Monday, April 8, 2019

Sự im lặng trong một xã hội thiếu vắng công lý

Chuyện Nước Non Mình

Thưa quý thính giả, độc tài đảng trị CSVN làm đạo đức xã hội băng hoại trầm trọng. Pháp chế XHCN thì lại bất lực trong việc bảo vệ thành phần yếu đuối nhất của xã hội là các trẻ em. Đã đến lúc toàn dân đứng lên đạp đổ độc tài, xây dựng lại một nước Việt Nam dân chủ và nhân bản hơn.  Mời quý thính giả nghe bài viết của Mẹ Nấm có tiêu đề: Sự im lặng trong một xã hội thiếu vắng công lý sẽ được Hoàng Ân trình bày, để tiếp nối chương trình.

Mẹ Nấm
Sự việc cựu Phó viện trưởng VKSND Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh giở trò đồi bại với bé gái 4 tuổi trong thang máy đến hôm nay vẫn chưa có hồi kết. Cả xã hội vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết, cách bào chữa cho hành vi vô lại của người đàn ông 61 tuổi này. Sự phẫn nộ, sự lên tiếng và cả cách phản ứng trước sự kiện này cho thấy xã hội Việt Nam thực sự thiếu vắng công lý, và khái niệm đấu tranh cho công lý dường như không hề tồn tại.

Khi gia đình bé gái 4 tuổi chọn cách im lặng trước truyền thông, nhiều người nói rằng “hãy để gia đình quyết định”.
Với tôi, đó là sự bào chữa của những người hèn nhát.
Việc xâm hại kia không còn là chuyện giữ thể diện, chuyện riêng của gia đình nữa. Nó là câu chuyện cho tương lai của nhiều bé gái khác. Phê phán, phẫn nộ và rồi im lặng không phải hồi kết cho sự xuất hiện của công lý.
Trước khi sự việc này xảy ra, đã có một cô gái 20 tuổi bị quấy rối trong thang máy và kẻ sàm sỡ bị xử phạt với mức phí 200,000đ. Sự im lặng, sự bỡn cợt, sự bất lực của toàn xã hội khi nạn nhân nữ này lên tiếng ít nhiều cũng tạo điều kiện cho những kẻ có hành vi bệnh hoạn còn chỗ dung thân. Và rồi sự việc cũng trôi qua trong im lặng như nhiều lần trước đó.
Gốc rễ của vấn đề trên nếu nhìn rộng hơn một chút, nằm ở nền tảng xã hội. Khái niệm đấu tranh cho công lý không tồn tại khi pháp luật không thượng tôn, khi sự thờ ơ còn tràn đầy và khi người ta dễ dàng chọn cách thoả hiệp.
Ở những nước tiên tiến, quyền con người được đề cao với sự vụ tương tự trên nếu bị phát giác. Quyền thông tin, quyền riêng tư của nạn nhân sẽ được bảo vệ trước tiên. Và ngay cả khi gia đình hay nạn nhân có chọn im lặng, thì với những bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi, thủ phạm vẫn bị xử lý nghiêm khắc như thường.
Việc nhiều người dân kéo đến nhà kẻ bệnh hoạn check-in, hay xịt sơn lên cửa cho thấy họ không còn tin vào công lý, và họ chọn cách của họ. Cách thức này chẳng phải an ninh, công an Việt Nam đã từng sử dụng với rất nhiều người hoạt động đó sao? Và khi sự vụ tương tự xảy ra, có nhà đạo đức nào lên tiếng rằng công an đang quấy rối, đang làm ảnh hưởng tinh thần những người thân trong gia đình những người lên tiếng hay không?
Đề xuất sửa luật, lắp camera thang máy ở thời điểm hiện tại cũng chỉ là những phát biểu chữa cháy. Bởi gốc rễ vấn đề là quyền được sống như một con người đúng nghĩa được bảo vệ danh dự và sự an toàn chưa được xem trọng trong xã hội Việt Nam.
Trong một xã hội thiếu vắng công lý, thì ý thức về phẩm giá con người của mỗi cá nhân để đấu tranh cho công lý là chuyện rất quan trọng. Bởi thực tế là việc hôm nay xảy ra với người khác, chưa chắc ngày mai sẽ không xảy ra với bạn

No comments:

Post a Comment