Tuesday, February 4, 2020

8 năm chống cướp: Tiên Lãng-Đồng Tâm

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Kể từ tiếng súng của gia đình anh em Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, Hải Phòng tháng 01 năm 2012 cho tới tiếng súng tại Đồng Tâm, Hà Nội cũng vào tháng 01 năm 2020 là vừa tròn 08 năm. Trong khoảng cách 08 năm đó, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, cướp đất khác của đảng Hồ-Tàu trên khắp ba miền Nam-Bắc-Trung, với các tính chất, mức độ khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là: nhân dân ngày càng ý thức được quyền phải đấu tranh, chống trả kể cả bằng bạo lực, bất chấp sức mạnh vượt trội hiện nay của bọn cầm quyền.
Trong những cuộc đụng độ chưa cân sức đó, bọn cầm quyền cũng đã phải trả giá không ít về nhân mạng. Vụ Đặng Văn Hiến, tháng 10 năm 2016, phía lực lượng cưỡng chế đã phải bỏ mạng ba nhân viên. Trong vụ Đồng Tâm vừa qua, cho dù các thông tin hiện nay vẫn bị giấu kín, nhưng bọn cầm quyền đã phải tự thông báo trong số lực lượng hùng hậu tham gia vào vụ tấn công, cưỡng chế, trấn áp cũng đã có tới 03 nhân viên công lực phải bỏ mạng và tất cả đều là cấp sĩ quan, trong đó có một chỉ huy cấp đại tá. Nguyên nhân chết của ba sĩ quan này vẫn bị giấu kín.
Ngoài việc tổn thất về nhân mạng, bọn cầm quyền độc tài hiện nay còn tổn thất rất nhiều về chính trị.
Theo những thăm dò và quan sát trong dư luận cả quốc nội và hải ngoại, cuộc tấn công vào Đồng Tâm và giết hại man rợ cụ Lê Đình Kình đã gây choáng váng, đảo lộn nhận thức của nhiều người về chế độ Hồ-Tàu. Những tác động đó cũng là tác động chung vào lực lượng vũ trang, công an và quân đội.
Sự dối trá, quanh co, bất nhất về thông tin của Bộ Công an trong việc đưa tin về vụ Đồng Tâm đã làm cho chính những chiến sĩ công an, an ninh cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã khi phải đối diện với những câu hỏi, chất vấn của người thân, người quen và bạn bè.
Những hình ảnh thi thể không còn nguyên vẹn của cụ già 84 tuổi Lê Đình Kình đã tự tố cáo cho dư luận và lực lượng vũ trang hiện nay về sự tàn ác, hèn hạ của đảng Hồ-Tàu nói chung, của Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu nói riêng.
Sự tục tĩu, thô bỉ của lực lượng dư luận viên của đảng Hồ-Tàu đang tràn ngập trên mạng cũng góp phần tích cực cho sự thức tỉnh của người dân về bản chất vô học, hạ cấp của giới lãnh đạo cộng sản.
Tuy nhiên, thưa anh chị em và quí vị, tất cả những điều đó không có nghĩa rằng chế độ phản động, bán nước hiện nay sẽ sụp đổ trong nay mai. Song, những dấu hiệu đó đã chứng tỏ rất rõ ràng bọn chóp bu đang rất bế tắc trong việc kéo dài quyền lực độc tài của chúng.
Chỉ nhìn riêng vào vụ Đồng Tâm, bọn chóp bu đã thể hiện rõ sự bất lực trong việc giải quyết một vấn đề không lớn ngay gần trung tâm đầu não của quyền lực độc tài. Sự xung đột ở Đồng Tâm thực ra chỉ là một xung đột có tính chất thuần kinh tế giữa một bên là dân làng thôn Hoành, Đồng Tâm và một bên là doanh nghiệp quân đội Viettel. Dân làng Đồng Tâm, kể cả ông Lê Đình Kình, chưa bao giờ muốn trở thành người đối lập về chính trị với đảng Hồ-Tàu. Các đòi hỏi của người dân Đồng Tâm từ trước đến nay hoàn toàn nằm trong phạm trù kinh tế nhằm bảo đảm nguồn sống bằng đất mà họ đã sử dụng từ nhiều năm qua. Để giải quyết các đòi hỏi kinh tế này, một chính quyền độc đoán về mọi chi thu ngân sách như hiện nay có thừa khả năng để giải quyết ổn thỏa cho xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân. Nhưng tại sao, bọn chóp bu hiện nay lại phải dùng tới biện pháp quân sự tàn ác, lộ liễu và đẩy một đảng viên trung kiên cùng dân làng vào vị thế đối lập quyết liệt?
Nhiều người đã giải thích rằng do đảng Hồ-Tàu sợ rằng sự thỏa hiệp với Đồng Tâm sẽ kích thích các nhóm dân oan khác quyết liệt hơn. Nhưng cách giải thích này đã quên mất một sự thực rằng xu hướng chống đối bằng bạo lực, bằng vũ khí tự tạo của người dân ngày càng tăng lên cả về qui mô lẫn mức độ bạo lực bất chấp sự trấn áp của chính quyền.
Trong hành động sát hại cụ Lê Đình Kình, một đảng viên cộng sản trung kiên, bọn chóp bu còn phải trả một giá rất đắt là đã làm lộ cho dư luận thấy cấp ra quyết định cao nhất, chính là Nguyễn Phú Trọng. Về mặt chính trị, đây là hành động tối kị của kẻ độc tài. Những kẻ độc tài kín kẽ không bao giờ chấp nhận lộ diện như thế, bởi chúng biết sự lộ liễu đó sẽ đưa tới những hệ quả khôn lường cho tính mạng và quyền lực của chúng.
Chúng ta đã thấy, sinh thời Hồ đã phê duyệt cho rất nhiều cuộc hạ sát, triệt tiêu nhân dân, đồng sự nhưng Hồ luôn luôn tránh mọi hành động, hành vi để mọi người có thể kết luận Hồ là người quyết định hoặc liên can trực tiếp. Công hàm 1958, Hồ để Phạm Văn Đồng kí; giết bà Nguyễn Thị Năm-Cát Hanh Long, dù phải tự chấp bút viết bài sách động quần chúng nhưng Hồ đã dùng một bút danh không ai biết là C.B. Phải vài chục năm sau khi Hồ chết, người ta mới biết C.B. chính là Hồ.
Nhưng trong vụ Đồng Tâm, ngay sau khi cụ Lê Đình Kình bị giết có 01 ngày, dư luận đã biết ngay kẻ phê duyệt quyết định tấn công Đồng Tâm và hạ sát cụ Kình chính là Nguyễn Phú Trọng.
Sự lộ diện nhanh chóng bộ mặt sát nhân này cho thấy Trọng không còn cách nào khác để tránh điều Trọng rất muốn tránh.
Ở cương vị cao nhất hiện nay, Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước, nhưng Trọng đã phải công khai đặt chung bàn tay nhuốm máu cùng những sát thủ hành quyết cụ Lê Đình Kình.
Thưa anh chị em, và quí vị, đó là dấu hiệu rõ ràng của một quyền lực độc tài mất giá, mất hết sự nể trọng, thuyết phục trong chính hệ thống của nó. Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.

No comments:

Post a Comment