Wednesday, August 12, 2020

Quyền công nhân tại Việt Nam

Bình Luận

Vì sự tồn vong của chế độ, đảng cs VN phải chấp nhận trên nguyên tắc sự hình thành các công đoàn độc lập hầu bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên bản chất lưu manh của đảng luôn tìm cách kiểm soát các công đoàn độc lập tương lai hầu duy trì tính độc tôn của đảng. 

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Bá Lộc với tựa đề: “Quyền công nhân tại Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Công nhân là thành phần rất quan trọng cho phát triển kinh tế. Hầu hết các quốc gia và quốc tế đều có luật lệ rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho thành phần chủ yếu nầy.

Tập thể công nhân không phải chỉ quan trọng tới kinh tế mà còn cả về mặt xã hội, nhân quyền và chính trị. Người công nhân hay người lao động phải được bảo vệ về đời sống vật chất và về đời sống tinh thần. Quốc tế có những qui định tiêu chuẩn quyền công nhân (Worker’s Rights) mà hầu hết các nước đều có luật Lao động dựa theo các qui định nầy, ngoại trừ một số ít nước rất độc tài, trong đó có Việt Nam.

Trong những năm gần đây, VN ký một số Hiệp định thương mại với các nước tư bản, chính quyền VN bị bắt buộc phải thực thi những ràng buộc về quyền công nhân, nếu muốn có được quyền lợi kinh tế. Trong đó có quyền được thành lập công đoàn độc lập, được qui định thêm trong luật Lao động cải sửa 2019, nhưng không đúng như luật quốc tế.

Vấn đề công đoàn và quyền lợi công nhân VN rất phức tạp. Những bất thường và bất công không chỉ trong quá khứ mà còn phải tranh đấu trong tương lai.

Tranh đấu Bảo vệ quyền công nhân là tranh đấu cho Nhân quyền, Dân chủ và Công bằng xã hội.

Luật Lao động cải sửa 2019 có một số sửa đổi.

Luật mới với vài điều mới quan trọng như:

Quyền được tự do gia nhập và thành lập nghiệp đoàn độc lập.

Qui định về công nhân có quyền thương lương tập thể với chủ nhân.

Về Thương thảo tập thể theo luật ILO, đã được Quốc hội VN phê chuẩn năm 2019. Qui định về Cưỡng bức lao động sẽ phê chuẩn năm 2020. Qui định về thành lập “Công đoàn độc lập” mà Luật mới 2019 nói là “Nghiệp đoàn độc lập cấp cơ sở” không thấy nói cấp cao hơn cấp cơ sở. Còn Công đoàn độc lập theo luật quốc tế ILO thì VN sẽ chuẩn phê vào năm 2023.

Nhưng cho tới nay, Luật Lao động VN vẫn chưa giống hoàn toàn như tiêu chuẩn quốc tế. Đó là điều cần thay đổi nữa trong tương lai về mặt luật lệ cũng như về mặt thi hành luật.

Công cuộc đấu tranh cho quyền công nhân ở VN là sự tranh đấu trường kỳ và nhiều đau khổ. Nhưng đây là sự tranh đấu có chánh nghĩa, là những yêu cầu được có quyền lợi tối thiểu của công nhân mà hầu hết các nước đều công nhận. Cuộc tranh đấu nầy giữa một bên là tập thể những người lao động làm thuê, một bên là chủ nhân giàu có với sự hỗ trợ bởi chính quyền độc tài tàn bạo.

Những vấn đề trong giai đoạn mới: Đó là những điều cần suy nghĩ, cần hoạch định mới, cần phối hợp mới, cần một kiên trì mới.

Rút kinh nghiệm từ công cuộc tranh đấu cho Quyền công nhân trong quá khứ. Trong quá khứ lâu dài, công nhân cũng như một số Hội đoàn tranh đấu đã bị đàn áp hay vào tù vì những tranh đấu bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân. Đó là một kinh nghiệm đau thương nhưng có thể rút ra nhiều bài học.

Về phía chính quyền: VN có ba thử thách lớn là, thứ nhứt là Quyền lực và nhiệm vụ của TCĐLĐVN hiện nay có bị sứt mẻ không? Nếu TLĐLĐVN bị Công đoàn độc lập lớn mạnh thì Công đoàn của đảng sẽ yếu đi. Đó không phải là ý muốn của đảng CSVN.

Thứ hai là chính quyền sẽ cải sửa luật lệ thế nào nữa vì cho tới nay chưa đúng tiêu chuẩn quốc tế hay còn mập mờ để giở trò gian lận.

Thứ ba là VN phải bám vào hội nhập, vì đó là con đường sống của kinh tế VN. Và điều chắc chắn là chính quyền VN sẽ còn vi phạm luật trong nước và luật quốc tế. Khi đó, sẽ có áp lực quốc tế buộc VN làm đúng luật, minh bạch, và công bằng, thì chính quyền VN sẽ phải chống đở ra sao?

Thử thách về phía công nhân: Các Công đoàn độc lập thật sự sẽ có nhiều khó khăn mặc dù về hình thức được công nhận.

Chính người công nhân trong các xí nghiệp, nhứt là xí nghiệp có hợp đồng với nước ngoài, phải đối diện khó khăn nào khi TCĐLĐVN cứ giữ họ, trong khi công nhân đó muốn gia nhập Công đoàn mới. Các công đoàn độc lập thật sự trước hết phải hiểu rõ những qui định về Quyền người lao động. Về Thủ tục tiến hành thành lập hợp pháp. Các Xí nghiệp độc lập mới sẽ phải đối phó như thế nào với TCĐDLVN. Ban đại diện công đoàn/ hay xí nghiệp độc lập. Cần phải có mối liên hệ với các cơ quan quốc tế và Tòa đại sứ của các nước có liên quan, qua một “Văn phòng Tư vấn” càng tốt.

Giai đoạn mới cho cuộc tranh đấu cho công nhân có một số điều cần làm xin gợi ý:

Trước hết cần hiểu rõ các qui định của Hiệp định mậu dịch tự do, nhứt là các qui định về Quyền công nhân. (Hiệp định CPTPP, và EVFTA).

Cần hiểu thêm ý đồ mới, cách thi hành mới của chính quyền VN, nhứt là thủ đoạn mới. Có thể chính quyền cứ cho thành lập Công đoàn tự do, mà phần lớn là không chân chính.

Cần một số Văn phòng tư vấn cho việc hiểu luật và áp dụng luật. Thể thức thành lập Xí nghiệp độc lập. Theo luật mới, VN chỉ cho thành lập Nghiệp đoàn cơ sở (tức là tại xí nghiệp) không nói tới sự thành lập Liên hiệp công đoàn, hay Tổng công đoàn. Và cần hiểu quốc tế cách giải quyết các tranh chấp về Luật lao động.

Cần phối hợp với quốc tế. Các Tổ chức tranh đấu cho công đoàn độc lập hay các Hội đoàn dân sự trong nước cần có liên lạc với bên ngoài. Nhứt là các chính quyền có ký hiệp định thương mại với VN, và với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) hiện có văn phòng đại diện ở VN.

Ở hải ngoại, các Tổ chức người Việt và Truyền thông cần tiếp tay với các công đoàn độc lập hay đại diện công nhân, làm gạch nối giữa các tổ chức Công đoàn và các chính quyền của quốc gia thành viên trong Hiệp định thương mại. Tư vấn cho công đoàn trong nước khi có tranh chấp.

Con đường tranh đấu còn dài và nhiều cam go. Điều quan trọng là giữ vững niềm tin./.

Nguyễn Bá Lộc

No comments:

Post a Comment