Wednesday, April 10, 2019

Bao năm giải phóng như thế này, phải không anh?

Chuyện Nước Non Mình

Thưa quý thính giả, thống nhất đất nước để sau đó có cơ hội cướp bóc, buôn dân bán nước là chủ trương lớn của đảng csVN, ngoài ra không có gì hết. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Bao năm giải phóng như thế này, phải không anh?” của Nguyễn Dư sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.

Nguyễn Dư.
Đây là ca từ trong bản “Chiều Tây Đô” của nhạc sĩ Lam Phương, chắc mọi người ít nhất cũng một lần đã nghe qua. Nội dung trong đó là giấc mơ thơ mộng êm đềm nuối tiếc về cái thời quá khứ của tuổi học trò, mặc dầu ông không nói ra, nhưng chúng ta ngầm hiểu rằng đó là cuộc sống dưới chính thể VNCH. Và ông trách móc, cay đắng cho cái ngày gọi là giải phóng mà phải đánh mất quê hương; bao trẻ thơ lang thang đói rét, bao gia đình vợ chồng con cái phải ly tan. Rồi ông hỏi một cách mỉa mai: “Bao năm giải phóng như thế này, phải không anh?”

Năm nay, ngày trong tháng tư đen sắp đến, tròn bốn mươi bốn năm “giải phóng” xin mượn ca từ của ông đặt tựa cho bài viết này để nói lên tâm trạng vẫn còn nhiều cảnh đời khốn khó.
“Đất nước ta thay da đổi thịt từng ngày, phát triển kinh tế tăng liên tục hàng năm, thế mà bọn phản động luôn tìm cách nói xấu, xuyên tạc gây chia rẽ, mất đoàn kết…” Đó là cách nói thiếu kiến thức, nói lấy được để trang điểm vụng về cho diện mạo đảng của mình mà không cần suy nghĩ; nói như con két, chúng ta thỉnh thoảng thấy khi đọc trên báo đảng.
Đúng! Nước ta thay da đổi thịt từng ngày nhưng cho đến nay đã không có cái khả năng tự lực cánh sinh để phát triển chính sách vĩ mô cho nền kinh tế quốc dân. Chúng ta chỉ là người bỏ công sức làm thuê cho các tập đoàn ngoại quốc trên quê hương mình và ở xứ người!
Không cần đem ra chi nhiều chỉ cần nêu lên hai sự việc quan trọng nhất mà một đất nước phát triển ổn định không phạm phải, nhưng Việt Nam chưa đạt đến: đó là nợ công của chúng ta “đội sổ”, chưa biết đến đời nào mới có thể trả hết; còn về cơ sở hạ tầng là quốc lộ thì hầu như trên khắp cả nước người dân phải tự bỏ tiền túi ra cho mỗi chuyến đi mới được sử dụng đoạn đường mình cần
Và thực tế đây! Xin nêu lên vài trường hợp để chúng ta so sánh, đó là: vào đầu thập niên 80, người Nhật, ba mươi lăm năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ ra tay cứu vớt một số thuyền nhân Việt Nam đem về xứ sở họ. Đến ngày nay không ít trong số đó đã thành đạt.
Cũng là vào đầu thập niên 80, tàu buôn Na Uy vớt một số thuyền nhân trên đường đi đến Nhật. Số thuyền nhân đó có ý xin ở lại Nhật định cư, nhưng chính phủ không nhận vì Na Uy sẽ có trách nhiệm với số thuyền nhân này. Họ chỉ cho tạm trú ở đây một một thời gian để chờ làm thủ tục nhập cảnh Na Uy.
Sau một năm, những thuyền nhân này đến trại chuyển tiếp học ngôn ngữ, cách sống người dân Na Uy để có thể hòa nhập vào cộng đồng dân tộc. Lúc đến trại chuyển tiếp, họ tay xách nách mang theo cả một “gia tài”, bởi khi còn ở Nhật, đàn bà, trẻ em (trên mười sáu tuổi), lãnh hàng hóa có thể tự lắp ráp được, đem về nhà làm; còn thanh niên trai tráng thì đi làm chung với người dân bản xứ
Cũng là vào đầu thập niên 80, người Đức tài trợ nhân đạo cho một chiếc tàu Cap Anamur -trong mấy năm liền- đi về Biển Đông cứu vài chục ngàn thuyền nhân khốn khổ chạy trốn cộng sản
Những thập niên 70 – 80, người Đức nhận khách nước ngoài vào xứ sở họ làm mướn, đông nhất là người Thổ Nhĩ Kỳ. Những người này hiện định cư chính thức mà lại còn kéo thêm những thân nhân qua làm việc
Hồi đầu năm nay, trên báo đảng có đăng một bài viết kèm theo hình ảnh, thấy một đám thanh niên nam nữ, đồng phục chỉnh tề, xếp hàng ngay ngắn vào chiều ba mươi tết chờ làm thủ tục tại phi trường để… được đi nước ngoài làm mướn. Đăng hình ảnh này chắc tác giả bài viết muốn than trách cho số phận những người con dân nước Việt, thay vì ở nhà chờ sum họp gia đình, cúng ông bà rồi cùng đón giao thừa và đi lễ chùa đầu năm?
Ba mươi lăm năm, sau khi chiến tranh tàn phá đất nước Nhật, người tị nạn Việt Nam đến xứ sở họ mong muốn được ở lại định cư, sinh sống. Bốn mươi bốn năm sau chiến tranh, thống nhất đất nước, người Việt vẫn còn phải “tha phương cầu thực”! Đem ra so sánh thực tế này, những người lãnh đạo thượng tầng quốc gia có hiểu biết, nếu không cảm thấy hổ thẹn thì không biết họ còn có liêm sỉ không!
Khi đọc bài viết, kèm theo hình ảnh trung thực nhất trên báo đảng vừa qua, chắc những người cố công “chịu đấm ăn xôi” để xây dựng băng đảng cộng sản sẽ tự hào cho là người dân mình nhẫn nại, biết hy sinh, chịu thương chịu khó, cần cù kiếm sống. Nhưng những bà con “khúc ruột ngàn dặm” phải ngậm ngùi, tủi thân phận cho dân mình vẫn trường kỳ cho đến nay sau bốn mươi bốn năm nhờ… có đảng, thống nhất đất nước mà còn phải đi ra nước ngoài kiếm ăn trong lúc đáng lý ra sum họp gia đình để chờ đến cái giờ phút giao thừa -theo truyền thống gọi là thiêng liêng nhất của dân tộc!

No comments:

Post a Comment