Sự kiện: Đấ hiếm, đúng hơn nó là kim loại hiếm, vốn là món hàng chiến lược mà bác Tập Cận Bình đã từng dùng để bắt chẹt thiên hạ..... đó là thừ gì vậy?
Kịch Bản
ML- Chào anh TH và anh HD, lâu nay ML thường nghe người ta nói đến đất hiếm, ML lấy làm lạ, đất thì ở đâu chẳng có, cả hành tinh mình đang sống này là một quả đất, đâu đâu cũng là đât, sao lại gọi là đất hiếm được hả hai anh?
HD- Chào chị ML, theo HD biết thì chữ đất hiếm là người ta dịch sát nghĩa từ chữ tiếng Anh là Rare Earth mà ra. Chị nói đúng, earth là đất thì đâu chẳng có, làm sao lại hiếm được, mà lẽ ra nên gọi chúng là kim loại hiếm thì đúng hơn, vì đó là những kim loại được sử dụng trong nhiều lãnh vực đấy.
TH- Chào chị ML chào anh Anh HD, anh nói đúng, lẽ ra nên gọi là kim loại hiếm, hay kim loại quí thì chính xác hơn, vì chúng đều mang đặc tính kim loại cả. Cho đến nay người ta xếp 17 chất này vào danh sách gọi là đất hiếm. Anh chị đã học môn hóa, chắc còn nhớ, chúng đều có tên trên Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố (Periodic Table of Elements) chứ? Trên ấy có đềy đủ thuộc tính của chúng đấy.
ML- Ôi, lâu quá rồi, chữ thầy trả thầy hết cả, ML chỉ còn nhớ mấy thứ thông dụng như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm, vàng, bạc... chứ chẳng thấy thầy nào nói đến đất hiếm gì cả. ML thích nhất là vàng, bạc và bạch kim thôi vì mấy loại này dùng làm nữ trang, nhất là vàng, bà con VN ta ai chẳng tích trữ vàng làm tài sản chứ. Hai anh nghĩ có đúng không?
HD- Ai chẳng thích mấy thứ ấy chị ML. Nhưng mỗi loại nó có đăc tính và giá trị riêng của chúng. Thí dụ như người ta ví von rằng: “Chì khoe chì nặng hơn đồng, sao chì không đúc nên cồng nên chuông”. Tuy chì không đúc ra cồng ra chuông, nhưng nó lại có các công dụng khác mà đồng không có đấy.
TH- Chúng ta thường quen với khoảng vài chục loại có tên
tiếng Việt trong tổng số 118 nguyên tố như TH đã nói ở trên, đa phần còn lại
đều mang tên khoa học, đọc cũng đã khó rồi, huống chi là nhớ nữa, cụ thề như 17
loại mà người ta gọi là đất hiếm gồm có: Xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi
(Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lantan (La), luteti (Lu), neodymi
(Nd), praseodymi (Pr), promethi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbium (Tb),
thuli (Tm), ytterbi (Yb) và yttri (Y). Đấy, anh chị có nhận ra thứ nào
không?
ML- Ôi, nghe anh đọc, lỗ tai của ML nó lùng bùng quá, chẳng hiểu gì hết. Thế mà nó lại là những loại thuộc hàng chiến lược, khiến bác Tập nhà ta vẫn dùng để làm bùa uy hiếp các quốc gia khác mới lạ chứ.
HD- Chị nói đúng, vài chục năm trước Tàu Cộng khai thác được nhiều nhất các chất này trên thế giới, vì nó được dùng vào hàng ngàn ứng dụng khác nhau, nhất là những ngành kỹ thuật cao, nên bác Tập Xì Dầu nhà ta mới dùng làm bùa để bắt chẹt bạn hàng như Nhật Bản và cả Hoa Kỳ nữa đấy. Bây giờ thì khác xa rồi, HK, Úc, Brazil, Indonesia.... đâu đâu người ta cũng khai thác các kim loại này cả.
