Thursday, April 11, 2019

VONG QUỐC HẬN

Thi Ca Yêu Nước

Ngô Quốc Sĩ
Lìa xa quê hương, sống lưu vong nơi đất khách quê người, dân Việt luôn luôn hướng lòng về quê cha đất tổ. Niềm thương nhớ vô bờ đó đã thật sự đậm nét trong dòng thi ca yêu nước, nhất là trong những dịp đặc biệt như  ngày Tết, ngày Hoàng Sa Truờng Sa, ngày Quân Lực, đặc biệt là ngày Quốc Hận.

Nhân dịp tưởng niệm Quốc Hận lần thứ 44, Trần Vấn Lệ đã cho phổ biến bài thơ “Nước lặng và Hoa trôi”, nói lên tâm cảm xót xa của dân Việt trước cảnh đất nước hoang tàn, dân tộc điêu đứng sau 44 năm gọi là “đại thắng mùa xuân”, đánh cho “Mỹ cút Nguỵ nhào”.
Vào thơ, Trần Vấn Lê đã gói ghém nỗi nhớ về quê hương đọa đày với những dòng nước mắt tủi hận, những tiếng nói uất nghẹn, thỏ thẻ chỉ đủ cho mình nghe:
Bốn bốn năm rồi nhé!
                    Nói đi rồi ứa lệ
                   Không ai cấm bạn cười
                   Nhưng bạn ơi, thỏ thẻ!
Dân Do Thái lang thang trong sa mạc 40 năm đã tìm thấy đất hứa. Còn dân Việt đã 44 năm vẫn là kẻ vong quốc lạc loài. Người bỏ nước ra đi, sống vất vưởng nơi đất khách. Người ở lại, sống trên quê hương mà thật sự bị lưu đày.Tất cả đều trải qua một đêm dài lịch sử với nhiều cơn ác mộng:
                   Bốn bốn năm…như mơ
                   Một giấc mơ thậm thượt
                   Những người còn trong Nước
                   Những người đi Tha Hương!
          Đồng cảm với Trần Vấn lệ, Võ Tá Hân với bản nhạc “Ta Trở Lại” cũng  đã trải vào thơ của Nguyên Huy những âm thanh truyền cảm, làm thổn thức bao con tim chưa hóa đá, còn biết rung cảm trước nỗi đau chất ngất của dân tộc. Tác giả cũng đã nhớ về quê hương, tìm lại những khuôn mặt thân quen trong con phố nhỏ, không biết ai còn ai mất, đặc biệt tưởng nhớ những tinh hoa đất Việt đã vùi thân nơi rừng sâu núi thẳm, trong các trại tù lao động khổ sai, còn độc ác hơn cả thời tiền sử:
Ta trở lại qua từng con phố nhỏ
                   Hỏi những người quen ai mất ai còn
                   Ai đã sống nơi rừng sâu núi thẳm
                   Mãi không về dù chỉ một lần thăm!
          Quê hương giờ đây chỉ còn là một sa mạc, hay đúng hơn, một nghĩa địa hoang tàn. Tuy bên ngoài không thiếu những cao ốc nguy nga, những biệt phủ sang trọng, những tượng đài nghìn tỷ chênh vênh. Nhưng đàng sau vẻ huy hoàng giả tạo đó, dân Việt đang thoi thóp, ngộp thở trong tối tăm. Nhất là biết bao người đã nắm xuống cho quê hương, máu và nước mắt đã thấm sâu vào lòng đất lạnh. Nay chỉ còn những nấm mồ cô đơn, không viếng thăm, không nhang khói:
Ta trở lại nơi người yên giấc ngủ
                   Bao năm rồi không một bóng người qua
                   Ôi thương nhớ tưởng chừng như đã hết
                   Bỗng ngậm ngùi lưu luyến phút chia xa
          Mang phận lưu vong, Trần Vấn Lệ  đã hướng lòng về quê hương thanh đạm khoai sắn, nhưng nơi đó lại chứa chan tình cảm mặn nồng:
Chúng ta, ai không buồn
                   Không nhớ thời khoai sắn?
                   Nhớ muỗng muối quá mặn
                   Nhớ miếng gừng quá cay…
