
chữa sẽ không được bảo đảm”, và rằng “phiên tòa sẽ không được diễn ra bình thường”.
Luật sư Lê Đình Việt cho biết ông Nguyễn Lân Thắng
đã có đơn gửi TAND TP Hà Nội từ ngày 15/3, đề nghị được tiếp cận hồ sơ vụ án,
yêu cầu cán bộ Trại Tạm giam cung cấp giấy bút để chuẩn bị cho việc tự bào chữa
và “đối chất” với người giám định của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội trước
hoặc tại phiên tòa, nhưng đến nay các yêu cầu này chưa được giải quyết.
Phiên tòa cộng sản kết tội ông Thắng sẽ diễn ra sáng ngày 12/4 dưới hình thức xử kín, một điều bất thường đối với các vụ án xét xử những người bất đồng chính kiến.
2)
HÀNG NGÀN NGƯỜI DÂN MIẾN ĐIỆN CHẠY SANG THÁI LAN TỊ NẠN
Chính quyền Thái Lan cho hay, kể từ hôm thứ tư
(5/4), khoảng 10.000 người dân Myanmar đã chạy sang nước này để tránh các đợt
giao tranh quyết liệt giữa quân đội và một nhóm vũ trang thiểu số. Đây là một
trong những đợt di tản lớn nhất kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân chủ của
bà Aung San Suu Kyi cách đây hai năm. Đa số những người bỏ chạy thuộc thị trấn
Shwe Kekko, do quân đội Miến kiểm soát và là nơi có nhiều sòng bạc do người
Trung Quốc sở hữu.
Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 3200 người đã bị giết, khoảng
1,4 triệu người bị mất nơi ở và gần một phần ba dân số Myanmar cần viện trợ, kể
từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021.
Quân đội Myanmar gia tăng đàn áp nổi dậy dân sự, nhắm
vào các trường học, trạm xá và làng mạc. Chính quyền quân phiệt cho rằng việc mở
các trường tư và trạm xá tư là một mối đe dọa đến sự tồn vong của họ.
Sau cuộc đảo chính, giáo viên, cùng với nhân viên y
tế, là hai trong những nhóm đầu tiên đình công để phản đối và đi đầu trong các
cuộc biểu tình mà Phong trào Bất tuân Dân sự kêu gọi trong những tuần đầu quân
đội tiếp quản chính phủ.
Tháng 5/2020, khoảng 150.000 giáo viên và giảng viên đại học bị cho thôi việc.
3)
TRUNG CỘNG TẬP TRẬN QUANH ĐÀI LOAN NHẰM TRẢ ĐŨA CUỘC GẶP GIỮA BÀ THÁI ANH VĂN
VÀ CHỦ TỊCH HẠ VIỆN MỸ
Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận quân sự kéo dài ba
ngày quanh Đài Loan, bắt đầu vào thứ Bảy nhằm trả đũa cuộc gặp của Tổng thống
Đài Loan, Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở Los Angeles.
Trung cộng tuyên bố: “Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng
đối với lực lượng ly khai đòi độc lập của Đài Loan cũng như sự thông đồng và
khiêu khích của các thế lực bên ngoài, đồng thời là hành động cần thiết để bảo
vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”.
Cũng vào sáng thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết
trong vòng 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện bốn máy bay Trung cộng trong khu vực
phòng không của mình nhưng đây “không phải là một con số bất thường”. Đài Loan
cho hay sẽ “phản ứng một cách bình tĩnh”.
Bắc Kinh đưa ra thông báo về cuộc tập trận cũng chỉ vài giờ sau khi Tập Cận Bình tiếp đón các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
4) Ngũ Giác Đài điều tra vụ rò rỉ kế hoạch
tấn công ở Ukraina của Mỹ và NATO.
