Sunday, April 7, 2019

Việt Nam Tuần Qua

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .

Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết Blogger Lê Anh Hùng, một nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho VN đã bị chuyển từ nhà tù đến trại tâm thần. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?

Trường An: TA xin chào quý thính giả của đài!
Thông tin từ nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho hay, blogger Lê Anh Hùng đã bị chuyển từ trại tạm giam số 2, công an Hà Nội tới bệnh viện tâm thần. Blogger Lê Anh Hùng bị bắt vào ngày 5/7/2018 theo điều 331 ( tức điều 258 cũ), “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lọi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Đây là lần thứ hai ông Hùng bị đưa vào trại tâm thần. Ông từng bị nhốt trong trại tâm thần 12 ngày đêm hồi cuối năm 2013 và chỉ được cho về nhà sau khi có sức ép của giới hoạt động dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nhận định về sự việc trên, blogger Phạm Thanh Nghiên, cũng là một tù nhân lương tâm không khỏi lo lắng. Bà cho rằng có uẩn khúc bên trong và không loại trừ việc ông Hùng bị trả thù bởi các bài viết phê phán chế độ một cách không khoan nhượng.
Hoàng Ân: Theo như nhận định của Blogger Phạm Thanh Nghiêm thì rất có thể Blogger Lê Anh Hùng bị bạo quyền VN trả thù vì các bài viết nói sự thật của giới lãnh đạo CSVN. Anh có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, hà tù và bệnh viện tâm thần đều là nơi lý tưởng để huỷ hoại một con người, nhất là người đối kháng. Có lẽ họ muốn huỷ hoại tinh thần, trí tuệ của anh ấy. Một kiểu giết người hoàn hảo.
Như chúng ta đã biết ông Hùng được công luận biết đến là một người tích cực tham gia các hoạt động ôn hoà như biểu tình chống tàu, bảo vệ môi trường. Các bài viết của ông được đánh giá là khá sâu sắc và thể hiện tinh thần không khoan nhượng với chế độ.
Hoàng Ân: Trước làn sóng căm phẫn của dư luận, vào hôm qua Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh trừng trị nghiêm khắc những người có liên quan trong các vụ bạo hành tại học đường. Anh vui lòng nói rõ hơn việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Phát biểu trong cuộc họp, ông Phúc tuyên bố là phải trừng phạt nghiêm khắc những người sai trái trong các vụ bạo hành về giáo dục đã và mới diễn ra ở các tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Bà Rịa và Sóc Trăng để làm gương và “gìn giữ kỷ cương phép nước”.
Theo thống kê của ông Phúc, hơn 10 vụ đã xảy ra từ tháng 11 năm ngoái đến năm nay, trong đó có vụ mới nhất là một nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị một đám nữ sinh cùng lớp bắt quỳ gối, “đánh hội đồng” và lột quần áo, đến độ phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Lúc vụ việc xảy ra, cô giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp không can thiệp.
Một vụ khác là tại tỉnh Bà Rịa, 22 học sinh lớp 8 bị cô giáo dùng thước đánh bầm tím đôi chân. Ngay tại Hà Nội cũng xảy ra vụ cô giáo ra lệnh học sinh tát 50 cái bạt tai vào mặt một học sinh lớp 2.
Trước khi ra lệnh trừng trị các vụ này, ông Phúc đặt câu hỏi là “vấn nạn này có đến mức báo động hay không?”. Trong khi đó, trên các mạng xã hội, giới trí thức đều có cùng nhận định là nền giáo dục Việt Nam đã băng hoại đến mức “khó có thể chữa được” sau nhiều năm học tập cái gọi là “đạo đức và tư tưởng của HCM”.
Hoàng Ân: Trong tuần qua, bốn dân oan vườn rau Lộc hung đã bị bạo quyền VN phạt vạ về tội gây rối chật tự công cộng. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Được biết trong thông cáo số 6, nhóm Luật sư Hỗ trợ Dân oan Lộc Hưng cho biết là bạo quyền quận Tân Bình đã gửi giấy phạt đến 4 dân oan Lộc Hưng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, với số tiền phạt là 2 triệu rưởi đồng mỗi người.
Trong thông cáo mới nhất này, nhóm luật sư bênh vực cho dân oan một lần nữa nhấn mạnh là việc san bằng nhà cửa để chiếm đất của dân Lộc Hưng vào hai ngày 4 và 8 tháng Giêng vừa qua là hành vi trái pháp luật của nhà cầm quyền quận Tân Bình vì trước đó không hề có quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế. Chính vì thế, việc người dân ngăn cản lực lượng chiếm đất không thể xem là hành động “gây rối trật tự công cộng”.
Thông cáo cũng nhắc đến việc “gây rối trật tự” của UBND quận Tân Bình khi dùng loa phóng thanh cực lớn để quấy nhiễu buổi lễ cầu nguyện của dân oan Lộc Hưng trên mảnh đất bị cướp phá vào cuối tháng Giêng.
Hoàng Ân: Thế còn việc nhà cầm quyền tỉnh Phú Thọ bắt buộc phải nhượng bộ sau cuộc biểu tình của người dân là sao thưa anh?
Trường An:
Theo tôi được biết nhà cầm quyền tỉnh Phú Thọ vào hôm qua thừa nhận là đã chậm trễ trong việc trấn áp các nhóm cát tặc theo yêu cầu của người dân ở xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng.
Lời thừa nhận nói trên được đưa ra sau khi người dân mở cuộc biểu tình suốt mấy ngày qua trước trụ sở xã Đông Khê để yêu cầu phải chấm dứt tình trạng khai thác cát trên sông, gây sạt lở đất đai ở xã này. Đã nhiều năm qua, người dân Đông Khê liên tục gửi thư than phiền đến các cấp nhưng không hề nhận được hồi âm.
Trong buổi đối thoại vào hôm thứ Tư 3/4, phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ hứa hẹn là sẽ chấm dứt tình trạng khai thác cát tại địa phận xã Đông Khê.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.

No comments:

Post a Comment