Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1) MỘT QUÂN NHÂN TÌNH NGHI BỊ SÁT HẠI
Một tân binh vừa nhập ngũ vào tháng hai năm nay bị
tình nghi bị sát hại. Anh Nguyễn Văn Hào, sinh năm 2004, quê ở thôn Kính Nỗ, xã
Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Anh Hào tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự
và nhập ngũ vào tháng 2 năm 2023, về phục
vụ
tại tiểu đoàn 97 Pháo
binh, đóng quân ở xóm 5, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, Hà Nội. Thông tin được người thân đưa lên mạng xã hội thì Nguyễn Văn Hào chết ngày 5 tháng 7. Các hình ảnh chụp thi thể
do gia đình cung cấp cho thấy nhiều vết bầm tím. Ảnh chụp nội dung biên bản
khám nghiệm tử thi do cơ quan chức năng cung cấp, cũng cho thấy quân nhân này bị gãy
hai xương sườn bên trái. Trên trang Facebook có tên Trần Hà loan truyền các
video và hình ảnh của quân nhân tử vong hôm 6/7 có dòng "Trả lại
công bằng cho cháu tôi cháu tôi đóng quân ở tiểu đoàn 97, xóm 5 Xã Tòng Bạt ,
Bà Vì Hà Nội."
Hiện tượng quân nhân
nghĩa vụ bị tử vong tại doanh trại liên tiếp xảy ra tại Việt Nam trong những
năm qua, khiến dư luận cả nước quan tâm, và gây phẫn nộ trong xã hội. Trước đó, quân nhân Trần Đức Đô ở Bắc
Ninh, cũng bị tử vong khi đi nghĩa vụ quân sự vào tháng 6/2021. Sự kiện này gây
ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận cả nước, và mặc dù gia đình một mực khẳng định
con em mình bị đánh tử vong, nhưng phía quân đội sau cùng vẫn kết luận là do “tự
sát”.
2) VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC MỞ LẠI ĐÀM PHÁN VỀ VINH BẮC BỘ
Theo thông báo của Bộ Ngoại Giao VN đưa ngày 7/7/2023.
Hôm 4/7
VN và TQ đã mở lại cuộc đàm phán về
phân định ranh giới trên biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Đây là vòng đàm phán thứ 16, được tổ chức ở thành phố Quảng Châu, tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc. Đây
là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của hai nhóm công tác từ khi dịch COVID-19
bùng phát cuối năm 2019. Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định Vịnh
Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Hiệp định này đã bị một số chuyên gia Việt Nam
trong và ngoài nước phản đối vì cho rằng Việt Nam đã nhượng biển cho Trung Quốc. Ngày 30/6/2004, Hiệp định hợp tác nghề cá ở
Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước đã hết
hiệu lực vào ngày 30/6/2020. Theo
Bộ Ngoại giao VN,
hai bên đã trao đổi ý kiến về hai vấn đề phân định ranh giới và hợp tác trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất
là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Tuy nhiên Việt Nam và Trung Quốc vẫn
đang có những tranh chấp về chủ quyền ở vùng Biển Đông. Bắc Kinh trong các
tháng qua liên tục điều các tàu dân quân biển và khảo sát vào vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam bất chấp những phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
3) CHÍNH QUYỀN PHILIPPINES
XÓA MỘT TỈ MỸ KIM TIỀN NỢ CHO HƠN NỬA TRIỆU NÔNG DÂN
Vì
tình trạng
khan hiếm thực phẩm, hôm qua, 07/07/2023, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos
Jr. đã quyết định xóa một tỉ mỹ kim tiền nợ cho hơn nửa triệu nông dân để thúc
đẩy sản xuất lương thực.
Trong buổi công bố ‘‘giải
phóng sức sản xuất nông nghiệp’’ mới , Tổng thống Phi, ông
Ferdinad Marcos jr. phát biểu : ‘‘Chúng ta phải phục hồi ngành nông nghiệp’’, ‘‘chúng ta
phải làm mọi cách để người dân có đủ lương thực’’. Bộ
luật được đưa ra vào thời điểm mà tình trạng thiếu gạo,
hành, hoặc đường đang ảnh hưởng đến đất nước, khiến giá cả tăng mạnh. Luật về cải cách nông nghiệp mới liên
quan đến 610.000 nông dân. Cụ thể là luật này sẽ xóa bỏ các khoản nợ còn
lại cho những người nông dân đã được hưởng lợi vào năm 1988 từ đợt phân chia
lớn đất đai sản xuất, nhờ các khoản tín dụng 30 năm từ các ngân hàng nhà nước.
Về phía tổng thống Philippines, ông Ferdinand Marcos Jr. bảo đảm rằng Nhà
nước phải đứng ra gánh khoản nợ này, bởi người nông dân không có khả năng chi
trả. Cuộc cải cách ruộng đất được đưa ra hồi cuối thập niên 1980 đã phân
phối lại khoảng một phần ba diện tích đất nông nghiệp trên cả nước cho ba triệu
nông dân không có đất. Cho đến nay, nông dân vẫn chưa hoàn trả tiền
hơn một triệu hecta đất của đợt phân phối này’’. Nhìn về Việt Nam, nhiều
người đặt câu hỏi khi người nông dân VN được hưởng những quyền lợi
như người dân Philippines?
4) HOA KỲ CỐ GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG Ở ĐÔNG NAM Á
Hoa Kỳ đang thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á cứng rắn
hơn với chính quyền quân sự Myanmar và đẩy lùi các hành động của Trung Quốc ở
Biển Đông. Kế hoạch này dự kiến sẽ được ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đề xuất trong chuyến công du Indonesia
để tham gia cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN sau khi ông cùng Tổng
thống Joe Biden đến Vương quốc Anh và Lithuania dự các cuộc họp của NATO từ
ngày 9/7 đến ngày 12/7.
Hôm 7/7/2023 Ông Daniel Kritenbrink, phụ trách Đông Á, nói với các phóng
viên rằng Myanmar, quốc gia đang rơi vào hỗn loạn sau cuộc đảo chính quân sự năm
2021, sẽ là “một trong những vấn đề chính” được thảo luận tại Jakarta.
ASEAN đã cấm các tướng lĩnh cầm quyền của Myanmar tham gia các cuộc họp cấp
cao, nhưng Thái Lan đã đề nghị tái giao dịch với chính quyền quân sự Myanmar. Ông
Kritenbrink cho biết“Chúng tôi mong đợi các bạn bè và đối tác của chúng tôi
trong ASEAN… tiếp tục hạ giảm sự đại diện của Myanmar tại cấp bộ trưởng ASEAN
và chúng tôi cũng mong tìm cách gia tăng áp lực lên chế độ để buộc chế độ này
chấm dứt bạo lực và quay trở lại con đường dân chủ,” Ông cũng cho rằng: “Hoa
Kỳ sẽ làm việc với các thành viên ASEAN tại Jakarta để đẩy lùi những gì ông nói
là ‘xu hướng ngày càng tăng của các hành động không hữu dụng, cưỡng ép, và vô
trách nhiệm của Trung Quốc.”
No comments:
Post a Comment