News York Times tung tin hôm 6/4 rằng bản kế hoạch tấn
công ‘mật’ của Mỹ và NATO ở chiến trường Ukraina đã bị rò rỉ, đăng tải trên các
trang mạng xã hội Twitter và Telegram. Ngũ Giác Đài hiện đang điều tra xem ai đứng
sau các việc rò rỉ thông tin mật này.
Các nhà phân tích quân sự nói rằng những tài liệu dường
như đã được sửa đổi ở một số chỗ so với nguyên bản ban đầu, như: Phóng đại ước
tính của Mỹ về số thiệt mạng trong chiến tranh của phe Ukraina, và thu nhỏ số
thiệt mạng của phe Nga.
Các nhà phân tích phỏng đoán rằng những sửa đổi ấy
có thể là các nỗ lực đánh lạc hướng thông tin của Moscow. Nhưng những tình tiết
được tiết lộ từ các tài liệu gốc, xuất hiện dưới dạng những bức ảnh về các biểu
đồ cung cấp vũ khí được dự tính, sức mạnh của quân đội, và những kế hoạch
khác,… đã thể hiện sự vi phạm đáng kể của tình báo Mỹ trong nỗ lực yểm trợ
Ukraina.
Các quan chức chính phủ Biden đã cố gắng xóa bỏ các
thông tin này, nhưng tới tối thứ Năm vẫn chưa thành công.
Ông Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu về Nga tại
CNA, một viện nghiên cứu ở Arlington, Virginia, đã nói, “Cho dù những tài liệu
này có xác thực hay không, thì mọi người nên quan tâm đến những
chi tiết do
các nguồn tin của Nga công bố.”
Theo các quan chức Mỹ và châu Âu, ngay từ đầu cuộc chiến, các quan chức Ukraina đã do dự về việc chia sẻ kế hoạch chiến đấu của họ với Hoa Kỳ, vì sợ bị rò rỉ,. Vào mùa hè năm ngoái, các quan chức tình báo Mỹ từng than phiền rằng họ thường hiểu rõ về các kế hoạch quân sự của Nga hơn là của Ukraina.
5) Ông Macron thất bại thuyết phục ông Tập
về chiến tranh Ukraina.
Tờ Politico có bài đưa tin về chuyến thăm Trung cộng
của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhận định: chủ tịch Tập Cận Bình không
có dấu hiệu thay đổi quan điểm của cuộc xâm lược của Nga tại Ukraina sau cuộc hội
đàm hôm Thứ Năm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron.
Vào ngày thứ hai trong chuyến thăm của Macron tới
Trung cộng, ông Tập đã đưa ra quan điểm lâu nay về cuộc xâm lược—nói rằng “tất
cả các bên” đều có “mối quan ngại hợp lý về an ninh”— và không đưa ra gợi ý nào
rằng ông sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp chấm dứt nó.
“Trung Quốc sẵn sàng cùng với Pháp kêu gọi cộng đồng
quốc tế duy trì lý trí và bình tĩnh,” đó là điều mà nhà lãnh đạo Hoa lục nói
trong một cuộc họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Tổng thống Pháp đến Trung Quốc hôm Thứ Tư với hy vọng
thúc đẩy Trung Quốc dùng ảnh hưởng với Nga để chấm dứt xung đột, và kêu gọi Bắc
Kinh lên tiếng phản đối mối đe dọa của Điện Kremlin đặt hỏa tiễn hạt nhân ở
Belarus.
Trong cuộc gặp riêng với ông Tập, ông Macron đã nêu
lên mối lo ngại của phương Tây về việc Bắc Kinh sẽ cung cấp vũ khí cho Nga.
Một nhà ngoại giao ẩn danh thuật lại: “Tổng thống Macron kêu gọi ông Tập đừng cung cấp vũ khí cho Nga để trợ giúp cuộc xâm lược Ukraina. Ông Tập trả lời ‘cuộc chiến đó không phải của ông ấy’,” Nhưng nhà lãnh đạo Pháp dường như không tiến xa được về chủ đề này.
No comments:
Post a Comment