          Điều làm cho tác giả uất hận nhất, là quê mẹ ngàn thương đang bị giày xéo bởi bọn hoang thú mất hết chất người. Nếu Đức Tường đã không ngại gọi chúng là bầy “Chó vàng chó xanh chó đen chó đốm..hung hãn hơn loài sói lang..” thì Trần Vấn Lệ cũng nhìn thấy bọn cộng sản hôm nay chỉ là cầm thú, cắn nát thi thể mẹ Việt Nam:
                        Những con chó thong dong
                   đi trên đường Đồng Khởi
                   Vì đâu mà nên nỗi?
                   Nước lặng và hoa trôi.
Điều đáng mừng là dân Việt Việt trong cảnh khốn cùng, vẫn luôn  mong ước cho đất nước mở mang tiến bộ, xứng đáng với bốn ngàn năm văn hiến.  Cô giáo Lam đã buồn lòng nhìn thấy  “Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn. Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm”.  Trần Vấn Lệ tuy không khỏi trăn trở nhìn thấy cảnh “nước lặng hoa trôi”, như thể vô cảm trước khổ đau, nhưng anh chưa đến nỗi thất vọng. Anh vẫn tin tưởng vào lòng yêu nước và tinh thần vươn lên như Phù Đổng của dân Việt:
Bốn bốn năm hôm nay
                   Ai cũng đều mong muốn
                   Dân mình ngày khôn lớn
                   Đất Nước ngày mở mang…
          Cũng với con mắt lạc quan, Võ Tá Hân và Nguyên Huy cũng đã tìm về qúa khứ, thương về miền đất đã ươm mộng tuổi thơ. Tuy chỉ là “Đồng chua nước mặn”, nhưng là linh địa đầy khí thiêng nung đúc tuổi trẻ, nuôi chí khí quật cường bất khuất của dòng Lạc Việt:
Ta trở lại nơi ngày ta khôn lớn
                   Nhắc lại những gì kỷ niệm ấu thơ
                   Nơi đã nuôi ta nước mặn đồng chua
                   Bao năm rồi ôi thương nhớ vô bờ!
          Từ niềm hãnh diện về tuổi trẻ được lớn lên trong lòng đất mẹ, trong nguồn suối thương bất tận, tác giả còn nhớ về những chiến sĩ đã anh dũng xả thân bảo vệ đất nước. Có người đã nhắm mắt nơi biên ải, vong linh còn tức tuởi trong gió “hồn tử sĩ gió ù ù thổi”. Có người đã buông súng trong tủi nhục căm hờn. Người khác lại vùi thân nơi trại tù trong rừng sâu núi thẳm. Họ là những đứa con yêu của tổ quốc đáng được lịch sử ghi nhớ. Hôm nay cộng sản có cày nát tượng Thương Tiếc nhằm xóa bỏ công lao và chiến tích của các chiến sĩ cộng hòa, thì máu xương của họ cũng đã tô thắm non sông. Nếu Đằng Phương đã gọi những chiến sĩ đó là anh hùng vô danh đó:
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
          Thì Võ Tá Hân và Nguyên Huy đã dùng thơ nhạc vinh danh những chiến sĩ không tên tuổi:
Ta trở lại thăm đồn biên giới cũ
                   Nhớ lại từng thằng chung cuộc đao binh
                   Hai chục năm qua rồi chỉ một mình ta
                   Ta cúi mặt nghe thổn thức nỗi lòng
          Trần Vấn Lệ, Võ Tá Hân và Nguyên Huy đã trải vào thơ nhạc cảm thức đau xót trước hiện thực bi thảm của đất nước và dân tộc Nhưng tác giả cũng như toàn dân Việt không mất niềm tin. Đa số dân Việt hôm nay đã nhận chân được bộ mặt tàn bạo và giả dối của cộng sản, quyết đứng lên bẻ gãy xiềng xích, đập tan búa liềm, xé nát cờ đỏ. Cuộc cách mạng dân chủ đã châm ngòi. Dân Việt đang quyết chiến và quyết thắng.
NQS, MN va HS xin hẹn quí thinh giả vào TCYN lần tới.

No comments:

Post a Comment