Đảng CSVN ví như một đống phân, là môi trường nuôi dưỡng dòi bọ tham nhũng. Trừ phi đống phân đó bị hủy diệt, dòi bọ tham nhũng ngày càng sinh sôi pát triển bất chấp những khua môi múa mép giảo quyệt của TBT Nguyễn Phú Trọng. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hiếu Chân với tựa đề: “Đống phân xử tội con giòi!” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Hiếu Chân
Chưa có phiên tòa nào ở nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được dư luận quan tâm bàn tán như vụ án “chuyến bay
giải cứu” đang diễn ra ở Hà Nội.
Người ta chú ý vì phiên tòa có rất nhiều “cái
nhất” đáng được ghi vào sách kỷ lục Guiness: Phiên tòa có tới 54 bị cáo và 120
luật sư ngồi chật kín cả phòng xử án. Phiên tòa có đông bị cáo là quan chức cao
cấp ở năm bộ trong chính phủ (Ngoại Giao, Y Tế, Công An, Giao Thông Vận Tải,
Văn Phòng Chính Phủ) và lãnh đạo bốn doanh nghiệp. Vụ án đưa và nhận hối lộ,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản có số tiền tham nhũng lên tới hàng chục triệu đô la…
Ngoài bốn lãnh đạo doanh nghiệp chưa rõ
có phải là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) hay không, 50 bị cáo là quan
chức chắc chắn đều là đảng viên cao cấp, thường xuyên rao giảng đạo đức cần
kiệm liêm chính, “học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh.” Thế nhưng
hành vi của họ, câu kết với nhau để ăn bẩn trên nỗi khổ đau của đồng loại trong
thời kỳ dịch bệnh COVID-19 hoành hành là một tội ác ghê tởm, trời không dung
đất không tha.
Lợi dụng hoàn cảnh của những đồng hương
Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài do dịch bệnh, họ ép các doanh nghiệp phải đút lót
hàng trăm ngàn đô la để được “duyệt,” “cấp giấy phép” thực hiện các “chuyến bay
giải cứu.” Khoản tiền hối lộ này doanh nghiệp phải tính vào giá vé khiến cho
mỗi vé máy bay hồi hương lên tới cả chục ngàn đô la, cao gấp hàng chục lần so
với những chuyến bay thông thường. Có khoảng 200,000 nạn nhân là sinh viên học
sinh tay trắng, người “lao động xuất khẩu” bị mất việc trong thời dịch bệnh,
những “Việt kiều – khúc ruột ngàn dặm” phải gấp rút về nước chịu tang cha mẹ,
và có cả những cô gái ăn sương, người lao động bất hợp pháp và tù nhân mãn hạn…
Họ phải mót đến đồng bạc cuối cùng, phải vay nợ, cống nạp cho cán bộ nhà nước
để có được tấm vé hồi hương.
Quy mô của vụ việc và sự cấu kết tinh
vi để trục lợi chứng tỏ tham nhũng và đồi bại không còn là sự sa sút đạo đức
của cá nhân quan chức mà đã trở thành thuộc tính của hệ thống cầm quyền, cả ở
cấp rất cao. Hệ thống đó hoạt động chỉ nhằm lợi dụng quyền lực nhà nước để trấn
lột người dân mỗi khi có cơ hội và không từ một thủ đoạn nào. Về phương diện
đàn áp và bóc lột, nhà nước CSVN còn đáng sợ hơn các tập đoàn tội phạm mafia vì
chúng có cả quyền lực được súng đạn bảo vệ.
Vụ án “chuyến bay giải cứu” được chính
quyền Hà Nội khởi tố từ ngày 28 Tháng Giêng, 2022 và qua hơn một năm điều tra,
đã phanh phui được phần nào những hành vi phạm tội của các quan chức năm bộ nêu
trên, dẫn tới phiên tòa hôm 11 Tháng Bảy.
Nhưng khi phiên tòa mở ra, người dân
khá ngỡ ngàng khi thấy vắng bóng những “trùm cuối,” có vai trò chỉ đạo các quan
chức cao cấp của các bộ cấu kết với nhau, thực hiện một trong những vụ lũng
đoạn nhà nước trầm trọng nhất từ trước tới nay. Ông cựu chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh phụ trách ngoại giao, Phó Thủ Tướng Vũ
Đức Đam phụ trách y tế và chống dịch, đã hạ cánh an toàn, nhưng còn các quan
chức lãnh đạo khác thì sao?
Khó có thể tin được rằng một tay như
Phạm Trung Kiên, thư ký của ông Đỗ Xuân Tuyên, thứ trưởng Bộ Y Tế, bị cáo buộc
nhận hối lộ “với thủ đoạn trắng trợn nhất” trong 253 lần, ăn 42.6 tỷ đồng, mà
cấp trên trực tiếp, ông Tuyên, lại “vô can.” Cho tới nay, ông Tuyên chỉ bị
“viện kiểm sát kiến nghị, điều tra làm rõ hành vi của ông để xử lý trong giai
đoạn hai của vụ án.”
Và với một bộ máy cầm quyền thối nát và
tàn độc như thế thì chịu trách nhiệm lớn nhất phải là những lãnh đạo cấp cao
nhất. Suốt vụ án, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng – “người đốt lò vĩ đại” như xưng
tụng của đám bồi bút trong nước – không hề lộ diện. Cả năm qua ông cũng chỉ lải
nhải những câu kinh nhật tụng cũ mèm về xây dựng đảng, nâng cao đạo đức cách
mạng, coi đó là phương thuốc duy nhất chữa bệnh tham nhũng mà không nhìn ra gốc
rễ của vấn đề, cũng không dám nhận trách nhiệm của người đứng đầu chế độ như
quy tắc của chính đảng CSVN.
Phiên tòa cũng có một diễn biến kỳ cục:
Tạm dừng hai tiếng đồng hồ vào buổi sáng Thứ Hai, 17 Tháng Bảy, “để các bị cáo
xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi Viện Kiểm Sát nêu bản
luận tội và mức án đề nghị.” Đây là chuyện chưa từng thấy trong hoạt động tư
pháp, có thể coi như một thủ đoạn cho phép bị cáo “chạy án:” Nộp tiền để được
giảm án thay vì bị tù tội, bị truy thu toàn bộ số tiền tham nhũng, bị trừng
phạt, thậm chí bị tịch thu gia sản do hậu quả xấu mà hành vi của họ gây ra cho
xã hội.
Gần 100 triệu người Việt trong và ngoài
nước mấy ngày qua theo dõi phiên tòa “phân-giòi” với nhiều cung bậc cảm xúc. Họ
vui mừng khi nhìn bọn tội phạm trước vành móng ngựa, phẫn nộ trước những tội ác
bị phơi bày của chúng. Họ than thở, họ chửi rủa. Họ nhận ra cái chế độ “đống
phân” này đã quá thối nát, không còn chịu đựng được nữa. Nhưng rồi, mọi cảm xúc
lại trôi vào quên lãng, bị đè nén dưới nhu cầu cấp bách phải kiếm sống. Không
ai đặt vấn đề làm thế nào để ra khỏi đống phân, để dẹp bỏ cái chế độ tàn ác đó.
Và vở bi hài kịch “phân-giòi” cứ thế mà tiếp diễn, lớp giòi này bị xử thì có
lớp khác thay và đất nước cứ biến thành một đống phân ngày càng thối khắm trong
sự cam chịu của người dân.
No comments:
Post a Comment