Monday, April 15, 2019

VN nên “chấm điểm công dân” hay để dân “chấm điểm quan chức”?

Chuyện Nước Non Mình

Thưa quý thính giả, chấm điểm công dân theo mô thức Trung Cộng thật sự chỉ là một hình thức độc tài, nhằm kiểm soát và trừng phạt mọi hình thức đối lập của các chế độ phi nhân.  Qua chuyên mục CNNM, mời quý thính giả nghe bài viết của Trương Nhân Tuấn có tiêu đề: VN nên “chấm điểm công dân” hay để dân “chấm điểm quan chức”? sẽ được Tâm Anh trình bày, để tiếp nối chương trình.

Trương Nhân Tuấn
Không biết nguồn tin từ đâu, bà con báo chí rì rầm là VN sẽ áp dụng mô hình “chấm điểm công dân” của Tàu. Nên hay không nên?

CSVN làm cái gì cũng bắt chước Tc. Lãnh đạo Tàu đề xuất một tư tưởng nào đó, chỉ vài ba năm sau VN bưng về “rập khuôn”. Vấn đề là người Tàu có tư duy “lớp lang”, họ nói cái gì, làm cái gì… thì cái đó có căn cơ, nguồn gốc, có mục tiêu tiến tới. Vì vậy Tc thành công bao nhiêu thì VN thất bại bấy nhiêu.
Tc thiết lập hệ thống “vành đai, con đường” để “chinh phục thế giới”. Nhìn lại VN vẫn còn “lẹt đẹt” ở vị thế “chư hầu”. Đến nay chưa sản xuất được “mặt hàng” nào có thể “sánh vai cùng bè bạn năm châu”.
Tc “chấm điểm công dân” của họ vì mục tiêu gì? Đến nay thành bại ra sao? VN đi sau “quan sát” nhưng dám chắc là không ai trả lời (chính xác) được câu hỏi này. Thấy Tàu làm thì VN làm theo. Vậy thôi, không cần giải thích.
Trở về vụ “chấm điểm”. Ai có thẩm quyền chấm điểm?
Ở VN, hễ nói tới “chấm điểm” là nói tới gian lận. Thử nói về đạo đức, ai có tư cách để “chấm điểm” người dân “tốt” hay “xấu”?
Còn nói về tài năng thực học. Phần lớn người có bằng cấp ở VN là bằng cấp giả. Hầu hết quan chức VN đều có bằng cấp giả. Giáo dục VN đào tạo ra họ, nay họ thống lĩnh lãnh vực giáo dục. Giáo dục VN trở thành nền giáo dục dối trá. Hễ con cái của quan chức là được “nâng điểm”. Những người này được đề cử vào làm “chủ khảo” chấm điểm công dân”?
Còn nói về tinh thần trọng luật. Ra Hà Nội coi người dân ở đây hành sử ra sao trong giao thông. Người dân thì tranh nhau từng chút, không ai nhường ai. Tất cả cùng chấp nhận kẹt đường chớ không ai chịu “nhịn”, nhường đường cho người khác. Hà Nội là nơi tập trung nhân sự lãnh đạo đất nước. Một tập hợp người xô bồ, vô năng, vô pháp… đã và đang lãnh đạo đất nước. Họ có tư cách “chấm điểm” hay sao?
Rốt cục việc “chấm điểm công dân” trở thành công tác “làm bánh mì” để cơ quan phụ trách chấm điểm no cơm. Đời tư người dân trở thành một “bài kiểm” mà những “ông thầy”, qua cặp mắt “cú vọ” của những camera soi mói từng chỗ. Chị này vú to, cô kia đít bự, anh chị nọ lén chồng lén vợ tò tí ngoại tình… Tất cả, hồ sơ cá nhân bằng hình ảnh của mọi người sẽ nằm “chình ình” trong các “bài kiểm”.
Tc có thành công hay không, kệ họ. Nhưng ít ra họ có lý do để thuyết phục công dân. Còn VN có lý do gì? ngoài việc Tc làm thì ta làm, ngoài ra không có gì hết.
Theo tôi, thay vì “chấm điểm công dân” thì nhà nước nên lập ra văn phòng “công dân chấm điểm quan chức”. Quan chức VN “ăn của dân không từ một thứ gì”. Quan chức VN đều là “sâu bọ”, không sâu lớn thì sâu nhỏ. Họ không bị dân soi mói, chấm điểm thì thôi, sao lại “chấm điểm” người dân?
VN có câu “ chân mình còn lấm bê bê mà lo đi rê chân người” để chỉ cho những kẻ tội lỗi đầy đầu mà lại chỉ tay vào người khác để hòng tránh tội.

No comments:

Post a Comment