Putin là hậu thân của nhà độc tài CS Stalin. Chế độ độc tài tại LB Nga là tàn dư của của LB Xô Viết. Cả hai đang kéo dài sự nghèo khổ và suy tàn của dân tộc Nga, nhiều thập niên so với các quốc gia dân chủ tại Đông Âu và trên toàn thế giới. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của TS Phạm Đình Bá với tựa đề: “Trọng ơi, tàn dư cộng sản ở Nga là gì?” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
TS Phạm Đình Bá
Trọng lúc nào cũng tuyên bố rất to về sự
ưu việt của chế độ cộng sản và sự cường thịnh của đất nước từ thể chế độc tài độc
đảng toàn trị.
Nhưng trên thực tế, đảng viên và cán bộ đã khoét rỗng tài sản của đất nước và các cơ quan công quyền, dần dần Trọng và bè lũ chỉ cai trị theo kiểu “đôi bên cùng có lợi”. Kiểu lãnh đạo nầy dẫn đến sự mơ hồ trong những người chỉ trung thành với đảng để đổi lấy khả năng mang lại sự ổn định và làm giàu của họ.
Bài học gần đây ở Nga chỉ ra là những gì
đang xảy ra bên trong giới cầm quyền có thể không còn là cuộc sống yên tĩnh của
giai cấp toàn trị được ăn uống sung sướng và tiếp tục đồng tình với nhau trong
việc tiếp tục làm giàu của họ.
Vào ngày 23/06/2023, Nga đã bước vào 24 giờ hỗn loạn. Hãy xem xét, trong một khoảnh khắc, tất cả đều siêu thực đến mức nào.
Một tên tù tội phạm có biệt danh là “đầu bếp” dẫn đầu một lực lượng dân quân không chính quy có vũ trang tiến về Moscow, đòi lấy đầu những người đứng đầu quân đội chính quy và bộ trưởng quốc phòng. Bộ đội biên phòng và nhân viên an ninh trốn chạy và biến mất, để dân quân tiến về thủ đô và tiếp cận khoảng 200 cây số ngoài thủ đô.
Lực lượng không quân Nga bắn hỏa tiễn vào
kho chứa dầu của chính họ, ở thành phố Voronezh. Trong khi dân chúng đổ ra đường
để quan sát cảnh tượng và trò chuyện với dân quân. Truyền hình nhà nước đưa ra một bản tin đặc
biệt về bạo loạn vào lúc nửa đêm.
Putin, tổng thống của một cường quốc hạt
nhân lên TV kêu gọi các cơ quan an ninh của mình ngăn chặn cuộc nổi dậy và cam
kết sẽ có một “phản ứng cứng rắn”. Thị trưởng thủ đô tuyên bố rằng thủ đô đang
trong tình trạng báo động chống khủng bố.
Chưa đầy 24 giờ sau, thủ lĩnh của nhóm
Wagner quay lưng lại với người của mình và tự nguyện lưu vong. Chính phủ bãi bỏ tội phản loạn của y, không
có lời giải thích nào được đưa ra. Các mục tiêu và logic của đầu bếp Prigozhin
rất mơ hồ, nhưng cuộc chiến của Putin ở Ukraine cũng mơ hồ như vậy.
Theo các kênh telegram của Nga, cuộc nổi dậy
đã khiến 20 quân nhân Nga thiệt mạng và một số máy bay quân sự bị phá hủy.
Nhưng không ai thực sự biết bất kỳ chi tiết nào; đây là một cuộc nổi dậy chủ yếu
được xem trên mạng xã hội và sự thật vẫn còn ít ỏi vì hệ thống truyền thông nhà
nước không đưa tin chi tiết gì cả.
Các nhóm quân sự tư nhân như Wagner về mặt
kỹ thuật là bất hợp pháp theo hiến pháp Nga nhưng vẫn công khai hoạt động từ đất
nước này. Trong khi nhóm Wagner bị lên án và trừng phạt bởi các nước dân chủ vì
hành vi bạo lực của chúng, Putin vừa xử dụng lực lượng này vừa phủ nhận quan hệ
của họ với chính phủ Nga.
Thương vong của Wagner không cần phải được
thừa nhận chính thức, các chiến thuật tra tấn của họ có thể nằm ngoài tầm kiểm
soát của Nga. Nhiều thể chế độc tài ở nước ngoài có thể đóng góp vào kho bạc của
Wagner để hỗ trợ các hoạt động của họ trong việc củng cố các thể chế độc tài
cũng như trong các cuộc xung đột khác nhau.
Wagner đã phát triển thành một “công ty” quân sự tư nhân khổng lồ trong khi hoạt động trong bóng tối, môi giới các giao dịch kiếm tiền lớn ở các quốc gia độc tài có xung đột, và Wagner vung tiền để mướn hàng nghìn tân binh, nhất là các tội phạm trong tù. Wagner trả lương lính gấp đôi lương quân đội chính quy của Nga.
Cuộc khủng hoảng về thể chế ở Nga là không
rõ ràng đối với nhiều người ở Nga và phương Tây trước lúc Wagner nổi dậy. Nhưng
qua sự kiện ngày 23/06/2023, điều nầy nay đã rõ ràng.
Lời kêu gọi đoàn kết giữa lúc Wanger nổi dậy
của đại diện giới tinh hoa ở Nga chỉ xác nhận điều này. Đằng sau những lời kêu
gọi đoàn kết này là một cuộc khủng hoảng thể chế và nỗi sợ hãi cho giới tinh hoa.
Đặc biệt, Putin có thể lo ngại khi nhìn thấy
những người dân thường vỗ tay hoan hô các đơn vị Wagner ở thành phố Rostov,
thành phố đầu tiên mà Wagner chiếm đóng.
Bài học vài ngày qua ở Nga vẽ ra những nét
lớn về tàn dư của chế độ cộng sản và những hậu quả lâu dài từ độc tài toàn trị ở
Việt Nam, như hậu quả từ đàn áp nhân quyền, đàn áp tôn giáo, thanh trừng sắc tộc,
đàn áp những người bất đồng chính kiến, kiểm duyệt văn hóa và nghệ thuật, tập
thể hóa cưỡng bức, lao động cưỡng bức trong các trại tù, xuất khẩu lao động,
kinh tế kém và nhiều việc khác.
Trọng sẽ ra đi trong vài năm tới, nhưng hậu
quả của việc làm của Trọng có thể kéo dài rất lâu, hơn 30 năm trong trường hợp
của Nga khi nước nầy vẫn đang suy tàn.
No comments:
Post a Comment