Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên lâu năm cùng
các bạn công an, bộ đội thân mến,
Nhìn lại lịch sử của đảng Hồ-Tàu, chúng ta có thể thấy rằng kể
từ khi mới ngấp nghé cướp được quyền lực, đảng này luôn luôn phải đối diện với
sự li khai, chống đối từ chính những người trong đảng hoặc những người ủng hộ
nó.
Làn sóng li khai,
chống đối, tẩy chay đầu tiên có thể ghi nhận là thời kì 1946-1950. Đây là giai
đoạn đảng Hồ-Tàu lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân ta để phát động cái gọi là
“kháng chiến chống Pháp”. Nhưng kì thực, đây không phải là cuộc kháng chiến
đúng nghĩa mà chỉ là thủ đoạn chính trị của Hồ và đồng đảng nhằm chống lại nhà
nước Quốc Gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại thành lập với cam kết của Pháp trao
lại độc lập cho Việt Nam trong hòa bình.
Vào thời kì này,
rất nhiều người lầm tưởng bộ mặt yêu nước của Hồ và đảng của y đã bỏ gia đình,
nhà cửa để vào chiến khu hay lên Việt Bắc theo lời kêu gọi của Hồ. Nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn, một làn sóng bỏ 'chiến khu' đã bùng nổ vì bộ mặt độc
tài, giả danh yêu nước của Hồ và đảng của y đã bị bộc lộ. Làn sóng 'về thành'
này đã gây nhiều khốn đốn cho đảng Hồ-Tàu.
Song, sự kiện Mao
chiến thắng tại Trung Hoa lục địa năm 1949 đã giúp cho Hồ và đồng đảng có đủ
khí tài, vật lực để thắng trận Điện Biên Phủ mở ra một giai đoạn cầm quyền độc
tài cho Hồ và đồng bọn trên miền Bắc, kể từ vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, ngay trước
và sau trận Điện Biên Phủ, Hồ và đảng Hồ-Tàu lại phải đối diện với một làn sóng
chống đối, li khai từ chính giới văn nghệ sĩ, trí thức vẫn còn ở lại trên đất
Bắc - trong số này, có rất nhiều người là đồng đảng với Hồ. Làn sóng chống đối
này chính là vụ án “Nhân văn-Giai phẩm”.
Nhưng, chưa hết,
chỉ vài năm sau, lại xảy ra những lục đục, bất đồng gay gắt trong nội bộ của đảng
Hồ-Tàu về đường lối xây dựng miền Bắc theo Liên Xô hay theo Trung Cộng đã khiến
nhiều đảng viên, tướng lãnh nòng cốt trở thành li khai, chống đối bọn chóp bu
cầm quyền. Cuộc bất đồng, li khai này là nguyên ủy của cái gọi là vụ án “xét
lại chống Đảng”.
Đến thời kì gọi là
“đổi mới”, lại thấy xuất hiện sự li khai, chống đối ngay trong bộ chính trị với
nhân vật điển hình là Trần Xuân Bách. Trong khi đó những nhân vật li khai từ
thời “xét lại chống Đảng” vẫn tiếp tục chống đối, và chống đối gay gắt hơn như Hoàng
Minh Chính. Những sự li khai, xét lại, chống đối, bất đồng ngay từ trong nội bộ
tầng cao của đảng Hồ-Tàu ngày càng phát triển mạnh và rộng hầu khắp trên mọi
miền đất nước kể từ “đổi mới” tới nay, với những cái tên luôn khiến bọn chóp bu
hoảng sợ như : Trung tướng Trần Độ, Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ, Đại tá
Phạm Quế Dương, Đại tá công an Lê Hồng Hà, Nhà văn cộng sản Dương Thu Hương,
vân vân.
Những năm gần đây
chúng ta lại thấy, khi âm thầm, khi rầm rộ, rất nhiều người đã công khai bỏ
đảng, bỏ đoàn để đấu tranh, đối đầu với chính quyền, đối đầu với chính cái đảng
họ đã từng tôn thờ, gắn bó. Trong khuôn khổ chuyên mục này, chúng ta không thể
kể hết tên những con người dũng cảm và đáng kính đó.
Bên cạnh những
người li khai, chống đối sinh ra từ ngay trong đảng Hồ-Tàu, chúng ta còn thấy
xã hội đã vận động, biến đổi tới mức đã sinh ra nhiều phong trào chống đối tự
phát hay bán tự phát với mục tiêu là bài trừ chế độ độc tài hiện hành, với cái
đích nhắm thẳng vào đảng Hồ-Tàu và bọn chóp bu cầm quyền. Một điểm rất đáng ghi
nhận là trong số những người chống đối đã xuất hiện những thanh niên trai, gái
với tuổi đời còn rất trẻ. Điều đáng ngạc nhiên nữa là trong số họ, có những anh
chị em còn xuất thân từ những gia đình cộng sản nòi hay có nguồn gốc từ miền thôn
quê, thậm chí có người thuộc tầng lớp nông dân. Những điểm đặc biệt này cho
chúng ta thấy mức độ tiến bộ, phát triển rộng về nhận thức của xã hội trong
việc nhận ra bản chất phản động, tàn ác của đảng Hồ-Tàu và chế độ hiện hành. Có
thể nói, người dân Việt Nam cho dù khác nhau về nguốn gốc chính trị, giai tầng
kinh tế hay quê quán vùng miền, song tất cả cùng đang hướng chung về một đích
nhắm, một mong muốn là: phải bãi bỏ cho bằng được cái đảng phản động và chế độ
tàn ác hiện đang thống trị trên quê hương Việt Nam.
Đây chính là mối lo lớn nhất của bọn chóp bu trong
đảng Hồ-Tàu. Vì vậy, chúng đã không ngừng gia tăng các biện pháp kiểm soát, bắt
bớ, trấn áp, đàn áp trong thời gian vừa qua.
Song, qui luật lịch sử đã khẳng định: Gia tăng đàn áp
không chỉ là biểu hiện hốt hoảng của bạo quyền mà còn tôi luyện những người đấu
tranh trở nên kiên cường, bất khuất và khôn ngoan hơn!
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và
xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
09/07/2023
No comments:
Post a Comment