Mở đầu chương trình, Vân Hà & Nguyên Khải mời quý thính giả theo dõi chi tiết các tin hôm nay.
1/ CSVN XÁC NHẬN ĐÃ BẮT GIỮ ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI
Công an tỉnh Hà Tĩnh vào hôm qua, Chủ nhật 16/4, đã xác nhận việc bắt giữ
ông Đường Văn Thái với hành vi “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam.
Theo loan báo nói trên, ông Thái 41 tuổi có tên trùng với một blogger
đang tỵ nạn chính trị tại Thái Lan và đã mất tích khỏi nơi ở cách đây 2 ngày.
Vào ngày 14/4, những người bạn tại Thái Lan của ông Đường
Văn Thái, người còn có cái tên Thái Văn Đường, xôn xao về khả năng ông đã bị an
ninh Việt Nam bắt cóc mang về Việt Nam sau khi ông rời nhà trọ đi đón bạn vào
sáng ngày 13/4 ở phi trường và từ đó biệt vô âm tín. Mọi liên lạc điện thoại
với ông vào chiều cùng ngày đều không có trả lời. Những người bạn của ông đến
nhà ông vào tối ngày 14/4 thì thấy cửa khóa và không có ai ở nhà.
Ông Thái là người sang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018 và
có nhiều bài viết đăng tải trên các trang mạng, nội dung chỉ trích nhà nước và
đảng CSVN. Theo người quen của ông Thái, ông
đã có cuộc phỏng vấn định cư với Cao uỷ LHQ vài giờ trước khi bị
mất tích.
Vụ bắt cóc nói trên được nhiều người Việt tin tưởng khi đã có một trường hợp tương tự là nhà báo Trương Duy Nhất bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin tỵ nạn tại Thái Lan vào năm 2019. Bộ công an Việt Nam chưa bác giờ xác nhận thông tin này.
2/ THỦ TƯỚNG NHẬT
CAM KẾT TĂNG CƯỜNG AN NINH CHO KHỐI G7
Thủ tướng Nhật Bản, ông Fumio Kishida, tuyên
bố sẽ tăng cường an ninh tối đa cho các cuộc hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật,
sau khi một quả bom khói được ném vào ông.
Ông Kishida đã được di tản mà không hề
hấn gì vào hôm thứ Bảy 15/4, với các nhân chứng mô tả một người ném một vật
thể, sau đó là một tiếng nổ lớn với khói bốc lên.
Nước Nhật đã tiếp đón các bộ trưởng từ 7
quốc gia giàu nhất thế giới vào ngày Chủ Nhật. Ông Kishida cho biết Nhật phải
nỗ lực tối đa về an ninh vào thời điểm các quan chức cao cấp từ thế giới đến
thăm Nhật.
Cũng trong ngày Chủ nhật hôm qua, cảnh
sát cho biết một nghi phạm 24 tuổi bị bắt giam đã mang theo một con dao và một
thiết bị nổ thứ hai.
Sau biến cố xảy ra trong một cuộc vận
động tranh cử ở Wakayama, ông Kishida bày tỏ sự xin lỗi về sự kiện đáng tiếc
này. Các hình ảnh cho thấy một số an ninh đã trấn áp một nghi phạm trong khi di
tản ông Kishida.
Người bị bắt vì tình nghi gây ra biến cố
này sau đó được định danh là Ryuji Kimura 24 tuổi, nhưng chưa rõ động cơ tấn
công. Nghi phạm mang theo một con dao khi bị bắt và một thiết bị nổ thứ nhì mà
người này đã đánh rơi sau khi những người qua đường và cảnh sát khống chế nghi
phạm này.
Các cuộc tấn công bạo lực là cực kỳ hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản. Nhưng vẫn có sự lo lắng về an ninh xung quanh các chính trị gia sau khi cựu thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết khi đang trên đường vận động tranh cử vào năm ngoái.
3/ CHỦ NHÂN WAGNER KÊU GỌI NGA
KẾT THÚC CUỘC XĂM LĂNG UKRAINE
Trong lúc tình hình chiến sự ở miền đông Ukraine vẫn còn nóng bỏng. ông
Evgeuni Prigojine, người cầm đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga, đã lên
tiếng kêu gọi chính phủ Nga tuyên bố kết thúc chiến tranh tại Ukraine.
Trong thông điệp trên mạng vào tối thứ Sáu 14/4, nhân vật
thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nổi tiếng với những tuyên bố nẩy
lửa, lần này lại gây kinh ngạc khi cho rằng có lẽ đã đến lúc điện Kremlin kết
thúc cuộc chơi và chiến dịch đặc biệt đẫm máu tại Ukraine. Đây là một chiến
dịch đã gây ra những tổn thất rất nặng nề cho phía Nga.
Theo
chủ nhân của tập đoàn dân quân Wagner, điều chủ chốt hiện nay là củng cố những
lãnh thổ đã chiếm được ở vùng Donbass và miền nam Ukraine, và cố gắng bảo vệ
những khu vực này bằng mọi cách. Ông trùm Wagner đặc biệt nhấn mạnh là trên một
phương diện nào đó, các mục tiêu đề ra đã đạt được và “chúng ta cũng đã tiêu
diệt được một phần lớn trai tráng của Ukraine”.
