Tục ngữ dân gian có câu châm biếm chế độ phong kiến là “con vua thì lại làm vua, con sãi nhà chùa thì quét lá đa”. Đảng CSVN còn tệ hại hơn chế độ phong kiến và “thái tử đảng” Võ Văn Thưởng đương nhiên lên ngôi Chủ Tịch Nước tại Việt Nam bất chấp tài năng vô cùng kém cỏi.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Cù Huy Hà Vũ với tựa đề: “Tân Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng - Người kế vị được chỉ định của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trong nền chính trị độc đảng ở Việt Nam hậu Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là người có quyền lực nhất nước, là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, Chủ tịch nước vì vậy mang tính lễ nghi là chính. Cũng bởi lý do này, chức Chủ tịch nước được mặc định như một sự tưởng thưởng công lao, đồng nhất với nhiệm kỳ công tác cuối cùng. Nói cách khác, Chủ tịch nước là chức vụ tiền hưu trí.
Không kể Hồ Chí Minh là người khai sáng Nhà nước Việt Nam hiện tại, Tôn Đức Thắng là nhân vật được chính Hồ Chí Minh chọn làm phó cho mình trong cương vị Phó Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng “lấp chỗ trống” do cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang để lại, các Chủ tịch nước khác có được vị trí của họ là do họ thuộc “bên thắng cuộc” trong cuộc đấu tranh quyền lực nói chung, đấu tranh quyền lực giữa ba phe Bắc, Trung, Nam nói riêng trong Trung ương Đảng. Ví dụ: Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc, hai người này đã giúp Nguyễn Phú Trọng loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào chức Tổng bí thư tại Đại hội Đảng XII (2016).
Do đó, việc Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, được Quốc hội ngày 2/3 vừa qua bầu làm Chủ tịch nước thay Nguyễn Xuân Phúc, bị bãi nhiệm do dính líu đến đại án tham nhũng có tên “Việt Á”, là một đột biến chính trị. Bởi rõ ràng rằng thành viên trẻ nhất này của Bộ chính trị sẽ không nghỉ hưu khi nhiệm kỳ Chủ tịch nước kết thúc sau ba năm nữa.
Vậy tại sao ông
Thưởng, cho đến giờ chưa để lại ấn tượng đặc biệt nào trong công tác, cũng
không có công lao nào đặc biệt trong chiến thắng của ông Trọng trước Thủ tướng
Dũng, lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước?
Trước hết, ông Thưởng “chôn nhau cắt rốn” ở tỉnh Hải Dương, điều này thỏa mãn được một nguyên tắc bất thành văn của ĐCSVN là người đứng đầu phải là người sinh ra tại miền Bắc, nếu lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Thực tế cho thấy trong số 13 đời chủ tịch, tổng bí thư, bí thư thứ nhất của Đảng thì chỉ có Lê Duẩn sinh ra ở miền Nam, cụ thể là ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thế nhưng nếu xác định xuất xứ theo quê quán thì Lê Duẩn lại là người miền Bắc vì quê ông là làng Phương Cai, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Tiếp theo, ông Trọng là giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Vì vậy, nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với ông là phẩm chất không thể thiếu của mọi cán bộ làm công tác Đảng, nhất là ứng viên Tổng Bí thư. Ông Thưởng, người duy nhất trong Bộ chính trị có tấm bằng Thạc sĩ Triết học Mác - Lê nin, dĩ nhiên phù hợp nhất với tiêu chí này của ông Trọng.
Việc chọn ông Thưởng còn xuất phát từ nhu cầu chống tham nhũng mà Tổng bí thư Trọng coi là có tính sống còn đối với chế độ cộng sản Việt Nam.
Đầu năm 2013,
ngay sau khi giành được quyền chỉ đạo chống tham nhũng từ Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, bị cáo buộc dính líu đến thất thoát nghiêm trọng xảy ra tại các tập đoàn
kinh tế do ông này lập ra, Tổng bí thư Trọng tiến hành công cuộc “đốt lò”, mà
giới quan sát coi là bản sao của “đả hổ, diệt ruồi”, chiến dịch chống tham
nhũng do Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình phát động. Kết quả
“đốt lò” cho thấy phần đông những kẻ tham nhũng là quan chức chính quyền.
Một nguyên tắc bất thành văn khác của ĐCSVN là lấy con cái các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước làm nguồn lãnh đạo kế tiếp trên cơ sở niềm tin rằng con cái sẽ bảo vệ đến cùng thành quả chính trị của cha mẹ họ. Tầng lớp “lãnh đạo dự bị” này vì thế được dân gian gọi là “thái tử Đỏ” hay ”thái tử Đảng”, như một sự làm mới hay cập nhật hóa câu ca dao “Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Do đó, việc ông Thưởng, vốn chưa để lại ấn tượng đặc biệt nào trong công tác, lọt vào “mắt xanh” của Tổng bí thư Trọng cho phép suy đoán ông là một “thái tử Đảng” khi mà tiểu sử của tân Chủ tịch nước do Nhà nước Việt Nam công bố không cho biết cha mẹ ông là ai. Theo nghiên cứu riêng của tôi, cha ông Thưởng là Võ Chí Công, một yếu nhân của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Vị này từng là phó bí thư trung ương Cục miền Nam của Đảng lao động Việt Nam (ĐCSVN ngày nay), phó Chủ tịch Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp rồi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987 – 1992), chức vụ tương đương Chủ tịch nước.
Cuối cùng, Tổng bí thư Trọng nhắm Võ Văn Thưởng ở độ tuổi 50 vào vị trí đứng đầu Đảng là để bảo đảm cho chế độ cộng sản ở Việt Nam có được sự ổn định ít nhất trong 2 thập kỷ nữa, tức cho đến khi ông Trọng nhắm mắt xuôi tay.
Tóm lại, cú
“ngã ngựa” của Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch nước là cơ hội để nhân vật
quyền lực nhất Việt Nam kể từ sau Hồ Chí Minh khẳng định vị thế không thể cạnh
tranh của “thái tử Đảng” họ Võ như là “người cầm lái” tiếp theo của con tàu có
tên “Đảng cộng sản Việt Nam”./.
No comments:
Post a Comment