Sau đây, mởi quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược vởi Vân Hà và Miên Dương.
1/ THÉP TRUNG QUỐC TRÀN NGẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT
Hiệp hội Thép VN vào hôm 8/7 cho biết là
khoảng hơn 2 triệu rưởi tấn thép Trung Quốc đã nhập cảng vào trong nước trong 5
tháng đầu năm.
Theo đó thì trong 5 tháng đầu năm, tổng lượng
thép nhập cảng vào VN đã lên đến hơn 5 triệu tấn, trong đó lượng thép Trung Quốc
đạt hơn 2 triệu 600 ngàn tấn. Đặc biệt là trong tháng 3 vừa qua, lượng thép
Trung Cộng đã tăng gần 150% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, cũng theo thống kê của hiệp hội nói trên, lượng
thép thô trong nước chỉ đạt hơn 7 triệu rưởi
tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu
năm 2023, các công ty sản xuất thép gặp khó khăn khi sản xuất và tiêu thụ khi sản
phẩm các loại giảm 20%.
Vẫn theo hiệp hội, lượng thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh trở lại. Cần biết là trước đây, VN xuất cảng thép sang Trung Cộng vì nhu cầu xây dựng quá lớn, nhưng đến nay thì ngành bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn khiến họ quay lại xuất cảng ra hải ngoại.
2/ VN ĐẶT MỤC TIÊU ĐÓN NHẬN 8
TRIỆU DU KHÁCH QUỐC TẾ
Trong một mục tiêu được xem là đầy tham vọng, nhà cầm quyền VN đặt ra mục
tiêu đón nhận 8 triệu du khách quốc tế trong 6 tháng cuối năm nay.
VN đang trở thành điểm đến phổ biến nhất ở Đông Nam Á khi
lọt vào danh sách 20 trong nhóm được tìm kiếm nhiều nhất trong những tháng gần
đây. Ngành du lịch Việt Nam vừa thông báo đã đón hơn 5 triệu rưởi du khách quốc
tế trong 6 tháng đầu năm 2023 và đặt mục tiêu đón hơn 8 triệu người trong sáu
tháng cuối năm.
Tờ Tuổi Trẻ trong ngày 9/7 có bài viết ghi nhận ý kiến của
ông Bobby Nguyễn, chủ tịch tập đoàn du lịch Rustic Hospitality Group, nhận định
rằng du lịch VN tăng trưởng mạnh đầu năm 2023 do sự gia tăng chủ yếu đến từ du
khách Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Hàn.
Ông Nguyễn cũng nhấn mạnh sự lan tỏa của các mạng xã hội và
ảnh hưởng từ các cộng đồng du lịch lớn đã đưa hình ảnh của Việt Nam đến gần hơn
với bạn bè quốc tế.
Dù vậy theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành du lịch, Việt Nam vẫn cần nhiều chính sách cải thiện du lịch để cạnh tranh với Thái Lan và đạt được mức đón khách cao như trước khi đại dịch Vũ Hán bộc phát.
3/ 5 CHỈ HUY LỮ ĐOÀN AZOV ĐÃ ĐƯỢC
TRỞ VỀ TỪ THỔ NHĨ KỲ
Vào hôm thứ Bảy 8/7, Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky đã trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ cùng với 5 chỉ huy lữ đoàn
Azov khiến cho nước Nga tức giận.
Tổng thống Zelensky đã thành công trong việc thuyết phục Thổ
Nhĩ Kỳ cho phép 5 quân nhân nói trên trở về nước, trái ngược với thỏa thuận Thổ
Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine vào năm ngoái. Đối với nhiều người Ukraine, các quân
nhân bảo vệ hải cảng Mariupol là những huyền thoại sống. Việc 5 chỉ huy cao
cấp[ của Azov trở về là một thắng lợi biểu tượng của Kiev.