Theo
ông Prigojine, đề nghị của ông sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cả chính quyền lẫn
người dân Nga. Theo nhiều ước tính khác nhau, đã có khoảng 30 ngàn chiến binh
của nhóm Wagner đã tử trận ở Ukraine.
Chính
quyền Nga đã không bình luận về các tuyên bố của ông Prigojine, một người ngày
càng được coi là một “phân tử tự do” và là người đặc biệt gây bối rối cho các
cơ quan an ninh đặc biệt của Nga. Các tuyên bố của ông Prigojinesẽ tiếp
tục tạo ra những suy đoán về tham vọng chính trị của doanh nhân này.
Trong bài viết của mình, ông Prigojine một lần nữa đã chỉ trích giới tinh hoa và “nhà nước ngầm” đang điều hành nước Nga, mà theo nguyên văn lời ông là không biết gì về chiến tranh và hoàn toàn bị tách rời khỏi dân chúng.
4/ SỐ NGƯỜI CHẾT TĂNG CAO VÌ CUỘC
TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC Ở SUDAN
Số người thiệt mạng trong cuộc chiến giành quyền lực giữa hai tướng lãnh
đối địch ở Sudan đã tăng lên ít nhất là 56 người trong hai ngày cuối tuần qua.
Cuộc giao chiến bùng phát vào sáng sớm 15/4 và kéo dài đến
16/4, sau nhiều tuần tranh giành quyền lực giữa quân đội quốc gia Sudan do
tướng Abdel Fattah Al-Burhan chỉ huy và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), một nhóm
dân quân được nhà nước bảo trợ và do tướng Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy.
Tướng Burhan hiện là người cầm đầu chính quyền quân sự ở
Sudan, trong khi tướng Dagalo là cấp phó của ông. Hai vị tướng từng hợp tác với
nhau để lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Omar al-Bashir vào năm 2019. Song hai bên
đã bắt đầu cạnh tranh quyền lực trong bối cảnh các phe phái chính trị ở Sudan
cố gắng đàm phán để thành lập một chính phủ chuyển tiếp sau cuộc đảo chính quân
sự năm 2021.
Cả hai bên đều tuyên bố đã kiểm soát phi trường và các cơ
sở quan trọng khác ở thủ đô Khartoum, nơi giao tranh nổ ra trong đêm. Trong
những giờ đầu của ngày 16/4, người dân cho hay đã nghe thấy tiếng súng và tiếng
nổ từ pháo hạng nặng suốt đêm.
Giới bác sĩ Sudan thông báo ít nhất 56 thường dân đã thiệt
mạng và 595 người khác, bao gồm cả các chiến binh, đã bị thương kể từ khi giao
tranh nổ ra. Số người thiệt mạng được đưa ra trước đó là 27 người.
Ủy ban Bác sĩ Sudan còn nói rằng có nhiều quân nhân cũng
thiệt mạng nhưng không đưa ra con số cụ thể do thiếu thông tin trực tiếp từ các
bệnh viện tiếp nhận những người bị thương.
Trong khi đó, nhiều nước, như Mỹ, Trung Cộng, Nga, Ai Cập và Saudi Arabia, cũng như Liên Hiệp Quốc, Liên minh Âu châu và Liên minh châu Phi, đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch.
5/ NAM HÀN NỔ SÚNG XUA ĐUỔI TÀU
TUẦN TRA CỦA BẮC HÀN
Quân đội Nam Hàn vào hôm qua cho biết họ đã nổ súng cảnh cáo và xua đuổi
một tàu tuần tra Bắc Hàn đã vượt qua ranh giới trên biển giữa hai nước.
Hội đồng Tham mưu trưởng Nam Hàn ra thông báo ngày 16/4 cho
biết quân đội nước này đã nổ súng cảnh cáo và xua đuổi một tàu tuần tra Bắc Hàn.
Theo thông báo, tàu tuần tra Bắc Hàn vào khoảng 11 giờ ngày 15/4 đã vượt qua đường
giới hạn phía bắc gần đảo Baekryeong của Nam Hàn khiến Seoul phải triển khai
tàu tuần tra lớp Chamsuri. Thông báo cho biết là tàu Nam Hàn đã bắn chỉ thiên
và xua đuổi tàu Bắc Hàn ra khỏi khu vực.
Một nguồn tin cho biết tàu tuần tra Bắc Hàn đã vượt qua lằn
ranh khi đang truy đuổi một tàu cá Trung Cộng. Trong quá trình hoạt động, một
tàu tuần tra của Nam Hàn đã va chạm vào một tàu cá Trung Cộng gần đó. Vụ việc
không gây ra vấn đề về an toàn nhưng thủy thủ đoàn Nam Hàn đã bị thương nhẹ.
Đường ranh giới trên biển từ lâu đã là điểm nóng giữa hai
nước. Vào năm ngoái, Bắc Hàn đã bắn một phi đạn qua phía Nam Hàn. Để đáp trả, Nam
Hàn đã bắn 3 phi đạn, đồng thời đình chỉ các tuyến bay và cảnh báo cư dân các đảo
trong khu vực xuống hầm trú ẩn.
Quan hệ giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm qua sau khi Bình Nhưỡng vào năm ngoái tuyên bố Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân "không thể đảo ngược".
No comments:
Post a Comment