Sunday, April 21, 2019

Nguyễn Phú Trọng “đột quỵ” ?

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh

Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Chủ nhật tuần trước chúng ta đã nói đến nhân vật nham hiểm, phản quốc Nguyễn Phú Trọng, kẻ đã đoạt được cả hai chức vụ, Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Chúng ta dừng lại với câu hỏi: Một quyền lực bất chính lại đoạt được bằng những cách tàn nhẫn với đồng đảng và phản bội quốc gia sẽ có kết cục ra sao?

Cũng chính trong ngày Chủ nhật tuần trước, toàn bộ cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước đều xôn xao về tin Nguyễn Phú Trọng bị đột quị khi đang tiến hành một cuộc viếng thăm đột xuất tỉnh Kiên Giang.
Để giữ tính khách quan cho cuộc bàn luận này, chúng ta tạm đặt qua một bên thông tin vụ “đột quị” vẫn còn chưa rõ ràng này.
Thưa quí anh chị em cùng quí vị, trước tiên chúng ta phải cùng nhau xác nhận lại một qui luật tất yếu rằng:
Trong mọi nền chính trị độc tài, những kẻ nắm quyền cao nhất luôn phải đối mặt với những đe dọa bạo lực có tính sinh tử cho bản thân. Bởi sự thiết lập một quyền lực độc tài ít nhiều đều phải dựa vào sự dối trá và cưỡng đoạt. Chính nền tảng dối trá và cưỡng đoạt là nguyên nhân cơ bản sẽ đưa tới các chống đối bạo lực nhắm vào kẻ cầm quyền độc tài. Nói một cách khác, dễ hiểu hơn, quyền lực độc tài không làm cho đối lập và dân chúng “tâm phục, khẩu phục”. Trong các xã hội độc tài luôn âm ỉ tồn tại các âm mưu chống đối, cạnh tranh và triệt hạ lẫn nhau giữa những kẻ nắm quyền bằng mọi phương cách, kể cả các cách tàn độc, thất nhân tâm nhất như đầu độc, thủ tiêu, ám sát. Chính vì thế, trong các xã hội văn minh nhất hiện nay của loài người, các chính quyền, những vị trí quyền lực cao nhất của quốc gia đều được thiết lập dựa trên cơ chế dân chủ – bầu cử có cạnh tranh, công khai, công bằng, tự do và chỉ nắm quyền trong một hạn định rõ ràng – nhằm loại bỏ tối đa các nguy cơ cạnh tranh hoang dã, bạo lực, thiếu nhân tính.
Trở lại với trường hợp cụ thể của Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta đã kết luận Trọng là một tên độc tài phản bội quốc gia và tàn độc với các đồng đảng đối thủ.
Về tội phản bội quốc gia, đây là một tội chung của hầu hết mọi lãnh đạo đảng Hồ-Tàu, Trọng cũng chỉ là một tên lãnh đạo đảng tiếp nối cái truyền thống bám gót Trung Cộng từ xưa. Tuy nhiên, sau khi nắm chức Tổng bí thư năm 2011, Trọng đã trực tiếp sang Bắc Kinh để cam kết vận mệnh của nước Việt Nam phải gắn chặt vào Bắc Kinh. Trọng cũng chính là kẻ đã tìm mọi cách để che đậy các hành vi gây hấn của Trung Cộng trên Biển Đông và tạo điều kiện cho Trung Cộng xây dựng các căn cứ địa, các đặc khu trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong khi đó, Trọng lại cố tình tỏ ra thân Mĩ, thân phương Tây bằng những màn kịch đi thăm Mĩ, thăm Pháp nhằm gây ngộ nhận cho dư luận quốc tế và dư luận người Việt về việc Trọng đang tìm trợ giúp nhằm cân bằng, chống lại sức ép từ Bắc Kinh.
Những hành động và thái độ quị gối hèn hạ của Trọng với Bắc Kinh và sự hiểm độc trong việc tung hỏa mù dư luận không chỉ gây phẫn nộ trong dân chúng mà còn làm cho nhiều thành viên trong đảng cộng sản cảm thấy hổ thẹn, khinh bỉ và căm hờn.
Sự tàn độc của Trọng đối với đồng đội được thể hiện rõ nhất trong cái chết và đám tang của cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Hình ảnh của báo chí chính thống đã cho thấy rõ Nguyễn Phú Trọng khi đứng trước bàn thờ Trần Đại Quang trong lễ quốc tang đã có một cử chỉ hết sức khó hiểu. Thay vì chắp hai tay trước ngực như thông lệ kính viếng người đã khuất, Trọng đã giơ hai bàn tay lên như hai nắm đấm giống hệt cử chỉ của phù thủy giơ tay bắt Kim Cang Ấn nhằm trấn áp, dẹp bỏ tử khí thù của người đã chết.
Như quí anh chị em và quí bạn đã biết, khi còn sống, cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có những đệ tử cực kì thân tín, trung thành. Khi biết Trần Đại Quang sắp qua đời, có những đệ tử đã không cầm được nước mắt và sẵn sàng hiến mọi phủ tạng nếu có thể cứu sống được ông Trần Đại Quang. Nhưng, bệnh của ông Trần Đại Quang đã quá trọng và quá trễ. Gia đình và thân tín của ông Trần Đại Quang đành phải cắn răng chấp nhận một kết cục quá đường đột và bi thảm của một ông Chủ tịch nước chưa làm được nửa nhiệm kì.
Trong khi đó Nguyễn Phú Trọng luôn tỏ ra khiêm tốn, liêm khiết, “phận mỏng cánh chuồn”, “sức khỏe có hạn, trình độ có hạn” không màng đến quyền lực. Ban đầu Trọng bày tỏ chỉ làm một nhiệm kì là nghỉ. Nhưng cho tới nay mọi chỉ dấu cho thấy Trọng không chỉ sẽ làm ít nhất hai nhiệm kì Tổng bí thư mà còn là Tổng bí thư-Chủ tịch nước.
Từ khi phát động chống tham nhũng tới nay, Trọng đã bỏ tù, chặt hạ gần hết tất cả các yếu tố cạnh tranh hoặc gây khó cho đường lối của Trọng. Tuy nhiên, tất cả những người đang nằm tù về tội danh tham nhũng đều hiểu họ chỉ là nạn nhân trong chính sách mị dân, thâu tóm quyền lực của Trọng.
Theo thông tin riêng của chúng tôi, gần đây Trọng đã phải cho tay chân rà soát lại các đội cảnh vệ dành cho Trọng và gia đình. Tuy nhiên, Trọng có thể tìm được các cảnh vệ tin cẩn cho bản thân và gia đình, nhưng Trọng không thể loại bỏ được hết các oán hận, nguy cơ luôn rình rập trả thù, chống lại Trọng một khi Trọng vẫn tiếp tục con đường độc tài, mị dân, bán nước và ác độc với đồng đội. Cổ nhân đã nói: “Mưu sâu thì hoạ càng sâu”.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
21/04/2019

No comments:

Post a Comment