Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Lời khai của những con ruồi trong vụ án “chuyến bay giải cứu”" của Ông Tư Sài Gòn sẽ được Vân Hà trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Sáng
11 Tháng Bảy, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ án
“chuyến bay giải cứu”. Phiên tòa dự định kéo dài trong một tháng.
Cái
nhất đầu tiên của vụ án này là có số bị cáo là quan chức nhiều nhất, trong đó
đứng đầu là ông Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Dũng bị quy kết
nhận hối lộ 21 trưỡi của các doanh nghiệp trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Tuy
ông Dũng là bị cáo giữ chức vụ cao nhất, nhưng người nhận hối lộ nhiều nhất lại
là Phạm Trung Kiên – cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ông Kiên
bị quy kết có đến 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên đến 42 tỷ 6 đổng.
Chỉ
tại “yếu lòng” và “thương người”…
Trong
buổi thẩm vấn đầu tiên tại tòa, ông Dũng tỏ ra khá lúng túng trước nhiều câu
hỏi. Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, dù ông Dũng “không nhớ hết chi tiết”
nhưng nhiều lần khẳng định rằng ông “không gây khó khăn”, “không ép buộc” doanh
nghiệp phải đưa tiền để được cấp phép “chuyến bay giải cứu”.
Ông
Dũng khai, ông chỉ “hỏi thăm năng lực và hướng dẫn họ đến Cục Lãnh sự làm thủ
tục chứ không ra điều kiện gì”.
Thế rồi sau khi các doanh nghiệp tổ chức bay xong, họ lại đến gặp ông để cảm ơn
bằng những túi tiền dày cộm. Ông vô tư nhận vì ở thời điểm ấy ông “không nhận
thức được đây là sai phạm”. Ông phân trần như thế.
“Bây
giờ bị cáo nhận ra sai phạm, tội của mình, nhưng khi khai triển bị cáo không
nhận thức được hành vi của mình là vi phạm. Bị cáo chỉ nghĩ không làm gì sai
theo chủ trương, không bàn bạc với ai, không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi
tổ chức bay xong bị cáo nhận quà nhưng không xem luôn, sau mở ra mới biết là
tiền họ cảm ơn. Sau này bị cáo nhận thức được thì cũng rất ăn năn hối lỗi”.
Ông
Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) cũng… ân hận lắm. Qua lời khai
trước tòa, người ta thấy ông Nam cũng được doanh nghiệp cảm ơn giống như cách
họ cảm ơn ông Dũng. Và do lòng yếu mềm nên mới nhận, để rồi giờ phải vào tù.
Ông
Nam kể, ông Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh) hai lần đưa quà biếu cho
ông. Về nhà khi mở gói quà ra ông mới biết bên trong là tiền, lần thứ nhất là
450 triệu và $ 10.000, lần hai là $50,000.
“Khi
mở quà ra biết là tiền thì bị cáo hơi hoảng. Bị cáo liên lạc trả lại nhưng
Nghĩa từ chối. Bị cáo đã sai lầm khi không kiên quyết trả lại tiền, điều này đã
khiến bản thân sa vào vòng lao lý. Đến nay bị cáo rất ân hận”.
Nghĩ
cũng tội cho ông Nam, đi làm đại sứ bao nhiêu năm chỉ được đếm tiền lẻ của
người Việt sống ở nước ngoài mỗi khi họ cần gia hạn hộ chiếu hay cần visa thôi.
Nay tự nhiên được cầm cả một cục tiền, ông hoảng cũng đúng.
Ông
nói ông không kiên quyết trả lại tiền, có nghĩa là ông kiên quyết giữ lại tiền?
Chắc thế! Chỉ có tiền mới cho ông sự kiên quyết như thế.
Còn
ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch TP. Hà Nội, người nhận $54,000 và 300 triệu
đồng của bà Lê Thị Ngọc Anh (cán bộ Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) mà
ông tin là không phải nhận hối lộ, vì bà Anh là người của đảng, là đồng chí của
ông. Thế nên số tiền đó chỉ là quà trên mức tình cảm một chút xíu, có gì đâu!