Phát biểu trên mạng, ông Zelensky cho biết đã đưa những
người anh hùng của Ukraine trở về nhà bằng một máy bay của Tiệp. Thông tín này rất nhanh
chóng gây một làn sóng xúc động tại Ukraine, nơi những người bảo vệ thành phố
Mariupol đã trở thành các huyền thoại biểu tượng của tinh thần kháng chiến
chống xâm lược.
Nhờ
trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái, 5 sĩ quan xuất thân từ lữ đoàn hải
quân 36, lữ đoàn cơ giới 72, lực lượng cận vệ quốc gia, cũng như của lực lượng
Azov, đã có thể được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi họ sẽ phải ở lại cho đến khi chiến
tranh kết thúc, theo thỏa thuận giữa các bên.
Tuy
nhiên vào dịp mang tính biểu tượng 500 ngày này, ít ngày trước thượng đỉnh NATO
tại Vilnius, Tổng thống Zelensky đã đạt được thỏa thuận với tổng thống Thổ Nhĩ
Kỳ về việc hồi hương 5 cựu chỉ huy Azov. Đây là một thắng lợi mang tính biểu
tượng thực sự đối với Ukraine, được chào mừng tại thành phố Lviv, nơi tổng
thống Ukraine đã giới thiệu các cựu tù binh trước công chúng.
Điện
Kremlin đã giận dữ khi được biết tin này. Bộ máy tuyên truyền của Nga từ lâu
nay đã xử dụng lữ đoàn Azov để tạo ra một hình ảnh sai lạc về một nước Ukraine
do các thế lực phát xít điều hành.
Hiện tại chưa rõ Nga sẽ trả đũa ra sao về vụ này. Giới quan sát ghi nhận có nhiều khả năng Moscow không triển hạn thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc Ukraine qua biển Hắc Hải, sẽ hết hạn vào ngày 17/7 tới đây.
4/ BỘ QUỐC PHÒNG UKRAINE THỪA
NHẬN TẤN CÔNG CẦU CRIMEA
Ukraine đã đánh dấu 500 ngày trường kỳ kháng chiến chống quân Nga xâm
lược bằng việc thừa nhận đã cho nổ tung cây cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch.
Cần biết là ngay từ đầu chính phủ Kiev luôn từ chối nhận
trách nhiệm về vụ tấn công này, tuy nhiên, trong thông điệp trên mạng vào hôm
thứ Bảy 8/7, Thứ trưởng quốc phòng Hanna Maliar thừa nhận rằng quân đội Ukraine
đã thực hiện cuộc tấn công cây cầu huyết mạch này vào mùa thu năm ngoái. Bà
Maliar cho biết là đã 273 ngày trôi qua, kể từ khi quân Ukraine tấn công lần đầu
tiên vào cây cầu Crimea để làm gián đoạn hoạt động của người Nga.
Trước đó chính quyền Ukraine vẫn luôn phủ nhận trách nhiệm
về vụ tấn công cây cầu dài đến 19 cây số, dài nhất châu Âu, nối bán đảo Crimea
và vùng Krasnodar của Nga. Bán đảo Crimea đã sát nhập vào Nga vào tháng 3 năm
2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Mỹ và khối Âu châu không chấp nhận thực tế này và tuyên bố
áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức của Nga. Riêng giới
lãnh đạo Ukraine tuyên bố quyết tâm giành lại tất cả các vùng lãnh thổ đã mất
từ tay Nga, bao gồm cả Crimea. Cây cầu được khánh thành bởi Tổng thống Nga
Vladimir Putin vào tháng 5 năm 2018.
Vào ngày 8/10 năm ngoái, một chiếc xe tải đã bị nổ tung
trên cầu Crimea, khiến hai nhịp cầu đường bộ bị sập một phần xuống biển, đồng
thời 7 toa nhiên liệu của một đoàn tàu chở hàng đang đi trên đoạn đường ray
liền kề bốc cháy, với 3 người thiệt mạng.
Ngay sau vụ tấn công, giới chức Nga đã công bố một loạt biện pháp khắc phục thiệt hại và bảo đảm sự ổn định giao thông giữa Crimea và vùng Krasnodar.
No comments:
Post a Comment