TH- Đúng thế, thật ra các khoáng chất này chỗ nào cũng có, chỗ ít chỗ nhiều thôi. Trên lãnh thổ Hoa Kỳ này có trữ lượng rất lớn. Ở Việt Nam cũng có và còn có rất nhiều nữa là đang khác. Mấy năm nay VN đã khai thác mấy mỏ ở Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái rồi đấy. Vấn đề là kỹ thuật và vốn đầu tư đế khai thác thôi. Đặc biệt nó ảnh hưởng đến môi trường. Bên Tầu nó coi nhẹ việc này, nên cho khai thác tối đa để làm điều kiện thương lượng với thế giới bên ngoài là vậy.
ML- Nếu VN có nhiều như anh nói thì chắc dân mình sẽ giàu to, nước mình sẽ mạnh, chứ sao cứ lẹt đẹt theo đuôi thiên hạ mãi như vậy chứ?
HD- Chị nhớ rằng VN ta xưa nay được gọi là rừng vàng biển bạc mà. Tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, nhưng chỉ tại nhà cầm quyền vô tài bất tướng, tham nhũng thối nát, chẳng những chúng không làm cho dân giàu nước mạnh được, mà chúng còn phá tan hoang cơ đồ của cha ông để lại kìa.
TH- Tuy VN đã khai thác đất hiếm thật, nhưng vấn đề kỹ thuật còn quá thấp, sản phẩm còn ở dạng thô, chưa được tinh chế. Muốn sản xuất nhiều thì phải đầu tư lớn, mà đầu tư càng lớn thì tham nhũng càng cao, càng tinh vi hơn, nên đó là cái vòng lẩun quẩn ở VN hiện nay.
ML- Quả thật là bế tắc, người ta nói ngươi VN chết đói ngay trên kho thực phẩm của mình, quả cũng không ngoa đâu hai anh ạ.
HD- Đấy, beauxit Tây Nguyên kìa, đặc khu Vân Đòn này, Formosa đó, còn bao nhiêu thứ nữa chúng ta không biết hết. Chỉ thấy hàng triệu người tìm đường bỏ nước ra theo gương Nguyễn Tất Thành để kiếm cơm ở nước ngoài, để làm cu li cho thiên hạ. Người dân trong nước thì trở thành công nhân rẻ tiền cho các công ty nước ngoài sản xuất hàng rẻ, rõ ràng cả nước đang làm cu li, nói đến đây, HD muốn điên tiết lên được à.
TH- Quả thật đây là một vấn đề nhức nhối cho những ai còn quan tâm đến tương lai dân tộc mình, một dân tộc thông minh, chăm chỉ, thế mà sau khi đã thống nhất đất nước, đã chấm dứt chiến tranh gần nửa thế kỷ, mà dân vẫn nghèo, đất nước vẫn lạc hậu chậm tiến, thua xa những quốc gia chung quanh, nghĩ mà nhục!
ML- Hai anh nói đúng, Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá, chỉ 25 năm sau họ trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Hãy nhìn sang Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hôm nay, họ đã bỏ xa VN hàng vạn dặm. Sao vậy hai anh.
HD- Chẳng bao lâu nữa, Cambochia, Lào rồi cũng qua mặt VN cho mà xem. Chỉ vì VN đã sa vào cái tai ương độc tài cộng sản, một tập đoàn tham nhũng thối nát, tàn ác, chúng đã nhận Tàu Cộng làm cha, nên chúng vẫn từng bước dọn đường cho kế hoạch thôn tính của kẻ thù Phương Bắc đấy.
ML- Vậy thì nguy to mất, tuy vậy ML hy vọng vẫn còn những người có lòng vì dân vì nước chứ. Nhưng đến đây cũng hết giờ, cảm ơn hai anh đã giúp cho ML hiểu đất hiếm là cái gì rồi.
TH- Hẹn anh chị và quí thính giả lần sau.
No comments:
Post a Comment