Ông
Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, lại có suy nghĩ khác. Ông Tân
khai sở dĩ ông nhận hối lộ 5 tỷ đồng từ Công ty Bầu Trời Xanh để đồng ý cho họ
mở chuyến bay đưa công dân về nước là vì “nghĩ đây không phải tiền ngân sách
nên mới nhận”.
Có
nghĩa là (theo ông Tân) nhận tiền hối lộ từ ngân sách mới có tội, vì tiền đó là
tiền thuế của dân, còn nhận tiền từ doanh nghiệp tư (ông xem bọn chúng là bọn
tư bản) thì không có tội.
Tuy
nghĩ thế nhưng sau khi nhận tiền, ông Tân cũng cắn rứt lương tâm lắm, dù đó là
tiền của bọn tư bản. Thế là ông nghĩ sẽ trả lại cho bà Hằng (lãnh đạo Công ty
Bầu Trời Xanh, người đưa tiền cho ông), nhưng… chưa kịp trả thì bị bắt (!) Ông
trình bày thế này:
“Nhưng
thời gian trôi qua, công việc chống dịch nhiều, và muốn trả phải có thời hạn
nhất định nên không trả lại. Bị cáo sai sót”.
Có
người đặt câu hỏi, “thế tại sao sau khi hết dịch lại không trả?” Đặt câu hỏi
như thế là xúc phạm ông Tân ghê lắm! Ông Tân đã tự đặt cho mình một thời hạn
nhất định để trả lại tiền hối lộ. Chứng tỏ ông cũng rất kiên quyết! Tuy nhiên,
do công vụ nên thời hạn trả tiền đó hết rồi, nên việc trả lại tiền không còn ý
nghĩa gì nữa nên ông bỏ qua. Sống mà giữ nguyên tắc do mình đặt ra như ông Tân
thì có mấy người đâu?
Riêng
ông Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, không thương ai hết ngoài
vợ ông ta. Ông Kiên khai trước tòa rằng ông chỉ giúp đỡ các doanh nghiệp thôi,
còn chuyện họ đưa tiền cho ông để cảm ơn là chuyện của họ, ông chẳng đòi, mà
cũng chẳng ép ai.
Nhận
được tiền, ông Tân về đưa hết cho chị nhà, mà chị nhà cũng “chỉ biết cầm cất đi
chứ không biết tiền gì”.
Chả
biết bà này sống vợ chồng theo kiểu gì? Chồng đưa về cả bao bố tiền mà không
hỏi tiền của ai đưa, ở đâu ra, rồi bàn bạc với chồng xem… có lấy thêm nữa được
không.
Có
lẽ nhờ lòng thương người bao la của người cộng sản, nên ông Kiên nhận tiền cảm
ơn nhiều nhất trong số các bị cáo là quan chức, tới hơn 42 tỷ đồng.
Đấy!
Ai nói những người cộng sản có trái tim gỗ đá là sai. Trái tim của họ biết
“thổn thức” trước khó khăn của đồng bào trước đại dịch, nên cùng cách doanh
nghiệp tìm cách đưa đồng bào về nước. Thì cái gì cũng có giá của nó, bỏ ra năm
bảy ngàn đô mà được “tổ quốc ôm vào lòng” thì còn đòi gì nữa?
Chuyện
cảm ơn là nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam hàng trăm năm nay, thế nên cho
nhau vài chục tỷ là chuyện bình thường, nói hối lộ là quá đáng!
À, ba ngày nay theo dõi phiên tòa mà chẳng thấy bóng dáng anh “ngạo nghễ” Nguyễn Viết Sơn đâu. Trước đây anh làm thổn thức biết bao người qua bài “Ngạo nghễ Việt Nam!” trên Faceboo. Bài đó hiện đang được cộng đồng mạng chia sẻ lại nhân tòa xử vụ án “chuyến bay giải cứu” của anh Sơn. Ai có quen anh Sơn, nhắn giùm ảnh tới xem phiên tòa cho các bị cáo thêm phần… “ngạo nghễ”!
No comments:
Post a Comment